Tín đồ Hồi giáo khóc khi hành hương tới núi thiêng ở Saudi Arabia
Nhiều tín đồ Hồi giáo rơi nước mắt vì xúc động khi tới núi thiêng Arafat trong ngày thứ hai của “hajj”, lễ hành hương lớn nhất thế giới với gần 2 triệu người tham gia năm nay.
Hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo tập trung tại ngọn núi thiêng Arafat ở Saudi Arabia để cầu nguyện vào ngày 10/8, theo hãng tin AP. Đây là ngày cao điểm của hoạt động hành hương thường niên (hajj) tới thánh địa Mecca, một địa điểm linh thiêng với những người theo đạo Hồi.
Trong bóng tối khi mặt trời chưa lên, nước mắt lăn trên má một số người hành hương đang giơ tay cầu nguyện. Họ đứng trên sườn đồi nơi nhà tiên tri Muhammad thuyết giảng lần cuối khoảng 1.400 năm trước, kêu gọi hòa bình và đoàn kết giữa người Hồi giáo.
Hajj là lễ hành hương lớn nhất thế giới, và ngày thứ hai của hajj trên núi Arafat, hay còn được gọi là “núi nhân từ”, là ngày đáng nhớ nhất đối với nhiều tín đồ. Họ đứng ngay sát những người Hồi giáo khác từ khắp thế giới, tất cả được coi là bình đẳng trước thánh Allah, và cùng cầu nguyện phước lành, tài lộc, sức khỏe và sự tha thứ.
AP dẫn số liệu từ giới chức Saudi Arabia cho hay hơn 1,8 triệu người từ hơn 160 nước đã đến Mecca để hành hương năm nay, bên cạnh khoảng 200.000 người là công dân hoặc người cư trú tại Saudi Arabia.
Những người hành hương tranh thủ chợp mắt trên núi Arafat. Lịch Hồi giáo dựa theo chu kỳ mặt trăng nên thời điểm diễn ra hajj trong năm không cố định, và có những năm hajj rơi vào mùa hè với cái nóng trên 38 độ C.
Video đang HOT
Hai người hành hương ôm nhau chúc mừng vì đã đến được Mecca. Đây là một trong những điều bắt buộc thực hiện ít nhất một lần trong đời với tín đồ Hồi giáo, nếu họ có đủ sức khỏe và điều kiện tài chính để thực hiện chuyến đi gian khó này.
Nhiều tín đồ đã tiết kiệm tiền suốt nhiều năm cho chuyến hành hương kéo dài 5 ngày. Tới nơi, họ thăm những điểm thiêng liêng nhất và thực hiện các thánh lễ có truyền thống hàng nghìn năm.
Người hành hương cao tuổi nhất năm nay là cụ bà Noah Lanai 103 tuổi từ Thái Lan, theo truyền thông nhà nước Saudi Arabia. Cụ bà đi cùng con trai, và nói với báo chí địa phương rằng bà đã mơ ước được cầu nguyện ở Mecca từ lâu.
Các tín đồ cầu nguyện trước tường đá nơi họ tin rằng nhà tiên tri Muhammad đã thuyết giảng. Người Hồi giáo coi hajj là cơ hội xám hối và rửa sạch tội lỗi, cũng là dịp để cầu nguyện cho đoàn kết và hòa bình giữa các tín đồ. Trên thế giới, mâu thuẫn đẫm máu vẫn diễn ra ở các nước Hồi giáo như Syria, Yemen và Libya, và các cộng đồng Hồi giáo thiểu số trên khắp thế giới vẫn đang chịu nhiều đe dọa.
Ảnh: AP
Một người hành hương đang chụp selfie. “Tôi cầu chúc điều tốt đẹp nhất cho mọi người, và hy vọng Syria bình thường trở lại”, người hành hương khác, công dân Syria tên Ahmad Wahid, nói khi đang lên núi Arafat.
Theo news.zing.vn
Yemen: Lực lượng ly khai kiểm soát Aden, chiếm dinh tổng thống
Một quan chức thuộc lực lượng ly khai cho hay, lực lượng ly khai ở miền Nam Yemen đã chiếm được dinh tổng thống bị bỏ trống ở thành phố Aden mà không gặp phải bất kỳ sự khác cự nào.
Lực lượng ly khai ở Yemen do UAE. (Nguồn: Reuters)
Ngày 10/8, sau các cuộc giao tranh ác liệt trong những ngày vừa qua, lực lượng ly khai ở Yemen, vốn được sự hậu thuẫn của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã giành quyền kiểm soát phần lớn thành phố cảng Aden ở miền Nam nước này, trong đó có cả dinh tổng thống, từ các lực lượng trung thành với chính phủ được quốc tế công nhận.
Theo giới chức an ninh Yemen, số người thiệt mạng trong bốn ngày giao tranh vừa qua ở thành phố Aden đã lên tới hơn 70 người, trong đó có nhiều dân thường.
