Tin dân, dựa vào dân để lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ, công tác lựa chọn nhân sự trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp phải thực hiện liên tục, xuyên suốt, có khảo sát thực tế và lắng nghe nhiều chiều.
Trong đó, vai trò giám sát của cán bộ, đảng viên nơi làm việc, nhân dân nơi cư trú, các tổ chức chính trị – xã hội cần được phát huy hơn nữa trong quá trình giới thiệu, bổ nhiệm để không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài.
Ngày 24/3/2020, Đảng bộ xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây là đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang chọn tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp cơ sở của tỉnh để tổ chức rút kinh nghiệm công tác tổ chức Đại hội cấp cơ sở trong toàn tỉnh. Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa – Xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, từ sau công cuộc đổi mới đến nay, Đảng đã 5 lần chỉnh đốn. Đặc biệt, kể từ sau Đại hội XII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng tiếp tục rà soát và chỉnh đốn một cách căn cơ hơn, với mong muốn làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Kết quả thời gian qua cho thấy, tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã bước đầu được đẩy lùi.
“Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, đã có gần 100 cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý kỷ luật, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị và nhiều Ủy viên Trung ương đương chức. Điều này cũng cho thấy, nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác xây dựng Đảng thời kỳ phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Túc phân tích.
Theo ông Nguyễn Túc, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa cái “tôi” và cái “ta”, giữa cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, một số cán bộ, lãnh đạo đã không giải quyết tốt mối quan hệ này. Nhiều người sau khi được bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, có quyền lực, thay vì phục vụ nhân dân, đất nước, bắt đầu vun vén cho bản thân, gia đình; dẫn tới hành vi tham nhũng, chạy chức chạy quyền, mua quan bán chức… buộc Đảng, Nhà nước phải xử lý kỷ luật.
Trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý: Kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn; đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa – Xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Túc cho rằng, để có thể phát hiện những người giàu nhanh, bất thường, nhiều nhà, nhiều đất, không thể chỉ dựa vào bộ máy Đảng, Nhà nước, mà quan trọng nhất là phải dựa vào dân. Do đó, phải công khai danh sách những cán bộ dự kiến đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII để dân biết và giám sát.
“Nhiều vụ án nhờ dân phát hiện, cơ quan nhà nước mới vào cuộc. Bác Hồ đã từng nói: Có khó khăn gì, cứ về hỏi dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng khẳng định: “Dân biết cả đấy”. Vì vậy, muốn biết quan chức có bao nhiêu nhà, đất, có giàu nhanh hay không, chỉ cần hỏi dân là biết”. Ông Nguyễn Túc nêu rõ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội sẽ giúp Đảng tiếp nhận và thẩm tra lại xem ý kiến của người dân có đúng hay không.
Đồng quan điểm, ông Dương Quang Phái, nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ sẽ là tiền đề quan trọng để có một đội ngũ cán bộ thật sự xứng đáng vào cấp ủy khóa tới. Đặc biệt, phải công khai, minh bạch trong công tác nhân sự để nhân dân lựa chọn. “Chúng ta đừng bí mật trong công tác nhân sự, cứ công khai cho dân lựa chọn. Phải có các tổ chức chính trị – xã hội và sự tham gia của nhân dân mới hy vọng có bộ máy tốt”, ông Dương Quang Phái nhấn mạnh.
Dẫn câu nói của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt chỉ rõ, phải có phương pháp để nhân dân nói chung, đặc biệt là những người hiểu biết về cán bộ góp ý, đánh giá, giới thiệu, làm rõ những cán bộ đó có vấn đề gì, tốt hay xấu? Như thế mới có điều kiện, thông tin để đi đến lựa chọn, kết luận. Đảng lãnh đạo nhưng không dựa vào dân để nắm thông tin thì chắc chắn Đảng sẽ khó có đội ngũ cán bộ chất lượng.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Thế Duyệt, những người ở cơ quan, đơn vị, địa phương đó sẽ nhìn vào những việc làm cụ thể của cán bộ, đảng viên để xem cán bộ đó có xứng đáng hay không? có trong sạch không? Những đồng chí đó chí công vô tư hay có ý đồ tham vọng quyền lực… Những vấn đề này phải thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá mới có thể loại bỏ cán bộ yếu kém, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh, việc nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật trong thời gian qua là bài học cho vấn đề lựa chọn, bổ nhiệm nhân sự. Việc lựa chọn nhân sự phải qua nhiều kênh khác nhau hơn nữa, không chỉ thông qua quy trình bổ nhiệm cán bộ do các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện, mà cần chú ý lắng nghe phản ánh từ cử tri, người dân nơi công tác, nơi cư trú, cũng như từ các tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để phát huy vai trò của người dân, thậm chí mở rộng, tạo điều kiện để nhân dân lựa chọn, giới thiệu nhân sự, đặc biệt là công khai, minh bạch danh sách nhân sự giới thiệu vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để dân biết và giám sát.
