Tín đồ cuồng nhiệt của Mario
Mitsugu Kikai, chàng trai 25 tuổi người Nhật hiện đang sinh sống tại Tokyo đã nhận được danh hiệu “World’s Biggest Super Mario Fan” (người hâm mộ Mario cuồng nhiệt nhất thế giới), với bộ sưu tập khổng lồ về Mario.
Kikai được sinh ra cùng năm mà Nintendo phát hành trò chơi Super Mario đầu tiên của họ. Món đồ có in hình Mario đầu tiên là chiếc bát ngũ cốc mà bố mẹ anh mua cho. Vài năm sau Kikai bắt đầu thu thập mọi thứ liên quan đến Mario.
Mitsugu Kikai đã tích lũy được bộ sưu tập đáng nể với hơn 5,400 vật phẩm Super Mario. Và anh cũng chưa có ý định sẽ dừng lại khi trả lời phỏng vấn: “Tôi chưa bao giờ cố gắng để trở thành nhà sưu tập số một, nhưng với niềm đam mê Mario từ nhỏ, bộ sưu tập của tôi đã dần dần phát triển. Hiện tại, tôi tin rằng bạn không thể tìm thấy nơi nào trên thế giới có nhiều vật phẩm Mario như vậy”.
Theo diễn đàn Game8
"Xã bất hạnh" có 641 người khuyết tật
Nằm ven TP Phủ Lý (Hà Nam) có một xã có tới hơn 160 người khuyết tật và tâm thần hạng nặng nằm trong diện xét duyệt để hưởng chế độ trợ cấp. Nếu tính cả số người khuyết tật y tế ở xã này từ năm 1995 - 2010 thì có tới 641 người.
Video đang HOT
Quá nhiều mảnh đời bất hạnh!
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý chừng hơn 2km, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) được coi là một "xã bất hạnh" với hàng trăm mảnh đời khuyết tật. Chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây, số người mắc bệnh này mà đặc biệt là trẻ em sinh ra đã bị khuyết tật, dị tật liên tục tăng. Nhiều người tỏ ra lo lắng về một nguyên nhân sâu xa và không ít người có điều kiện đã tìm cách ly hương đến vùng đất mới sinh sống.
Khuyết tật dường như đã trở thành một từ quá quen thuộc với người dân xã Thanh Sơn. Số người khuyết tật ở Thanh Sơn năm sau tăng hơn năm trước và có mức lan tỏa và di căn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có những gia đình có tới 3-4 người bị khuyết tật, như gia đình gia đình ông bà Trương Văn Miều và Vũ Thị Muồng (đều đã qua đời) ở xóm 10, có 3 người con và một người cháu nội bị tàn tật.
Ông Lê Mạnh Cương, cán bộ y tế xã Thanh Sơn, cho biết: Tính từ năm 1995 - 2010, toàn xã có 641 người tàn tật y tế (trường hợp bị tàn tật đã được nằm trong danh sách theo dõi ở trạm y tế). Trong đó còn 192 trường hợp nằm trong diện đang phục hồi chức năng.
Nhiều người tuy phát triển về thế chất nhưng trí tuệ không được bình thường
Ở xóm 7 xã Thanh Sơn có tới 21 người khuyết tật nặng đang nằm trong diện xét duyệt, giải quyết chế độ trợ cấp xã hội. Phần đa những bệnh nhân bị mù, câm, điếc, bại não bẩm sinh, não úng thủy, dị dạng vùng đầu mặt, tâm thần phân liệt thể hoang tưởng...
Nhiều gia đình có hoàn cảnh rất đáng thương, như gia đình anh Nguyễn Văn Thắng và chị Phạm Thị Côi, xóm 10, sinh được 3 người con thì đều bị khuyết tật: câm điếc bẩm sinh và bại não. Trong đó nặng nhất là em Nguyễn Thị Thảo, thường xuyên lên cơn co giật, chạy nhảy lung tung.
Chị Côi nghẹn ngào: "Được ba người con thì khuyết tật cả ba, đã vậy anh Thắng cũng ốm đau hai năm nay rồi. Nhiều lúc tôi như muốn buông xuôi cho số phận, nhưng nghĩ lại thấy tội con của mình không ai chăm sóc".
3 người con đáng thương của chị Côi
Cùng hoàn cảnh với gia đình chị Côi là gia đình bà Trương Thị Nho, xóm 6, có 3 người con gái đều bị thần kinh, dị dạng, mắt kém. Sau khi đi khám chữa nhiều nơi thì phát hiện rằng các con của bà bị nhiễm chất độc da cam. Theo bà Nho kể, chồng bà đi bộ độ 20 năm, khi về hưu với hàm thiếu tá. Buồn vì con cái bệnh tật, ông đã mất năm 2000. Nhìn hoàn cảnh nhà bà Nho ai cũng rơi nước mắt.
