Tin COVID-19 chiều 8-8: Ca mắc mới lại tăng lên 1.705 ca, ca nặng tăng mạnh
Bản tin chiều 8-8 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới sau 1 ngày có xu hướng giảm lại tăng mạnh lên 1.705 ca. Đáng chú ý số ca chuyển nặng tăng cao.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.349.223 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.439 ca nhiễm).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.223 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.982.345 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 78 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 67 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca; ECMO: 0 ca
Từ 17h30 ngày 7-8 đến 17h30 ngày 8-8 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.094 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 7-8 có 183.713 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 248.793.043 liều.
Hàn Quốc dự báo đỉnh đợt bùng dịch này; Hong Kong rút ngắn thời gian cách ly
Ngày 8-8, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly COVID-19 tại khách sạn đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 3 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, phát biểu họp báo, Trưởng đặc khu Lý Gia Siêu (John Lee) cho biết quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 12-8. Sau khi hoàn thành cách ly 3 ngày tại khách sạn, du khách đến Hong Kong sẽ phải tự theo dõi sức khỏe trong 4 ngày tiếp theo.
Quy định cách ly nói trên sẽ được phối hợp thực thi với ứng dụng “Leave Home Safe” (Đi lại an toàn) với mã màu đỏ. Sau khi du khách hoàn thành cách ly tại khách sạn, ứng dụng sẽ chuyển sang mã màu vàng.
Nhà chức trách Hong Kong cũng sẽ đơn giản hóa quy trình lên máy bay và kiểm dịch khi đến Hong Kong. Du khách đến Hong Kong chỉ cần hoàn thành khai báo sức khỏe điện tử trước khi lên máy bay, đáp ứng các yêu cầu tiêm chủng và đã đặt phòng tại các khách sạn được chỉ định cách ly.
Cùng ngày 8-8, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận ở Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 100.000 ca lần đầu tiên trong một tuần qua. Tuy nhiên, số bệnh nhân chuyển nặng vẫn ở mức cao nhất trong 2 tháng trong bối cảnh dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron lây lan.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), trong 24 giờ qua, nước này có thêm 55.292 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 482 ca nhập cảnh, đưa tổng số ca mắc lên 20.544.420 ca.
Sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 kéo theo sự gia tăng số bệnh nhân nặng. KDCA ngày 8-8 cho biết có 324 trường hợp nguy kịch, tăng 27 trường hợp so với một ngày trước đó. KDCA cũng thông báo thêm 29 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong do dịch bệnh này tại Hàn Quốc lên 25.292 ca. Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở Hàn Quốc hiện là 0,12%.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc dự báo đợt bùng dịch COVID-19 lần này có thể đạt đỉnh sớm nhất trong tuần này, hoặc trong tháng này. KDCA khuyến nghị những người lớn tuổi cần nhanh chóng tiêm vắc xin mũi 4 để phòng bệnh trở nặng.
Tái nhiễm thì hậu Covid-19 có nặng hơn?
Bộ Y tế đánh giá, đến nay dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước.
Số mắc tăng cao chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng số ca nặng hơn.
Trong báo cáo về công tác chống dịch tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3.
Có trường hợp chỉ 3 - 4 tuần sau khi khỏi đã tái nhiễm
Báo cáo cũng cho hay Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch Covid-19, cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2, xây dựng tiêu chí để tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định xem xét bệnh Covid-19 là "bệnh lưu hành" trong thời điểm thích hợp.
Lý giải cụ thể hơn về lý do "sau khỏi bệnh vẫn tái nhiễm, thậm chí có trường hợp chỉ 3 - 4 tuần sau khi khỏi đã tái nhiễm", PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng những người này không có kháng thể, không có miễn dịch trong lần mắc trước đó; hoặc có thể do kết quả xét nghiệm âm tính, dù họ chưa khỏi bệnh.
Một chuyên gia về dịch tễ cũng lưu ý, không như một số bệnh truyền nhiễm nhóm B thông thường, mắc 1 lần có miễn dịch bệnh vững (như sởi, quai bị...), miễn dịch ở người mắc Covid-19 giảm dần, do đó dù mắc rồi nhưng vẫn có thể tái nhiễm. "Đặc biệt, nguy cơ này càng cao khi SARS-CoV-2 có thêm các biến thể mới", chuyên gia này giải thích.
Về mức độ nặng với các ca tái nhiễm, một lãnh đạo của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho hay hiện chưa có khẳng định tái nhiễm nặng hơn hay nhẹ hơn, vì phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên, để ngăn ngừa nhiễm, tái nhiễm, mỗi người luôn cần có ý thức phòng bệnh, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 và luôn cần theo dõi sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng tốt để cơ thể khỏe mạnh.
Mắc Covid-19 lần 2, lần 3 thì hậu Covid-19 như thế nào?
Về câu hỏi hậu Covid-19 lần 2, 3 có nặng hơn lần 1? Theo TS-BS Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng chưa thể biết được vì mọi điều là mới, phải có thêm dữ liệu mới có thể phân tích và đánh giá. Có những trường hợp hậu Covid-19 kéo dài, tuần lễ 1 - 2 bệnh nhân không viêm phổi, không thở máy, ECMO, nhưng 14 ngày sau xuất hiện biến chứng rối loạn đông máu, tắc mạch máu...
BS Nguyễn Thế Hân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, chuyên gia khám hậu Covid-19, BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thêm, với người mắc Covid-19 lần 2, lần 3 và hậu Covid-19 nặng hơn hay nhẹ hơn là không quan trọng. Bởi hậu Covid-19 của chủng Omicron là nhẹ, ít xâm lấn phổi hơn so với Delta. Nhưng chủng Omicron tác động làm viêm xoang nhiều và nhiều trường hợp đông máu.
Những điều cần biết về tái nhiễm Covid-19
Về thắc mắc lần 1 mắc Covid-19 đã uống thuốc kháng vi rút Molnupiravir thì mắc lần 2 có uống tiếp được không? Theo BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nếu nói mắc lần 2 có triệu chứng và có chỉ định thì cần thiết vẫn được uống Molnupiravir.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi từ tháng 4
Ngày 27.3, Bộ Y tế cho biết chính phủ Úc đã chính thức cam kết viện trợ cho VN khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5 - 11 tuổi. Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Úc để đưa vắc xin về VN trong tuần này. Vắc xin về VN và được kiểm định chất lượng an toàn sẽ được chuyển tới các địa phương để tổ chức tiêm chủng từ đầu tháng 4 tới. Bộ Y tế và Chương trình TCMR cũng đang tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, COVAX Facility và chính phủ các nước để sớm có cam kết tài trợ thêm khoảng 8 - 10 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm 2 liều cho em từ 5 - 11 tuổi của VN. Mục tiêu đặt ra là có đủ vắc xin để tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi trước tháng 9 năm nay.
Ngày Tết đầu tiên năm Nhâm Dần: Thêm 11.023 ca COVID-19; gần 40.000 F0 khỏi bệnh Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/2- tức mùng 1 Tết Nhâm Dần của Bộ Y tế cho biết, có 11.023 ca mắc COVID-19, giảm gần 1.700 ca so với hôm qua; Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất, thứ 2 là Đà Nẵng; Trong ngày có gần 40.000 F0 khỏi bệnh Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày...