Tin đồn thất thiệt về “thảm họa động đất”
Sáng nay (27/10), Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Trong suốt những ngày qua người dân vùng động đất Sông Tranh 2 rộ lên tin đồn “ thảm họa động đất và ngày tận thế” đã khiến người dân nơi đây hoang mang lo lắng…
Trước những tin đồn đó, nhiều gia đình bi quan lơ là làm ăn. Một số thu dọn đồ đạc và bán nhà cửa bỏ đi để tránh thảm họa động đất như tin đồn.
Nhiều người dân cho biết các nhà khoa học nói trên ti vi cho rằng động đất tại Sông Tranh 2 là động đất kích thích và sẽ giảm dần. Tuy nhiên, động đất không giảm dần và ngày càng tăng với cường độ lớn. Và sau đó là hàng loạt tin đồn “thảm họa động đất xảy ra” nên họ lo lắng.
Người dân lo sợ động đất bỏ vào rừng dựng nhà sinh sống
Thống kê đến thời điểm này, sau hàng loạt trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn huyện đã có hơn 1.000 nhà dân bị hư hỏng, nứt tường vẫn chưa được khắc phục.
Trong khi đó các trạm quan trắc động đất được lắp đặt tại thủy điện Sông Tranh 2 lại ghi nhận các trận động đất quá chậm. Thậm chí nhiều máy quan trắc không ghi được động đất diễn ra cũng khiến người dân thêm bất an.
Trước đó, theo lời hứa của Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là sẽ cử tổ công tác đặc biệt vào Sông Tranh 2 túc trực để theo dõi động đất. Nhưng đến thời điểm này người dân vẫn không thấy ai vào.
Đã vậy, gần đây mưa lớn và động đất dồn dập với cường độ mạnh hơn đã khiến những tin đồn thất thiệt làm người dân càng hoang mang hơn.
Tường nhà dân bị nứt sau trận động đất mạnh 4,6 độ richter
Ngay sau nhận được thông tin này, chính quyền địa phương huyện Bắc Trà My đã khẳng định đây là thông tin bịa đặt của kẻ xấu tung tin.
Video đang HOT
Người phát ngôn của UBND huyện Bắc Trà My, ông Lê Văn Tuấn, Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết, một số kẻ xấu đã lợi dụng việc thiếu thông tin của người dân đã tung những tin đồn thất thiệt này nhằm làm phức tạp thêm tình hình địa phương.
UBND huyện đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra những kẻ gây tin đồn thất thiệt này để xử lý theo qui định của pháp luật. Đồng thời huy động các tổ chức đoàn thể tại địa phương vào cuộc vận động, trấn an người dân – ông Tuấn nói.
Điều đáng lo lắng nhất hiện nay đối với ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My là mưa lũ sẽ chia cắt nhiều xã trong vùng động đất.
“Nếu cùng với mưa lũ và động đất xảy ra chúng tôi không biết phải đối phó bằng cách nào” ông Phong trăn trở.
Quảng Ngãi: Người dân chạy động đất đã về lại nơi ở cũ
Sau khi được chính quyền địa phương động viên, giải thích, chiều 26/10, người dân ở xóm Tà Ba, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà đã bắt đầu dọn về làng cũ sau hơn 3 ngày rời làng vì sợ động đất.
Ông Dương Viết Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, trước thông tin nứt núi khiến bà con hoang mang, huyện Sơn Hà đã chỉ đạo một đoàn công tác gồm các thành viên của Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và Phòng Tài nguyên môi trường của huyện đi kiểm tra tình trạng như người dân phản ánh.
Qua kiểm tra thực tế,vết nứt xảy ra cách đây 3 năm, đất đai đã bồi lấp. Huyện cũng đã vận động, giải thích cho bà con hiểu rằng tình trạng rung chuyển là do dư chấn động đất không ảnh hưởng gì. Sau khi vận động, giải thích, người dân đã thu dọn lều trại về quê cũ.