Các cuộc giao tranh đã nổ ra từ hôm 7/8 khi các lực lượng trung thành với cái gọi là Hội đồng Chuyển tiếp miền Nam (STC) tìm cách đột kích vào dinh tổng thống ở thành phố Aden.
Một quan chức thuộc lực lượng ly khai cho hay, lực lượng ly khai ở miền Nam Yemen đã chiếm được dinh tổng thống bị bỏ trống ở thành phố Aden của nước này. Thành phố miền Nam này chính là nơi chính phủ Yemen được quốc tế công nhận đặt trụ sở chính ở đây.
Theo quan chức trên, lực lượng này không gặp phải bất kỳ sự khác cự nào khi tiến vào dinh tổng thống. Trong khi đó, một nhân chứng cho biết lực lượng ly khai miền Nam đang có mặt ở trong dinh tổng thống Yemen.
Trước đó cùng ngày, lực lượng ly khai được UAE hậu thuẫn đã giành được quyền kiểm soát hai doanh trại quân đội từ các lực lượng trung thành với chính quyền được cộng đồng quốc tế ủng hộ ở thành phố cảng Aden.
Động thái này diễn ra sau lời kêu gọi của cựu Bộ trưởng Hani Bin Braik, người đang nắm giữ chức Phó Chủ tịch STC, nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Abed Rabbo Mansour Hadi.
Ông Braik đã cáo buộc ông Hadi và các lực lượng của nhà lãnh đạo này là thành viên hoặc trung thành với chi nhánh của tổ chức Anh Em Hồi giáo (MB) ở Yemen. MB vốn là một phong trào chính trị bị UAE và một số quốc gia Arab khác coi là một tổ chức khủng bố.
Trong khi đó, chính phủ được quốc tế công nhận ở Yemen, vốn được Saudi Arabia ủng hộ, đã cáo buộc lãnh đạo STC kích động nổi loạn, đồng thời cho rằng hành động này vô hình chung chỉ tiếp tay cho lực lượng phiến quân Houthi vốn đang kiểm soát thủ đô Sanaa.
Chính phủ Yemen đã kêu gọi Saudi Arabia và UAE gây sức ép với phe ly khai ở nước này nhằm buộc lực lượng này ngừng các cuộc tấn công các lực lượng ủng hộ chính phủ.
Trước đó, giới chức chính quyền Yemen cho rằng lực lượng ly khai miền Nam đang mưu toan lật đổ chính quyền của Tổng thống Abed Rabbo Mansour Hadi.
Cùng ngày, Ngoại trưởng UAE Abdullah bin Zayed đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt leo thang quân sự ở Aden.
UAE là một thành viên chủ chốt của liên quân các nước Arab tham chiến ở Yemen. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa UAE và ông Hadi đã trở nên căng thẳng trong bối cảnh có nhiều thông tin cho rằng UAE đã bảo trợ cho các chính trị gia ở miền Nam Yemen để vận động chiến dịch đòi ly khai. Động thái mà ông Hadi cho rằng UAE đã xâm phạm chủ quyền của Yemen.
Aden vốn được coi là thành trì của chính quyền của Tổng thống Hadi. Ông Hadi đang sống lưu vong ở Saudia Arabia kể từ khi lực lượng phiến quân Houthi nổi dậy đánh chiếm thủ đô Sanaa hồi năm 2014.
Liên quân các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào Yemen từ tháng 3/2015 để hỗ trợ Tổng thống Hadi, chống lại phiến quân Houthi. Lực lượng Houthi đang chiếm giữ nhiều khu vực ở miền Bắc nước này, bao gồm cả thủ đô Sanaa.
Theo giới quan sát khu vực, tình hình tại Yemen đặc biệt là ở Aden đang hết sức rối ren và diễn biến theo chiều hướng phức tạp, khó lường. Diễn biến vừa qua có thể đẩy quốc gia Trung Đông này vào tình thế "chia năm, xẻ bảy" với sự can dự của nhiều lực lượng cả trong và ngoài nước trong khi chính quyền của ông Hadi không đủ khả năng để kiểm soát tình hình. Cuộc khủng hoảng ở Yemen lại đứng trước nguy cơ tiếp tục kéo dài./.
Theo Trương Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam )
Tại sao Đức từ chối tham gia liên minh của Mỹ ở vịnh Ba Tư? Nhiều ý kiến cho rằng việc Đức từ chối tham gia liên minh tuần tra vịnh Ba Tư do Mỹ dẫn đầu chỉ chứng minh với Iran rằng phương Tây không thống nhất. Mỹ đang nỗ lực thành lập liên minh hàng hải tuần tra vịnh Ba Tư đối phó Iran đến từ việc thời gian qua xảy ra một loạt sự cố...