Kon Tum tập trung lãnh đạo tổ chức đại hội điểm đảng bộ cơ sở
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 30-5-2019, về "Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng", đến nay, Tỉnh ủy Kon Tum đã lãnh đạo hoàn thành đại hội điểm các đảng bộ, chi bộ cơ sở, tiếp tục chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội XIII của Đảng.
Đại hội Đảng bộ Phòng Tham mưu, Đảng bộ Quân sự tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: baokontum.com.vn
Đảng bộ tỉnh Kon Tum có 685 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) với gần 1.950 tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở. Đến nay, 100% số thôn, làng, tổ dân phố trong tỉnh đã có tổ chức đảng. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành kế hoạch số 100-KH/TU về "Chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025)".
Đến cuối tháng 3-2020, Tỉnh ủy lãnh đạo hoàn thành tổ chức đại hội điểm các TCCSĐ. Kết quả, có 5 đảng bộ thực hiện thành công bầu trực tiếp bí thư cấp ủy và 10 đảng bộ, chi bộ tổ chức đại hội điểm. Điểm nổi bật tại các đại hội là tất cả các đảng bộ, chi bộ cơ sở được chọn tiến hành đại hội điểm đều có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về nội dung, quy trình nhân sự và được tiến hành đúng thời gian, bảo đảm các nội dung, yêu cầu theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị.
Để đạt được kết quả trên, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có sự lãnh đạo, hướng dẫn kịp thời, sâu sát và cụ thể đối với các cấp ủy trực thuộc. Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, chủ đạo là Ban Tổ chức Tỉnh ủy kịp thời tham mưu, ban hành các kế hoạch, hướng dẫn và thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức đại hội của các đơn vị được chọn đại hội điểm, đặc biệt là chuẩn bị nội dung văn kiện và nhân sự. Qua đó, kịp thời hướng dẫn cách thức xây dựng chương trình chi tiết của đoàn chủ tịch, nhất là phần điều hành quy trình bầu cử, việc tham gia thảo luận nhằm tập hợp được trí tuệ của đảng viên đóng góp vào các văn kiện của đại hội.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy phân công cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo Ban và cán bộ các phòng chuyên môn theo dõi, chỉ đạo từng chi bộ, đảng bộ được chọn đại hội điểm, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh trong quá trình chuẩn bị đại hội. Phân công lãnh đạo Ban và trưởng, phó các phòng theo dõi quá trình diễn ra đại hội, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chất lượng đại hội tại địa bàn được phân công phụ trách. Văn phòng Tỉnh ủy kịp thời tổ chức hội nghị tập huấn cho văn phòng cấp ủy toàn tỉnh về công tác chuẩn bị, xây dựng nội dung, cách thức biên tập các văn kiện trình đại hội, ban hành hướng dẫn về công tác lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến tham gia văn kiện đại hội các cấp và văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập các tổ theo dõi công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Văn phòng Tỉnh ủy thường xuyên cập nhật, tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy tình hình chuẩn bị và tiến độ tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở, kịp thời tham mưu chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với những nơi tổ chức chưa tốt. Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội, thực hiện tốt công tác giải quyết các đơn, thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành các văn bản có hệ thống, hướng dẫn thực hiện tốt công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đều bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các TCCSĐ nghiêm túc triển khai thực hiện. Các địa phương, cơ quan, đơn vị thành lập các tổ chỉ đạo đại hội điểm các TCCSĐ do đồng chí thường trực cấp ủy làm tổ trưởng, trưởng hoặc phó ban tổ chức huyện ủy, ủy ban kiểm tra huyện ủy, ban tuyên giáo huyện ủy và văn phòng huyện ủy là thành viên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chuẩn bị và tổ chức đại hội cụ thể cho từng chi bộ, đảng bộ cơ sở. Nhiều nơi kết hợp việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển cán bộ từ huyện về các xã để chuẩn bị công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các TCCSĐ được chọn tổ chức đại hội điểm và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy đã xây dựng kế hoạch, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các chi bộ trực thuộc tổ chức đại hội, thành lập các tổ giúp việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc các nội dung để tiến hành đại hội, bảo đảm cho các báo cáo không tô hồng thành tích, mà phản ánh chân thực sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy thông qua đời sống thực tế của người dân.
Tiêu biểu có thể kể đến Đảng bộ xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai). Đảng bộ mới thành lập, nằm ở địa bàn vùng sâu, biên giới của tỉnh; trong nhiệm kỳ qua,với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của người dân, xã đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hình thành nên vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, sống thân thiện với môi trường. Hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ đã động viên được người dân đoàn kết, cùng chung sức, đồng lòng đưa một xã đặc biệt khó khăn thành xã mang diện mạo nông thôn mới, có trên 31% số đường thôn, điểm dân cư được bê tông hóa, trên 70% số đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, 98% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng tốt cho việc dạy và học, trạm y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đời sống người dân trên địa bàn xã được nâng lên một bước, không còn cảnh thiếu ăn khi tới mùa giáp hạt.
Vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Ia H'Drai_Nguồn: baokontum.com.vn
Một số kết quả nổi bật
Do làm tốt công tác chuẩn bị và triển khai đầy đủ các kế hoạch, sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát của Tỉnh ủy, huyện ủy và các đảng ủy trực thuộc, các TCCSĐ được chọn tổ chức đại hội điểm và thí điểm bầu trực tiếp bí thư đã tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy trình, quy định theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, đạt được một số kết quả, nổi bật như sau:
Thứ nhất, công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt và đồng bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách cơ sở đã chỉ đạo các ban tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy bám sát từng đơn vị cơ sở, cụ thể, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kịp thời giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn, bảo đảm công việc thông suốt, tạo sự đồng thuận cao trong các cấp ủy và đại hội.
Thứ hai, tất cả nội dung các văn kiện trình đại hội đều được các TCCSĐ chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, đánh giá rõ kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan, đúc rút bài học kinh nghiệm, đi sâu vào thực chất, bớt tính hình thức. Tiêu biểu như các đơn vị:Đảng bộ xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy; Đảng bộ xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum; Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Chi bộ Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh . Các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ mới được đưa ra thảo luận sôi nổi, trách nhiệm, xác định rõ các giải pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đơn vị, thể hiện tinh thần quyết tâm đưa nghị quyết của đại hội sớm đi vào cuộc sống.
Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy được thể hiện với tinh thần thẳng thắn và nghiêm túc, chỉ rõ trách nhiệm, nguyên nhân, rút ra bài học và đề ra hướng khắc phục cho nhiệm kỳ tới. Đặc biệt, đã gắn rõ trách nhiệm của cấp ủy trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy với thực hiện Nghị quyêt Trung ương 4, khóa XII "Vê tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương về " trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương" và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Thứ ba, công tác chuẩn bị nhân sự cho cấp ủy khóa mới được đặc biệt quan tâm, bảo đảm tiêu chuẩn, có năng lực thực tiễn, năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức và ý thức trách nhiệm, coi trọng chất lượng, bảo đảm có tỷ lệ cơ cấu là nữ, trẻ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định. Danh sách dự kiến giới thiệu để bầu cấp ủy, ban thường vụ gắn với nhân sự chủ chốt của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đều trong quy hoạch được cấp ủy phê duyệt. Dự kiến nhân sự bầu cấp ủy, ban thường vụ đều có số dư từ 10 đến 15%. Đã có 100% số TCCSĐ thực hiện bầu một lần đủ số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong đảng, trong nhân dân.
Thứ tư, các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động về đại hội. Nhiều cấp ủy phát động và tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội. Việc trang trí đại hội bảo đảm đúng theo các hướng dẫn, quy định. Trước, trong và xung quanh hội trường, cơ quan nơi diễn ra đại hội đều có khẩu hiệu chào mừng và tất cả các hộ dân đều treo cờ Tổ quốc, các trục đường chính hướng về đại hội được treo pa nô, khẩu hiệu, tạo không khí ngày hội của đảng bộ và nhân dân ở các xã, phường, thị trấn.
