Tin COVID-19 chiều 23-6: Ca mới giảm, 26 tỉnh thành không ghi nhận F0 mới
Trong 24 giờ qua, chỉ có 37 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới. So với hôm qua, tổng số ca mới giảm 148 trường hợp, trong khi số được công bố khỏi là 5.087. Hôm nay không có ca tử vong.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ phòng chống dịch trong giai đoạn COVID-19 còn phức tạp – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 22-6 đến 16h ngày 23-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 740 ca nhiễm mới, đều là ca trong nước (giảm 148 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 634 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (154), Bắc Ninh (54), Nghệ An (51), Yên Bái (40), Đà Nẵng (40), Phú Thọ (39), TP.HCM (38), Quảng Ninh (33), Lào Cai (26), Vĩnh Phúc (22), Hải Dương (20), Hà Nam (18), Thái Nguyên (16), Thái Bình (15), Bắc Kạn (15);
Hòa Bình (13), Điện Biên (13), Nam Định (13), Ninh Bình (12), Lai Châu (12), Sơn La (11), Hưng Yên (11), Tuyên Quang (11), Hà Giang (9), Quảng Bình (9), Cao Bằng (8 ), Quảng Ngãi (6), Hải Phòng (6), Thanh Hóa (5), Gia Lai (4), Lạng Sơn (4), Quảng Trị (3), Khánh Hòa (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1).
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-82), Đà Nẵng (-21), Bạc Liêu (-16).
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh ( 13), Lai Châu ( 11), Hải Dương ( 9).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 693 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.740.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.422 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 10.732.828 ca, trong đó có 9.625.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.530), TP.HCM (609.935), Nghệ An (485.458), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).
Trong ngày, có 5.087 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.627.924 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 32 ca.
Từ 17h30 ngày 22-6 đến 17h30 ngày 23-6 không ghi nhận ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 22-6 có 1.011.752 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 227.753.376 liều.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Tổng cục Thống kê cho biết, các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát, khống chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đầu tư công.
Theo đó, tháng 8/2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 48% và tăng 28%). Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 41,6 nghìn tỷ đồng, bằng 49,6% kế hoạch năm và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 203,3 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% kế hoạch năm và giảm 1,6%.
Về địa phương, Hà Nội đạt 27.462 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; Tp. Hồ Chí Minh đạt 13.267 tỷ đồng, bằng 37,1% và giảm 27,4%; Quảng Ninh 11.695 tỷ đồng, bằng 66,1% và tăng 22,2% và Thanh Hóa 6.504 tỷ đồng, bằng 63,1% và tăng 2,3%...
Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ngân sách Nhà nước là do việc triển khai phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương còn thiếu thống nhất, có nơi ban hành quy định cứng nhắc làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng, chậm tiến độ triển khai dự án.
Một số bộ, cơ quan, địa phương, nhất là những nơi không thực hiện giãn cách xã hội thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ, công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân.
Bên cạnh đó, công tác thiết kế thi công, đấu thầu lựa chọn nhà thầu chậm, giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; quy trình, thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư công còn bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...
Riêng tại Tp.Hồ Chí Minh, do liên tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, ít dự án có đủ điều kiện "3 tại chỗ" được tiếp tục thi công, các dự án gặp nhiều khó khăn, hầu hết tạm ngưng hoặc thi công cầm chừng như dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7)... Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng, việc đấu thầu, chọn thầu chậm trễ, một số nhà sản xuất bê tông tạm ngưng hoạt động, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho các công trình.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 biến phức tạp làm suy giảm các động lực tăng trưởng từ các nguồn vốn khác, tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến động lực và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Nhằm nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.
Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công.
Người dân tại các vùng giãn cách của Hà Nội sẽ mua thực phẩm thế nào? Sở Công Thương Hà Nội vừa có thông tin về việc đảm bảo nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân phòng chống dịch COVID-19 cho 3 phân vùng sau ngày 6/9. Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân trong thời gian giãn cách. "Vùng đỏ" được shipper, đoàn thể đưa hàng tận nhà Theo bà...