Tin đồn hang chứa 3 tấn vàng ở Lạng Sơn: Bất ngờ từ hiện trường
Thông tin về sự việc một người được cho là nhà tâm linh ở Hà Nội tuyến bố tìm thấy cửa hang “Bò Hống” cất giấu 3 tấn vàng tại xã Mông Ân, huyện Bình Gia, Lạng Sơn từ năm 1305 khiến người dân hoang mang.
Chủ tịch xã Mông Ân cho biết thông tin hang “Bò Hống” có 3 tấn vàng chỉ là tin đồn, hiện trường chỉ toàn đất và đá.
Trưa ngày 16/7, trao đổi với PV, Chủ tịch UBND xã Mông Ân cho biết: “Thông tin tìm thấy 3 tấn vàng là thông tin trên mạng và không chính xác.
Người tung tin đó không phải là người ở địa phương, họ đến đào trộm rồi đăng lên mạng như vậy. Hiện người này đang bị tạm giữ nhưng không hợp tác với cán bộ. Người này khai nhận là nhà ngoại cảm, quê gốc ở Thái Bình và đang tạm trú ở Hà Nội”.
Theo Chủ tịch xã, sau khi nhận được thông tin về vụ việc trên, cán bộ xã đã đến hiện trường và phát hiện nhóm người đó đào bới một lớp mỏng. Tại đó lực lượng chức năng không phát hiện vàng mà chỉ toàn đất, đá.
ịa điểm cất giấu vàng được nêu trong tin đồn (Ảnh TP)
“Trước thông tin phát hiện 3 tấn vàng, người dân trong xã cũng không ai tin mà đến xem. Hiện trường toàn đất và đá nên lực lượng chức năng không ai phải đến canh hay bảo vệ hiện trường” -Chủ tịch xã nói.
Cùng ngày, Trưởng công an xã thông tin: “Đối tượng đăng tải thông tin lên mạng xã hội làm người dân hoang mang là Lương Chiến Khang (người Thái Bình).
Video đang HOT
Sau khi nhận được thông tin vụ việc, công an huyện và xã sẽ tiến hành công tác đình chỉ việc đào bới đó và trục xuất ông Khang khỏi địa phương.
Theo đó ông Khang có câu kết với người dân ở địa phương tiến hành đào bới khu vực hang “Bò Hống”. Qua xác minh, ông Khang không xuất trình được giấy tờ tùy thân và không có giấy được nhà nước cấp phép về việc đào bới”.
Theo Trưởng công an quan sát ở hiện trường, người đàn ông này mới đào sâu được khoảng 1m. Khu vực đào đã được bào mòn mấy trăm năm nên trông giống hình con Bò và được mọi người gọi là hang “Bò Hống”.
Tại hiện trường lực lượng chức năng cũng không phát hiện ra điều gì bất thường ngoài dấu vết để lại như khắc vào tường một số hình nhưng không ai hiểu được ý nghĩa.
Nhận định thông tin trên ảnh hưởng tới người dân như thế nào, Trưởng công an xã nói: “Sau khi biết được thông tin trên người dân bản địa ban đầu hơi hoang mang, nhưng qua tuyên truyền và tổ chức họp dân nên người dân không một ai đến xem. Chỉ có dân mạng và một số người dân khu vực lân cận họ đọc được thông tin trên mạng nên tò mò đến xem, tuy nhiên không thấy gì họ lại kéo nhau về”.
Đại diện công an xã khẳng định người dân trong xã Mông Ân không ai tin câu chuyện có 3 tấn vàng trong hang đá.
Trước đó trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Khánh, Bí thư huyện ủy Bình Gia cho biết, việc có 3 tấn vàng trong hang đá hay không là thông tin chưa được khẳng định.
“Mặc dù người được cho là nhà tâm linh này có phản ánh sự việc với chính quyền nhưng lại không hợp tác tích cực và có những phát tán hình ảnh lên mạng làm mất trật tự trị an”, ông Khánh nói.
Theo ông Khánh, việc khai thác tài nguyên dưới lòng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật với sự quản lý của nhà nước. Hiện nay, công an tỉnh Lạng Sơn cũng đã vào cuộc để điều tra, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Theo Thu Hà (Đất Việt)
Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa
Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.
Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định.
Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định.
Theo ông Trần Đình Can, Trưởng phòng quản lý di sản, Sở VHTT&DL Lạng Sơn cho biết: "Theo truyền thuyết, Lễ hội Phài Lừa được tổ chức với ý nghĩa đón thần Rắn trở về thăm bố mẹ và bà con dân bản, để luôn nhớ công ơn và thán phục sức mạnh phi thường cùng với ý chí, quyết tâm cao độ đã dũng mãnh tiêu diệt toàn bộ lũ Thuồng luồng độc ác. Đây là dịp để chào đón, để tưởng nhớ ngày rắn xuống sông đánh nhau với Thuồng luồng, diệt trừ các con vật gian ác chuyên hại người, giữ yên cuộc sống cho dân bản. Trước ngày đua thuyền, việc chọn và chuẩn bị thuyền là khâu quan trọng nhất, thường người chọn thuyền là những nghệ nhân nghề mộc trong vùng. Tiếp theo là việc tuyển chọn các tay đua là nam giới, không phân biệt tuổi tác, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm bơi thuyền và điều quan trọng nhất là người đó không làm những việc xấu, việc trái với thuần phong mỹ tục của dân bản".
Trước khi diễn ra cuộc thi, ban tổ chức cùng các thanh viên tiến hành các nghi lễ cúng để cầu may mắn và thuận lợi trong cuộc thi.
Lễ hội diễn ra với các nghi thức trang nghiêm, các trò chơi hấp dẫn thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Sau phần lễ là hội đua thuyền. Du khách và nhân dân kéo xuống tập trung hai bờ sông để chứng kiến cuộc đua tài và cổ vũ cho thuyền mà mình hâm mộ.
Thanh niên trai tráng gồng hết sức để đẩy nhanh con thuyền về đích. Mặt nước đang phẳng lặng được "đánh thức" thành những đợt sóng dồn dập.
Trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Minh Đạo, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh cho biết, năm nay là năm đầu tiên tỉnh tổ chức Lễ hội truyền thống Phài Lừa trên địa bàn TP.Lạng Sơn. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tuần Văn hóa - Thể thao và du lịch lần thứ II năm 2018. Hội Phài Lừa vừa vinh dự được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Ông hy vọng, những hoạt động sôi nổi, ý nghĩa này sẽ góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa, đồng thời phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Các thành viên trong các đội thi là thanh niên trai tráng khỏe mạnh và có hiểu biết về kỹ thuật đua thuyền.
Hội thi Phài Lừa thu hút đông đảo khách du lịch và nhân dân trên địa bàn tham gia cổ vũ dọc hai bên bờ sông Kỳ Cùng.
Theo Danviet
2 bố con bị sát hại dã man ở Lạng Sơn: Nỗi đau cạn nước mắt Đến chiều 7.3, nghi can sát hại dã man hai bố con người dân tộc Dao ở thôn Khe Sân, xã Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn xác định đã treo cổ tự tử. Án mạng đau lòng Khe Sân thuộc xã vùng ba khó khăn của huyện Đình Lập nằm phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Cả thôn có...