Theo 24h
Nỗi lòng người dân vùng động đất
"Cứ xả hết nước trong hồ, có động đất hay không là biết ngay" - Bí thư xã Trà Đốc, ông Hồ Cao Quý, trao đổi với PV Dân trí trước buổi họp báo về công tác xử lý thấm và kết quả khảo sát động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 ngày 28/9.
Ông Quý chia sẻ, bản thân ông cũng như người dân ở đây không có chuyên môn về động đất hay thủy điện, nhưng những trận động đất liên miên trong thời gian vừa qua đã khiến người dân "rất không yên tâm".
Ông nói: "Theo tôi, cứ tháo hết nước trong hồ Sông Tranh 2 ra từ 6 tháng đến 1 năm mà không có động đất là biết ngay động đất kích thích hay là động đất gì. Nhưng khổ nỗi hồ thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy nên có muốn tháo hết nước ra cũng không được".
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bắc Trà My ngày 30/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định phải đặt tính mạng và tải sản của người dân lên trên hết
Trong buổi họp báo ngày 28/9, khi PV Dân trí mang băn khoăn này trình bày với các nhà chuyên môn thì được ông Nguyễn Tài Sơn (Tổng Giám đốc Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1, đơn vị tư vấn thiết kế thủy điện Sông Tranh 2) lý giải: Cửa xả đáy phải đặt ở dưới sâu, mà dưới sâu thì rất nguy hiểm cho đập vì áp lực nước lớn nên dễ bị phá hủy. Nếu đập có cửa xả đáy thì phải đặt trên mực nước chết, nếu đặt dưới thì bùn đất bồi lấp rất khó khăn trong việc đóng mở van xả. Hơn nữa, nếu có cửa xả đáy thì dung tích của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ còn lại 250 triệu m3 nước.
Những ngày sống trong vùng động đất, đến các thôn và tiếp xúc với người dân nơi đây mới cảm nhận hết những lo lắng, hoang mang của người dân về những trận động đất liên tiếp vừa qua. Đi đến đâu đồng bào dân tộc cũng chỉ một câu: "Sợ lắm rồi, sợ lắm rồi!".
Đồng bào dân tộc Bắc Trà My canh cánh nỗi lo về động đất
Dân sợ là phải. Mấy chục năm nay sinh sống nơi vùng rừng núi Bắc Trà My, họ có nghe thấy tiếng nổ ầm ầm rồi mặt đất rung chuyển bao giờ? Nay bỗng dưng chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp các trận động đất, rung chấn xảy ra khiến cuộc sống đảo lộn. Nỗi lo lắng của họ tăng lên gấp đôi khi bên cạnh những trận động đất là "túi nước" của công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 đang treo lửng lơ...
Trường mẫu giáo Hoa Phượng (thôn 1, xã Trà Đốc, Bắc Trà My) bị nứt toác vì động đất
Dù Chính phủ không cho thủy điện Sông Tranh 2 tích nước trong mùa mưa này, dù các nhà khoa học đã phát biểu đập thủy điện vẫn an toàn khi có động đất nhưng tâm lý người dân chưa chưa thoát khỏi ám ảnh. Họ nghĩ động đất đồng nghĩa với sập nhà, chết người, thậm chí lo xa về sự an toàn của đập thủy điện.
Lo lắng là thế, người dân càng băn khoăn khi ngay cả Chủ tịch xã Trà Bui (huyện Bắc Trà My) trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 30/9 cũng cho rằng một là không cho tích nước, hai là "hủy thủy điện".