Ông Phạm Văn Vinh, cán bộ phụ trách văn hóa xã hội, kiêm cán bộ lao động thương binh xã hội, xã Thanh Sơn cho biết: "Số người khuyết tật ở xã này quá nhiều, muốn nói chính xác về con số thống kê số người khuyết tật ở xã này thì phải giở tài liệu ra thôi, nhiều người quá nhớ không nổi".
Danh sách các đối tượng khuyết tật trong xã
Xã Thanh Sơn có hơn 3.000 hộ dân, với hơn 12 nghìn nhân khẩu. Tổng cộng số người khuyết tật hạng nặng là 161 người. Số người đã xét duyệt và hưởng trợ cấp theo NĐ-67 là 50 người, số người tàn tật đề nghị xét duyệt là 111 người. Được biết trong xã còn nhiều người tàn tật chưa được hưởng chế độ trợ cấp, bởi trước đây theo NĐ 67/2007/NĐ-CP thì những người được hưởng chế độ tàn tật phải nằm trong diện hộ nghèo. Mà những người tàn tật đó thì gia đình lại không phải là diện hộ nghèo nên chưa được hưởng chế độ. Bắt đầu từ năm 2010 có NĐ số 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng hơn đối với người tàn tật: những người tàn tật nhưng không có khả năng lao động thì vẫn được xét duyệt hưởng chế độ.
Ông Vinh cũng cho biết: "Mặc dù trong xã còn nhiều người khuyết tật chưa được hưởng chế độ nhưng hàng năm xã cũng đã chi ra những khoản hỗ trợ nhất định để ủng hộ, giúp đỡ các gia đình có người tàn tật. Tuy nhiên, vì xã Thanh Sơn là một xã đang nghèo nên nguồn kinh phí cũng có phần hạn hẹp".
Nguyên nhân vẫn là một dấu hỏi
Có nhiều nhận định về nguyên nhân của hiện tượng trên, có người cho rằng do nguồn nước và không khí ở đây ô nhiễm sinh ra bệnh tật. Cũng có ý kiến cho rằng do ông, cha đi bộ đội nhiều nên nhiễm chất độc màu da cam và di truyền sang con cái...
Ông Lê Mạnh Cương trình bày với PV
Đem câu hỏi này tới ông Lê Mạnh Cương, cán bộ Trung tâm y tế chuyên khoa Đông y phục hồi chức năng xã Thanh Sơn, người phụ trách theo dõi, điều trị, tư vấn cho những người khuyết tật trong xã, ông Cương nói: "Nguyên nhân ở đây rất khó kết luận, xét về lĩnh vực y tế thì nguyên nhân một phần nhỏ là do lúc mẹ mang thai mà bị ốm hoặc dùng nhiều kháng sinh thì con sinh ra dễ bị tàn tật. Nhưng đó là trước đây chứ càng về sau, đời sống con người càng cao thì việc chăm sóc bà mẹ lúc mang bầu sẽ tốt hơn".
Còn ông Nguyễn Hồng Hiền, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn nói: "Rất khó kết luận được nguyên nhân vì sao lại có nhiều người bị tàn tật như vậy. Vì có những trường hợp bố mẹ không đi bộ đội mà con sinh ra cũng bị dị tật. Nói về mức độ ô nhiễm thì chưa có cơ sở kết luận vì trong vùng này có nhiều xã khác sinh sống nhưng tại sao họ không bị".
Nhiều gia đình có 2 - 3 người con đều bị khuyết tật
Ông Hiền cho biết thêm: "Hiện tại chính quyền địa phương cũng rất lo lắng và quan tâm tới vấn đề trong xã có nhiều người khuyết tật. Xã đã chi ra nhiều khoản hỗ trợ, thăm hỏi, động viên họ hòa nhập với cộng đồng. Về lâu dài chính quyền địa phương đang cố gắng tìm những trường học, cơ sở dạy người khuyết tật để giúp đỡ họ, đặc biệt là các cháu đang ít tuổi và có khả năng để đi học trong những lớp này. Xã cũng rất mong được sự quan tâm hơn nữa từ những cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước tới những người khuyết tật để họ có một cuộc sống tốt hơn".
Rời xã Thanh Sơn khi buổi chiều đã hết, hình ảnh mặt trời từ từ đi khuất sau những rặng núi lại làm chúng tôi liên tưởng tới những người khuyết tật ở xã Thanh Sơn. Ngày mai mặt trời lại lên, nhưng những người tàn tật ở Thanh Sơn thì sao?
VGT(Theo Dân trí)
Kinh nghiệm tìm việc làm tại Anh cho du học sinh Một cựu du học sinh Thạc sỹ về Đầu tư tài chính tại Anh chia sẻ kinh nghiệm bươn chải con đường nghề nghiệp từ đầu bếp quán ăn ở Anh tới Ngân hàng HSBC Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại các nước trên thế giới ngày một đông đảo. Ngoài...