Tin buồn: “Bản sao Hồ Ngọc Hà qua đời vì nhịn ăn sáng lâu ngày”
Từng gây sốt với những lần hóa thân giống Hồ Ngọc Hà nhưng mới đây thông tin Huỳnh Quang Diệu (1996) qua đời vì bệnh ung thư dạ dày làm cư dân mạng vô cùng đau xót.
Được chú ý từ clip hát nhép ca khúc “Tội lỗi” của Hồ Ngọc Hà, Huỳnh Quang Diệu nhận được nhiều lời tán thưởng vì màn hóa thân quá xuất sắc. Cũng từ đó, chàng trai sinh năm 1996 thường xuyên biến hóa với loạt hình ảnh giả gái và trang điểm đậm trên mạng xã hội. Khoác lên mình những bộ cánh điệu đà cùng mái tóc bồng bềnh, mới nhìn vào không ai nghĩ đó là một chàng trai thứ thiệt.
Được mến mộ bởi khả năng hóa trang tài tình, thông tin Huỳnh Quang Diệu qua đời vì bệnh ung thư dạ dày đã khiến cư dân mạng vô cùng bất ngờ. Rất nhiều bạn bè và fan hâm mộ đã gửi lời chia buồn và động viên đến gia đình trước sự ra đi đột ngột của chàng trai này.
Nhờ clip hát nhép ca khúc của Hà Hồ mà Huỳnh Quang Diệu đã được nhiều khán giả biết đến.
Cùng xem lại những bức ảnh hóa thân thành Hà Hồ của Quang Diệu trên trang cá nhân của mình.
Hình ảnh mới nhất trong Mv “Em muốn anh đưa em về” được Quang Diệu đăng tải.
Từ thần thái, trang phục thậm chí makeup đều được “em gái” Hà Hồ nghiên cứu và hóa thân lại một cách chuẩn nhất.
Huỳnh Quang Diệu từ trần vào lúc 6 giờ 15 ngày 21 tháng 9 năm 2018 sau đó sẽ được an táng tại nghĩa trang Đa Phước – Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh.
Đăng lên tường của Quang Diệu, nhiều bạn bè và fan hâm mộ vô cùng bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của chàng trai trẻ này.
Những bức ảnh đời thường của “ bản sao” Hồ Ngọc Hà.
Roen
Thường xuyên nhịn ăn sáng và thức khuya - thói quen phá hủy sức khỏe
Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, nhịn ăn sáng và thức khuya là 2 kẻ thù đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu một số tác hại khác của những thói quen này để ý thức hơn vấn đề bảo vệ sức khỏe khi chưa quá muộn.
Ảnh minh họa
1. Hại cho tim mạch
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA (Mỹ), nam giới bỏ bữa sáng sẽ tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng. Tiến sĩ Leah Cahill, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, tỷ lệ rủi ro không quá đáng ngại nhưng nếu ăn sáng đầy đủ thực sự có thể kiềm chế nguy cơ đau tim.
2. Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Trường đại học sức khỏe cộng đồng Harvard tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra mối tương quan giữa thói quen ăn uống và sức khỏe. Nghiên cứu kéo dài trong 6 năm với sự tham gia của 46.289 phụ nữ.
Kết quả của cuộc nghiên cứu rất đáng kinh ngạc: Những phụ nữ có thói quen nhịn ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ. Đáng lo ngại hơn, chị em trong độ tuổi làm việc nếu bỏ bữa sáng sẽ tăng 54% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
3. Nguy cơ tăng cân
Bạn đang thực hiện chế độ giảm cân và lựa chọn cách bỏ bữa sáng, hãy nghĩ lại trước khi quá muộn. Các nghiên cứu về tác động tiêu cực của việc nhịn ăn sáng cho biết: Trái ngược với nguyện vọng giảm cân, những người nhịn ăn sáng lại đang tiến gần đến nguy cơ tăng cân.
