Tin bạn, cô gái bị “đánh cắp” 20 mùa xuân
Sau gần 20 năm, chị Hoàng Thị Hà vẫn không thể quên được những khoảnh khắc kinh hoàng mình đã từng phải nếm trải.
Tin bạn, mất tuổi thanh xuân
Năm 2005, tuyệt vọng vì những lần đi tìm kiếm con gái không thành, lại nghe nghe đài báo nói bên Trung Quốc liên tục xảy ra bão lũ, lở đất… nghĩ con gái của mình đã chết bà Trần Thị Lệ Thu (SN 1948, trú tại thôn Thành Công, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã nuốt nước mắt lập bàn thờ người con gái vừa mới độ xuân sang.
Khi những giọt nước mắt của người mẹ ấy gần như đã cạn thì chị Hoàng Thị Hà (SN 1975) đã trở về…
Chị Hà tâm sự: “Tôi và Nguyễn Thị Trang là bạn thân với nhau từ thuở nhỏ. Khi đi học, chúng tôi có học cùng nhau từ lớp 1 cho tới tận lớp 9. Chính vì vậy, chưa một lần tôi nghi ngờ về bạn mình. Hơn nữa, mỗi lần Trang đến nhà tôi đều tâm sự về cuộc sống khổ cực của mình.
Trang là con riêng nên luôn chịu những ghẻ lạnh của mẹ kế, luôn bị người mẹ này đánh đập, chửi bới rất khổ cực. Nhiều hôm sang nhà tôi, Trang bảo không được ăn uống gì, những lúc ấy tôi đã phải mang từng bát cơm nguội cho Trang ăn, ai ngờ…”.
Khoảng 20h, tối ngày 22/1/1996 sau khi ăn cơm tối cùng gia đình Trang rủ chị Hà đi cùng mình. Trước đó, Trang có đi đâu đó 2 năm rồi quay về, Trang nói với chị Hà rằng có thể giới thiệu cho chị xin việc làm ở Lạng Sơn với nhiều công việc khác nhau như rửa bát, làm công nhân dày da, vải vóc… Tin lời bạn, chị Hà không hề suy nghĩ gì nên đã đi theo.
Vài ngày sau, khi mọi sự kiếm tìm trở nên vô vọng, bà Thu lại nghe được những thông tin không hay về bạn thân của con gái mình.
Thời điểm đó, xe không có, bà Thu đã phải đi bộ 8 lần về thành phố với quãng đường gần 100 km để cầu cứu công an tỉnh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cho biết không có nhân chứng sống nên không thể làm sáng tỏ được.
Chồng bà Thu suy nghĩ thương con gái cuối sức bền của người cựu chiến binh cũng không thể cầm cự nổi, ông đã lâm bệnh. Hai vợ chồng hằng đêm khóc thương con trong tuyệt vọng, đến năm 2011 chồng bà Thu đã qua đời…
Lá đơn tố cáo của chị Hà viết bên Trung Quốc năm 1997.
Nỗi đau còn lại…
Video đang HOT
Kể về quãng thời gian lưu lạc xứ người của mình, chị Hà tâm sự: “Sau khi về nhà Trang năm 1996, ngày hôm sau khi tờ mờ sáng tôi được Cường là anh trai của Trang chở tôi và Trang bằng xe đạp đi qua nhiều con đường vòng vèo. Đến một cánh đồng ngô thì Cường dẫn tôi đến một nhà người dân nào đó, còn Trang lấy xe đạp quay về.
Sau đó chúng tôi bắt xe ôm rồi đi tiếp. Vì chưa ra ngoài bao giờ nên tôi cũng không rõ là mình được đưa đi đâu. Đi xe ôm được một thời gian thì chúng tôi tiếp tục bắt xe ô tô đi tiếp. Tôi không biết đó là Vĩnh Yên hay là Hà Nội. Chỉ biết lúc đó Cường bảo tôi là đã đi tới Vĩnh Yên rồi…”.
