Tin COVID-19 chiều 7-8: Thêm 1.381 ca mới, gần 8.600 bệnh nhân khỏi
Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 1.381 ca COVID-19 mới, giảm hơn 200 ca so với ngày trước đó. Trong ngày, có gần 8.600 bệnh nhân khỏi, tiếp tục không có F0 tử vong.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh ( quận 1, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHAN
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.347.518 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.424 ca nhiễm).
Trong ngày, có 8.589 b ệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.973.122 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 43 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 38 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 6-8 đến 17h30 ngày 7-8 không ghi nhận ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.094 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Về tiêm chủng, trong ngày 7-8 có 355.556 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 248.609.330 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 214.878.513 liều: Mũi 1 là 71.309.844 liều; Mũi 2 là 68.878.213 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.513.668 liều; Mũi bổ sung là 13.944.252 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 48.638.368 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 10.594.168 liều.
Video đang HOT
Số liều tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi là 21.041.111 liều: Mũi 1 là 9.056.591 liều; Mũi 2 là 8.712.060 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 3.272.460 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 – 11 tuổi là 12.689.706 liều: Mũi 1 là 8.172.468 liều; Mũi 2 là 4.517.238 liều.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Trên thế giới, đến nay đã ghi nhận 589.142.371 ca nhiễm, trong đó 560.231.872 ca khỏi bệnh; 6.436.019 ca tử vong và 22.474.480 ca đang điều trị (43.806 ca diễn biến nặng).
Trong ngày, số ca nhiễm của thế giới tăng 1.179.284 ca, tử vong tăng 1.583 ca.
Cụ thể, châu Âu tăng 107.923 ca; Bắc Mỹ tăng 51.739 ca; Nam Mỹ tăng 30.317 ca; châu Á tăng 961.721 ca; châu Phi tăng 1.264 ca; châu Đại Dương tăng 26.320 ca.
Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.511 ca, trong đó Indonesia tăng 5.455 ca, Malaysia tăng 4.684 ca, Thái Lan tăng 2.250 ca, Philippines tăng 4.326 ca, Singapore tăng 5.633 ca, Myanmar tăng 20 ca, Lào tăng 99 ca, Campuchia tăng 44 ca, Timor Leste tăng 0 ca.
Cách kiểm soát khó thở hậu COVID-19
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau mắc COVID-19 ở người lớn do Bộ Y tế ban hành, hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Khoảng 10-35% bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có triệu chứng sau mắc COVID-19 cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì COVID-19, tỉ lệ này có thể lên đến 80%.
Khó thở là triệu chứng hay gặp ở người vừa khỏi bệnh COVID-19. Nguyên nhân gây khó thở có thể do phổi, tim mạch hay yếu cơ.
Khi khó thở, hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức và lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp: Hít vào trước khi hoạt động gắng sức. Thở ra trong khi hoạt động gắng sức.
Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như: Nằm sấp hoặc nằm nghiêng đầu cao hoặc ngồi cúi đầu ra phía trước…
Người bị khó thở cần tiết kiệm năng lượng và kiểm soát mệt mỏi, tránh bị quá tải. Khi mức năng lượng và các triệu chứng được cải thiện, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian.
Khi khó thở, ăn uống trở nên rất khó khăn, do đó hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Ngồi thẳng lưng khi ăn. Ăn uống chậm rãi và hít thở đều. Nên ăn lúc ít khó thở.
Ăn lượng ít nhưng giàu năng lượng, nhiều protein, ăn thường xuyên trong ngày.
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như súp, thịt hầm.
Tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh.
TP.HCM: 495.000 người tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19
Chỉ tính người từ 50 tuổi trở lên, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM dự kiến có gần 1,9 triệu người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4, nhưng tính đến hết ngày 1-7, TP mới có khoảng 495.000 người tiêm mũi 4.
Học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 1-7, toàn thành phố đã tiêm được 6.297 mũi tiêm, bao gồm 3.404 mũi 1, 1.057 mũi 2, 946 mũi nhắc lần 1 (mũi 3), 890 mũi nhắc lần 2 (mũi 4).
Những mũi tiêm này đã được tiêm tại 37 điểm tiêm chủng, 310 bàn tiêm tại 10 quận, huyện (trừ quận Bình Thạnh, huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, quận Phú Nhuận, quận 1, quận 12, quận 3, quận 4, quận 6, quận 8, Tân Bình, Tân Phú).
Trong ngày có 8 trường hợp hoãn tiêm và không có trường hợp nào chuyển bệnh viện tiêm. Như vậy, tính đến hết ngày 1-7, tổng số mũi vắc xin đã tiêm là 21.605.636 mũi (bao gồm 8.489.648 mũi 1, 7.546.595 mũi 2, 685.112 mũi bổ sung, 4.389.384 mũi nhắc lần 1 và 494.897 mũi nhắc lần 2).
Trong đó, đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm được 19.615.636 mũi bao gồm 7.399.739 mũi 1; 6.697.333 mũi 2; 685.112 mũi bổ sung; 4.338.268 mũi nhắc lần 1; 494.897 mũi nhắc lần 2.
Đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đã tiêm được 1.499.954 mũi (bao gồm 743.186 mũi 1, 705.652 mũi 2, 51.116 mũi nhắc lần 1). Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm được 490.333 mũi (bao gồm 346.723 mũi 1 và 143.610 mũi 2).
Dự kiến ngày trong ngày 2-7, thành phố tổ chức 5 điểm tiêm chủng tại quận 6 với khoảng 770 người.
Mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo TP.HCM tiếp tục củng cố toàn bộ hệ thống giám sát dịch vì không ai nói trước được các biến chủng mới của COVID-19 sẽ diễn biến như thế nào.
Theo Phó thủ tướng, Bộ Y tế và TP.HCM cần tăng cường, vận động nhân dân tiêm chủng vắc xin COVID-19. Ông Đam cũng cho rằng các chuyên gia phải giải thích những băn khoăn cho người dân như một người mắc bệnh thì nhẹ nhưng nhiều người cùng mắc bệnh sẽ có những ca nặng, ca tử vong... Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền cho người dân hiểu "tiêm vắc xin là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ với cộng đồng".
Trước đó, Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, trong đó có mũi 4.
Mũi 4 hiện tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
Loại vắc xin: vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Khoảng cách tiêm ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (liều nhắc lại lần 1). Với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 tiêm sau mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.
Trạm bơm oxy miễn phí ở trung tâm TP.HCM Trạm oxy di động thiết kế trong thùng container 20 feet vừa được một doanh nghiệp lắp đặt và bàn giao cho UBND quận 1 (TP.HCM) nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân mắc Covid-19. Sáng 28/9, UBND quận 1 tiếp nhận trạm sản xuất và bơm oxy di động do một doanh nghiệp chế tạo. Đây là trạm oxy hỗ trợ bệnh nhân...