Điểm mới rất đáng chú ý, đó là có 5 đảng bộ được chọn thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy và đều trúng cử với số phiếu tín nhiệm cao, cho thấy công tác chuẩn bị nhân sự khá bài bản, chu đáo, được đại hội đồng thuận, tín nhiệm. Đơn cử như ở Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum có 72 đảng viên, một trong năm TCCSĐ được Tỉnh ủy chọn tổ chức đại hội điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy. Kết quả là đồng chí Bí thư Đảng ủy Công ty đã trúng cử với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum) lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025_Nguồn: baokontum.com.vn
Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản nêu trên, công tác tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở ở Kon Tum còn một số hạn chế cần được khắc phục:
Một là, công tác thẩm định, xét duyệt nội dung văn kiện trình đại hội có nơi thực hiện chưa chặt chẽ. Công tác thẩm định, kết luận về tiêu chuẩn chính trị, phê duyệt nhân sự cấp ủy phục vụ đại hội có cơ sở còn chậm, một số ít nhân sự bí thư cấp ủy ở vùng sâu, vùng xa chưa bảo đảm về trình độ chuyên môn. Có 4/10 tổ chức chưa có cán bộ nữ tham gia ban thường vụ, nhân sự tham gia cấp ủy cơ sở và giữ các chức danh chủ chốt cấp xã có trường hợp cơ cấu bầu vào cấp ủy chưa bảo đảm về trình độ học vấn.
Hai là, việc điều hành đại hội của đoàn chủ tịch và thực hiện nhiệm vụ của ban kiểm phiếu có nơi vẫn lúng túng hoặc còn chủ quan, chưa bám sát chương trình đã được đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu đại hội nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ, có nơi không có chương trình điều hành chi tiết, nên khi triển khai thực hiện còn lúng túng. Một số nơi ban kiểm phiếu chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định như hướng dẫn về cách thức bầu cử, về gạch phiếu, thứ tự bỏ phiếu.
Ba là, có một số ít cấp ủy báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết, báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành còn dàn trải, chưa trọng tâm, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Có nơi báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành còn trùng lắp với báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết. Một số ít đại hội việc trang trí chưa được đúng với các hướng dẫn chỉ đạo.
Tập trung chỉ đạo tổ chức đại hội diện rộng
Phát huy kết quả tổ chức đại hội điểm các TCCSĐ, nhằm bảo đảm công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội diện rộng và các cấp đạt kết quả tốt, hướng tới Đại hội XIII của Đảng, Tỉnh ủy Kon Tum tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 100-KH/ TU của Tỉnh ủy. Chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng cấp cơ sở và chuẩn bị thật tốt cho đại hội đảng bộ cấp huyện, thành phố, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Các đồng chí thường trực, ban thường vụ cấp ủy và cấp ủy viên phụ trách địa bàn bám sát cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra, giúp cấp ủy cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị các nội dung công tác chuẩn bị và phục vụ đại hội. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy tăng cường kiểm tra và thẩm định chặt chẽ các tài liệu, nội dung, chương trình đại hội. Những nơi nào chuẩn bị đạt yêu cầu, bảo đảm các nội dung thì mới cho tổ chức đại hội, nơi chưa đạt yêu cầu thì phải làm lại, đạt chất lượng thì mới cho tiến hành đại hội.
Thứ hai, việc xây dựng báo cáo chính trị phải bám sát nội dung, yêu cầu của Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên. Báo cáo phải đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2015 -2020, có số liệu so sánh với các chỉ tiêu đại hội đề ra. Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao để tổ chức thực hiện hiệu quả với tinh thần tôn trọng quy luật khách quan, coi trọng tổng kết thực tiễn và làm tốt công tác dự báo.
Thứ ba, việc chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng, các quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ. Đặc biệt, chú trọng thực hiện quy trình công tác nhân sự trước, trong đại hội, bảo đảm đúng quy trình, các bước theo Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 06-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Việc lựa chọn nhân sự phải chú trọng về tiêu chuẩn chính trị, trình độ, năng lực công tác, uy tín đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, coi trọng chất lượng, bảo đảm có tỷ lệ cơ cấu nữ, trẻ, người dân tộc thiểu số.
Thứ tư, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động thi đua, tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử của Đảng, của địa phương qua các kỳ đại hội, thành tựu nổi bật của đất nước và của tỉnh trong công cuộc đổi mới. Tuyên truyền cổ động trực quan, xây dựng cảnh quan môi trường, phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tọa đàm, thi tìm hiểu, biểu diễn nghệ thuật ca ngợi Đảng, Bác Hồ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Phú Tân bàn giao 10 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Long Hòa Sáng 9-5, Đảng ủy, UBND xã Long Hòa (Phú Tân, An Giang) bàn giao 10 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trương Thanh Nhàn trao quyết định bàn giao nhà cho hộ bà Trần Thị Mến, ấp Long Hòa 2 Đảng ủy, UBND xã Long Hòa trao quyết định cho...