“Khi tới Hà Nội, tôi gặp lại Trang và một người đàn ông tên Trường là người quê ở Hải Phòng chờ sẵn. Lúc này trời đã tối, Cường bắt xe quay trở về, tôi cùng Trang và Trường vào một quán cơm để nghỉ ăn tối.
Ở đây Trường bảo với tôi: “Trang nói với em thế nào thì anh không biết, nhưng đến đây thì anh nói gì thì phải nghe đấy, ở đây là quyền của anh rồi, Trang với anh đi đâu thì em phải theo đấy”.
Quả thực Trang và Trường nói với nhau toàn bằng tiếng Trung Quốc nên tôi không thể hiểu được. Khi đó, Trang cũng dặn tôi chỉ được nghe thôi, phải làm theo lời Trường không được cãi”, chị Hà tiếp tục câu chuyện.
Quãng đường còn lại chị Hà cũng không biết mình được đi qua những đâu, chỉ biết đó là những con đường đồi dốc nhiều cỏ dại, lau sậy bủa vây. Đến một địa điểm mà chị Hà cho là cửa khẩu, bởi ở đó toàn là những chữ viết của người Tàu. Chị Hà được hướng dẫn đợi ở một nhà người quen của Trang và Trường còn hai người đi đâu không rõ.
Sau đó chị Hà được một phụ nữ khác dẫn đi qua những đoạn đường đèo dốc sang phía bên kia của cửa khẩu. Tại đó, chị Hà một lần nữa gặp lại Trang và Trường.
Tại đây, Trường tiếp tục nhắc lại: “Sang bên này anh nói gì là phải nghe đấy. Anh cho em đi lấy chồng…”. Chết đứng người, nhưng không thể làm cách nào khác. Chị Hà bị bán cho một người đàn ông đã cao tuổi ở Trung Quốc lấy về làm vợ.
Một thời gian sau, khi đã bị bán, chị Hà được một số chị em người Việt ở bên đó cho biết thấy Trang sang lần nữa và mang theo hai người phụ nữ Việt Nam. May mắn chị Hà được mọi người giúp đỡ, vận động và được chồng người Tàu đưa đến gặp Trang.
Lúc đó Trang nói với chị Hà: “Thôi mày mới sang đây, mà là vợ người ta rồi, chưa có con thì người ta không cho về đâu. Mày cứ ở đây, sinh con đẻ cái cho người ta rồi năm sau tao sang đón mày về”.
Tuyệt vọng, nhưng không còn lựa chọn nào khác nên chị Hà đành cắn răng chịu đựng. Gần nửa năm sau, chị Hà có thai nhưng không may mắn nên không giữ được. Lúc này sau khi bị mổ chị Hà biết tin mình không còn có khả năng sinh con nữa.
Cũng thời điểm này, chị Hà nghe tin Trường xuất hiện ở đây với mục đích bán một người phụ nữ nữa. Người chồng của chị Hà lúc này cũng thương tình nên đưa chị Hà đến gặp Trường và Trang để hắn đưa chị về Việt Nam.
Nhưng nỗi đau tiếp tục ập tới với người phụ nữ bất hạnh, lạc lõng nơi xứ người. Chị Hà nghẹn ngào kể: “Khi đó tôi được đưa tới cửa khẩu Bằng Tường, tôi chỉ có khoảng 800 nghìn tính theo tiền Việt Nam mang theo người thôi. Đến quán ăn mà Trường hẹn tôi ở đó, hắn bảo tôi là đưa tiền anh giữ cho không đi qua cửa khẩu về Việt Nam là bị người ta trấn hết đấy.
Tin lời nên tôi đưa hết tiền cho hắn, lúc đó tôi cũng chỉ hy vọng là về được Việt Nam. Nhưng khi đưa hết tiền cho Trường hắn đi đâu mất không rõ. Một lúc sau có một người phụ nữ khác xuất hiện bảo “mày phải đi lấy chồng lần nữa đi”…”.