Nghe có vẻ khó tin nhưng hoàn toàn có căn cứ: Bỏ bữa sáng khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn chất béo và đồ ngọt. Thêm vào đó, khi cơn đói lên cao trào sẽ hạ gục mọi quyết tâm giảm cân, bạn sẽ có xu hướng ăn bù nhiều hơn lượng thức ăn đã nhịn buổi sáng.
4. Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng và năng lượng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Physiological Behavior vào năm 1999, nhịn bữa sáng có thể tác động tiêu cực đến năng lượng và tâm trạng. Nhóm nghiên cứu người Anh tiến hành nghiên cứu trên 144 người khỏe mạnh trải qua một đêm không nạp năng lượng. 144 người được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 được cung cấp bữa sáng đủ chất, nhóm 2 chỉ uống một ly cà phê và nhóm 3 không ăn sáng.
Các nhóm này được theo dõi trong vòng 2 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm không ăn sáng cảm thấy mệt mỏi và khả năng nhớ kém nhất. Hai nhóm 1 và 2 không có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, nhịn ăn sáng làm giảm năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của bạn.
5. Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bỏ bữa sáng khiến bạn cho phép thỏa sức ăn uống trong các bữa tiếp theo. Điều này "mở đường" cho sự gia tăng calo hấp thụ. Theo một đánh giá của trung tâm nghiên cứu ung thư tại Anh, những người tăng cân hoặc béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư.
6. Ảnh hưởng đến chức năng nhận thức
Một chế độ ăn uống khoa học với bữa sáng đầy đủ sẽ đảm bảo chức năng nhận thức luôn ổn định. Thử nghiệm trên 2 nhóm thiếu niên độ tuổi 12 - 15 tuổi cho thấy, một nhóm ăn sáng đầy đủ, nhóm còn lại phải nhịn bữa sáng.
Kết quả trong bài kiểm tra khả năng rất thú vị: Nhóm ăn sáng có thể quan sát với độ chính xác cao hơn nhóm nhịn ăn sáng. Như vậy, ăn sáng tăng cường chức năng nhận thức.
7. Nguyên nhân đau nửa đầu
Hạ đường huyết là một thuật ngữ y tế được sử dụng để biểu thị lượng đường trong máu đang ở mức thấp. Bỏ bữa làm giảm lượng đường hấp thụ và từ đó sản sinh hoóc-môn bù lại lượng đường glucose.
Đây là nguyên nhân tăng huyết áp, gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Nguy cơ này cao hơn ở những người bỏ bữa sáng - bữa đầu tiên trong ngày và có nhiệm vụ bổ sung năng lượng cho 12 giờ nhịn ăn. Vì vậy, muốn loại bỏ những cơn đau đầu khó chịu, hãy duy trì bữa sáng hàng ngày.
8. Rụng tóc
Những bữa ăn với một lượng nhỏ protein nguy hại có thể ảnh hưởng đến lượng chất sừng, ngăn cản quá trình mọc tóc và thậm chí là gây rụng tóc. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn sở hữu một mái tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.
9. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
Xe của bạn sẽ không thể chuyển bánh nếu không có nhiên liệu, tương tự, cơ thể cần bữa sáng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ăn sáng đều đặn giúp sự trao đổi chất diễn ra đều đặn và thuận lợi hơn.
10. Cảm giác nôn nao càng tồi tệ hơn
Một bữa sáng giàu chất sắt, folate, khoáng chất và các vitamin khác có thể xua tan cảm giác nôn nao sau đêm uống quá nhiều rượu. Ngược lại, bỏ bữa sáng khiến lượng đường giảm, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, và cảm giác khó chịu đêm hôm trước vẫn ám ảnh.
Bạn hãy nhớ ăn sáng đấy đủ nếu không muốn là nạn nhân của những hậu quả trên!
Thái Hà
Theo giaoducthoidai.vn
Những điều chưa từng được tiết lộ về chủ tịch nước Trần Đại Quang Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời vào hồi 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo TTXVN, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội). Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay Chủ...