Tìm xe buýt chở nam sinh viên FPT nhiễm COVID-19
Sau khi phát hiện nam sinh viên đại học FPT nhiễm COVID-19, qua rà soát lịch trình đi lại cơ quan chức năng xác định nam sinh viên này thường xuyên di chuyển bằng xe buýt từ nhà đến trường. Do vậy, đã yêu cầu các đơn vị có liên quan làm rõ xe buýt đã chở nam sinh viên những ngày qua.
Xe buýt tuyến 74 hoạt động trên đường
Theo đó, sau khi nhận được thông tin trên, đại diện Sở GTVT cho biết, đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra và xác định, sinh viên đại học FPT nhiễm COVID-19 thường xuyên di chuyển trên tuyến xe buýt số 74, hành trình bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh (Sơn Tây). Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, tuyến buýt 74 là một trong các tuyến xe buýt có trợ giá của thành phố Hà Nội, đơn vị chủ quản tuyến xe buýt này là Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân.
Tuyến buýt có lộ trình từ bến xe Mỹ Đình: Phạm Hùng – Mễ Trì – Đại lộ Thăng Long – Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao Viettel (khu công nghệ cao Hòa Lạc) – QL 21B – Phố Tùng Thiện – Viện 105 – Thanh Vị – Xuân Khanh (Sơn Tây).
Đề cập đến hành trình của xe buýt thường chở học sinh từ trung tâm Hà Nội lên Hòa Lạc (địa điểm trường đại học FPT tại Hòa Lạc) thường diễn ra vào đầu buổi sáng (chiều đi) và cuối giờ chiều (chiều về), đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện đang yêu cầu công ty chủ quản xác định những xe buýt đã chở học sinh FPT trong đó có nam sinh viên bị nhiễm COVID để thực hiện các biện pháp phòng dịch, thậm chí là phải cách ly.
Video đang HOT
Tối 31/1, Bộ Y tế công bố, nam sinh 21 tuổi, học tại Khoa kỹ thuật phần mềm Trường ĐH FPT, đã bị nhiễm COVID-19. Bệnh nhân đã về ăn cưới anh trai tại thị trấn Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày 23 và 24/1, sau đó trở lại trường học bình thường vào ngày 25/1. Đến ngày 28/1, nam sinh viên này có dấu hiệu phát bệnh và tới chiều tối qua có kết quả xét nghiệm. Cả nam sinh viên này và mẹ ruột đều bị nhiễm COVID-19.
4 dự án giao thông ở TP HCM hoàn thành trước Tết
Nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát, làm tuyến song hành trước Bến xe Miền Đông mới cùng 2 hạng mục xây cầu, cải tạo đường ở huyện Bình Chánh sẽ xong trước Tết.
Thông tin được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), cho biết ngày 1/2. Kế hoạch đưa vào khai thác các công trình dịp Tết Tân Sửu cũng mới được chủ đầu tư báo cáo UBND TP HCM.
Các công trình này đều khởi công năm 2020. Trong đó dự án cải tạo hệ thống thoát nước và nâng đường Huỳnh Tấn Phát , đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh (huyện Nhà Bè), dài 5 km kỳ vọng giải quyết ngập úng cho khu vực vốn tồn tại nhiều năm. Vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, công trình làm hệ thống cống tròn dọc tuyến rộng từ 80 cm đến 2 m và xây cửa xả để tăng khả năng thoát nước ra kênh rạch. Dự án cũng nâng mặt đường lên 30-40 cm những đoạn trũng thấp; bổ sung hệ thống chiếu sáng, cây xanh...
Người dân đón xe buýt trên đường Huỳnh Tấn Phát sau khi hoàn thành việc trải nhựa, tháng 1/2021. Ảnh: Thái Nguyên.
Hiện, đoạn đường nói trên được trải nhựa, lát đá vỉa hè hoàn chỉnh. Các hạng mục cuối cũng chuẩn bị hoàn thiện đưa vào khai thác dịp Tết. Ngoài giảm ngập, công trình hoàn thành góp phần tăng năng lực khai thác trên tuyến huyết mạch kết nối nội đô thành phố đến phà Bình Khánh qua huyện Cần Giờ. Công trình này hoàn thành vượt tiến độ trước hai tháng so với dự kiến.
Tương tự, tại dự án xây dựng cầu vượt trước Bến xe miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức), hạng mục đường song hành bên phải tiếp giáp bến xe (thuộc gói thầu xây lắp số 3) cũng dự kiến hoàn thành trước Tết. Tuyến này rộng 6,5 m, dài gần 700 m cho xe theo hướng từ trung tâm TP HCM về Đồng Nai. Công trình giúp giảm giao cắt các hướng ra vào Bến xe miền Đông mới.
Ngoài hạng mục nói trên, dự án cầu vượt trước bến xe còn xây hai cầu vượt, một cầu bộ hành, đường chui song hành khác. Các công trình này giúp xe băng ngang tuyến chính quốc lộ 1 ra vào Bến xe Miền Đông mới cùng đi thẳng hai chiều theo hướng từ trung tâm TP HCM qua Đồng Nai và ngược lại. Dự án có tổng mức đầu tư gần 440 tỷ đồng, giúp kết nối giao thông cho bến xe lớn nhất nước này.
Thi công các hạng mục thuộc dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông chuẩn bị cho bến đưa vào hoạt động hồi tháng 10/2020. Ảnh: Hữu Khoa.
Tại huyện Bình Chánh, theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, hạng mục cầu và đường vào cầu bên phải (thuộc dự án Xây dựng cầu Kênh A - nhánh 2), cũng sẽ hoàn thành trước Tết. Công trình nằm trên đường Trần Đại Nghĩa, trong đó cầu dài hơn 20 m, rộng 26 m và đường dẫn hai đầu dài 275 m. Nhánh cầu hoàn thành trước Tết rộng hơn 13 m, nhánh còn lại dự kiến xong trong năm nay. Tổng đầu tư dự án này 156 tỷ đồng.
Cũng tại huyện Bình Chánh, hai gói thầu xây lắp nâng cấp mặt đường thuộc dự án cải tạo đường, xây hệ thống thoát nước tuyến hương lộ 11 cũng sẽ đưa vào khai thác trước Tết, giúp đi lại thuận lợi hơn. Toàn dự án này thi công từ nút giao đường Đinh Đức Thiện đến hết ranh xã Hưng Long Điều, dài hơn 6 km, mở rộng mặt đường lên 8 m cho hai làn xe. Dự án có tổng vốn hơn 241 tỷ đồng, khi xong toàn bộ giúp tăng khả năng thoát nước và xe được đi lại thông thoáng.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, để đẩy nhanh tiến độ hai dự án lớn gồm: sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và Bình Thạnh), xây hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), việc thi công sẽ thực hiện xuyên Tết với 60 cán bộ, công nhân được huy động trên công trường. Hai dự án này tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, là các công trình giao thông trọng điểm giúp giải quyết ngập, kẹt xe nghiêm trọng ở cửa ngõ phía Đông và khu nam TP HCM.
Ca Covid-19 đầu tiên của đợt dịch mới: "Tôi sốc khi biết mình mắc bệnh" "Có nằm mơ tôi cũng không thể tin được rằng, Covid-19 vẫn còn ở Việt Nam", giọng nói của người phụ nữ trẻ truyền đến từ đầu dây của phòng điều trị dành riêng cho bệnh nhân Covid-19. Nữ bệnh nhân mở đầu làn sóng Covid-19 thứ tư Chị là T.T.H, 34 tuổi là công nhân của Công ty Poyun (thành phố Chí...