Lần này chị Hà bị bán cho một nhà thổ nơi xứ người. Ngày đêm bị hành hạ, phục vụ khách làng chơi tới kiệt sức. Chị Hà đã có ý định bỏ trốn, nghĩ là làm, trong một lần chủ nhà thổ lơ là chị đã chạy thục mạng ra đường lớn bắt xe. Nhưng không may đã bị bọn bảo kê đuổi theo chặn xe khách và bắt về. Sau lần đó chị bị một trận đòn nhừ tử.
Một lần nữa may mắn lại mỉm cười với chị khi ông chủ của nhà chứa này hứa với chị bao giờ làm đủ tiền vốn ông ta mua chị về thì sẽ thả cho chị về nước. Vài năm sau đó chị Hà cũng được ông chủ giữ lời hứa và thả cho về. Nhưng lúc này trong túi không còn một xu, chị Hà đành phải tự mình tìm đủ công việc làm thuê, làm mướn để kiếm sống.
Chị Hà nói: “Lúc đó vì quá khó khăn nên tôi đã phải tự mình tìm và lấy một người chồng khác ở bên đó để nương tựa và tìm cách viết thư về nhà. Khi lá thư của tôi gửi về nước được hồi âm tôi đã có được số điện thoại của em trai và liên lạc được với gia đình. Ngày 18/12/2013 tôi đã được đón về nước đoàn tụ với gia đình”.
Đối tượng Nguyễn Thị Trang trước đó đã chịu mức án 3 năm tù giam với tội danh buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc. Nạn nhân của Trang là những cô gái mới lớn, muốn có việc làm phụ giúp gia đình, thoát khỏi cảnh nghèo đói…
Theo Người Đưa Tin
Trùm giang hồ Hải 'bánh' và những cái Tết tiếc nuối ở trong tù
Mặc dù là một gã giang hồ khét tiếng, nhưng giây phút thiêng liêng mỗi dịp xuân về Hải "bánh" cũng không khỏi bồi hồi.
Ở tù nhiều hơn ở nhà, gã giang hồ Hải "bánh" cũng từng xem nhà tù là nơi an toàn nhất đối với mình. Nhưng ở trong nhà giam, mỗi khi mùa xuân tới, Hải "bánh" lại không khỏi bồi hồi và nhớ những cái Tết khi gã còn tự do.
Tết ở trong trại giam cũng có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành... để cho các tù nhân đón xuân. Nhưng chừng ấy là chưa đủ, mỗi dịp xuân sang là thời khắc thiêng liêng với mỗi người bên mái ấm gia đình.
Hải "bánh" từng nói, mặc dù ở trong tù cũng được các cán bộ trại lo cho cái ăn, cái chơi trong dịp Tết nhưng dù vậy trong mỗi người dù ngổ ngáo đến mấy cũng rất buồn...
Năm 1985, vì sĩ diện với đàn em, Hải "bánh" đã bị bắt với tội cố ý gây thương tích. Hải "bánh" bị tuyên án 42 tháng tù. Tết Bính Dần (1986) cũng là cái tết đầu tiên gã phải đón giao thừa ở trại giam.
Trước đó - năm 1984, Thắng "mẩu" đàn em của Sơn "bạch tạng" ăn trộm chiếc balô của một quân nhân, trong có khẩu súng K54. Hải "bánh" đã lấy khẩu súng giấu ở nhà. Nguyễn Tuấn Long, em ruột Hải vác đi đánh lộn bị Công an quận Hoàn Kiếm bắt.
Hải "bánh" đứng ra nhận tội cho em và đã phải nằm khám về tội tàng trữ vũ khí trái phép, nhưng lúc đó Hải "bánh" chưa đủ 17 tuổi nên được thả sau 7 ngày bị tạm giữ, và 7 ngày đó là lần đầu xộ khám của trùm giang hồ Hải "bánh".
Ngày 30 tết năm ấy gần hết, bạn tù đều đã có người thăm nuôi, tiếp tế. Riêng Hải "bánh" vẫn không thấy cán bộ trại thông báo gì. Gã vừa buồn, vừa hận.
Trùm giang hồ Hải "bánh".