Người dân Bắc Trà My đã quá mất niềm tin đối với "ông thủy điện". Ngay từ tháng 3/2012, người dân Bắc Trà My phát hiện nước từ thân đập khổng lồ của thủy điện Sông Tranh 2 tuôn xối xả, các công nhân lại dùng giẻ nhét các lỗ rò rỉ lại, sau đó thuyền thông vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Lúc đó, Trưởng BQL dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Tranh 2) - ông Trần Văn Hải - cho rằng lượng nước thấm qua thân đập chỉ ở mức 30 lít/s. Nhưng khi các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra thì phát hiện lượng nước thấm qua đập lên đến 75 lít/s.
Nhường đất cho thủy điện, các em học sinh phải học trong ngôi trường ọp ẹp
Trong khi sự cố thấm nước chưa được khắc phục xong thì những trận động đất lại xảy ra dồn dập ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Nhà cửa người dân bị rung lắc, nứt nẻ. Người dân càng thêm phần bất an.
Thủy điện Sông Tranh 2 ở mực nước chết là 140m. Khi mùa lũ về mực nước sẽ dâng lên cao trình 161m mới tràn qua cửa xả. Lúc đó, khối lượng nước trong hồ là 480 triệu mét khối.
Thời gian đầu khi động đất xảy ra, chính lãnh đạo Bắc Trà My cũng không tin đó là do tích nước của thủy điện mà cứ nghĩ là do hoạt động nổ mìn phá đá hay một nguyên nhân nào khác. Trong nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh và các nhà khoa học, ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - nói rằng huyện đã có công văn "mật" gửi cơ quan quân sự và công an huyện bí mật điều tra nhưng không phát hiện ra những tiếng nổ đó xuất phát từ đâu.
Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 cho rằng không có động đất kích thích khi tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2. Tổng Giám đốc công ty này là ông Nguyễn Tài Sơn tại cuộc họp báo ngày 28/9 tại UBND tỉnh Quảng Nam đã thừa nhận rằng lúc đó trình độ của mình còn yếu nên có "tham khảo" đánh giá tác động môi trường của nước ngoài để áp dụng vào! Người dân không biết tin vào đâu!
Những ngày ở Bắc Trà My, người dân phản ánh với phóng viên rằng đêm nào họ cũng nghe mặt đất rung chuyển từ nhẹ đến nặng khiến họ mất ngủ, hoang mang. Các em nhỏ thì cứ nghe tiếng nổ và thấy mặt đất chao đảo là khóc thét.
Ngày 30/9 vừa qua, khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Bắc Trà My để tiếp xúc cử tri, ông Huỳnh Tấn Sâm (nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My) cho biết ngay cả các nhà khoa học khi nói về sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2 cũng khác nhau khiến người dân không biết nên nghe ai. Hiện nay các nhà khoa học đã khẳng định động đất ở khu vực Sông Tranh 2 là động đất kích thích và Chính phủ cũng chỉ đạo không tích nước trong hồ vào mùa mưa này.
Vì lo sợ động đất nên những ngày qua, một số hộ dân đã vào rừng chặt mây tre, thậm chí phá rừng lấy gỗ làm nhà tạm bên cạnh nhà tái định cư, do sợ nhà xây bị sập. Một số gia đình còn tính chuyện chuyển nhà đến nơi khác an toàn hơn.
Mấy ngày nay, lãnh đạo huyện Bắc Trà My xuống từng hộ dân làm công tác yên dân
Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay niềm tin của người dân đã giảm. Song với lời khẳng định "tính mạng của người dân là trên hết" của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dân đã bớt hoang mang hơn. Họ mong rằng từ đây, "ông thủy điện" không chỉ ngồi bàn và "nhận trách nhiệm" mà hãy hành động vì tính mạng của nhân dân.
Theo Dantri
Trắng đêm chạy Những tiếng nổ kinh hoàng giữa đêm tối, nhà cửa rung bần bật, cả thị trấn bỗng nhốn nháo, hàng ngàn người dân đổ ra đường suốt đêm vì sợ động đất... Đó là cảnh tượng xảy ra tại thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đêm 3-9. Xây bờ kè đá sát vai trái bờ đập chắn của thủy...