Cuối giờ chiều hôm ấy, khi được cán bộ trại báo có thân nhân đến gặp, Hải "bánh" lao ra khỏi phòng như con thú xổng cũi. Rồi gã đứng sững lại trước người đàn ông ngoài 50 tuổi, quần áo lấm lem bùn đất. Ông già ngồi run run ở chiếc ghế giữa phòng, ông mang theo hai chiếc banh chưng, cân lạp xườn, mấy gòi kẹo... Hải "bánh" lao vào ôm người đàn ông ấy và khóc tu tu khi nhìn thấy những vết chà xát, những vết thương và vết máu rỉ ra trên môi. Người đàn ông đó là bố của Hải "bánh".
Tết năm ấy Hải "bánh" không sao nuốt được một miếng bánh chưng. Hình ảnh người cha trong chiều 30 tết Bính Dần. Nhưng sau lần ấy, Hải "bánh" vẫn không thể trở thành người lương thiện.
Còn cái tết thứ hai của Hải "bánh" ở trong tù là năm 1990, trong lúc Hải "bánh" đang bảo kê cho một vài đường dây buôn lậu tuyến Hà Nội - Lạng Sơn thì Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công an mở chiến dịch truy bắt một số chủ hàng và cả bọn bảo kê. Hải "bánh" đánh hơi thấy sự bất an nên hắn và Long "con" - một đàn em của Hải "bánh", dàn cảnh gây ra một vụ trộm cắp để cả hai bị bắt và giam ở Hỏa Lò, sau đó được đưa lên Trại giam Bình Đà đúng dịp tết 1990-1991.
Đây cũng chính là cái Tết mà Hải "bánh" liều mình trốn ra ngoài để thăm Lệ "sầu" đúng vào 30 tết. Nhưng không may cho gã, khi mò về nhà mình ở Hàng Cót thì cũng là lúc có tên cướp đã đột nhập vào nhà một người dân và lấy đi một số tiền lớn.
Ngay trong đêm, Công an quận Hoàn Kiếm đã triển khai bao vây một khu vực rộng lớn, trong đó có nhà Hải "bánh". Tưởng công an truy bắt mình Hải "bánh" hồn vía lên mây, hắn nằm dán mình dưới xó bếp cả đêm không dám thở mạnh. Sáng sớm mùng Một tết, Hải "bánh" vội vã khăn gói quả mướp quay lại trại trình diện và được ăn một cái tết "an toàn" trong trại Bình Đà.
Năm 2002. Khi ấy Hải "bánh" đang bị giam giữ vì hành vi tổ chức cho hai đàn em Trường "xoăn" và Hưng "chùa" giết Dung "Hà" theo lệnh của "ông trùm" Năm Cam trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, TP HCM.
Đây cũng là cái tết mà Hải "bánh" ám ảnh nhất, bởi tội tổ chức giết người của gã khó tránh khỏi án tử hình. Lúc đó, hình ảnh cô con gái "mồ côi" mẹ sắp sửa phải mồ côi cha làm đứt từng đoạn ruột của hắn.
Sau cái tết năm 2002, thấy Hải "bánh" chuyển biến về tư tưởng, Trung tướng Nguyễn Việt Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và Thiếu tá Nên động viên Hải ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo tội lỗi, lập công chuộc tội thì sẽ được pháp luật khoan hồng.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, Hải "bánh" thấy sự sống bao giờ cũng quý giá hơn tất cả và hắn đã hành động đúng theo chân lý ấy, hắn đã được luật pháp cho hưởng án tù chung thân thay vì phải ra pháp trường.
Theo Ngươi đưa tin
Thiếu nữ chết trên giường, buông rèm kín mít Khi người dân đẩy cửa vào thì phát hiện thi thể thiếu nữ chết trên giường, buông rèm kín mít. Thiếu nữ đó là Hoàng Thị Hà (21 tuổi), Phan Đình Phùng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trưa 16/10, người dân sống trong ngõ 1, Phan Đình Phùng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn thấy mùi hôi khó chịu, sinh...