Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn
Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.
Cổng chùa Koh Kas (chùa Tual Prasat)
“Cổng trời Tri Tôn” hay cổng chùa Koh Kas tọa lạc tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Cổng chùa hiện lên giữa nền trời xanh thẳm, dưới ngọn núi Dài hùng vĩ, với ba tháp nhỏ trên đỉnh, được chống đỡ bởi bốn trụ bê tông vững chãi.
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Những hình ảnh đặc trưng của Phật giáo Khmer như tượng thần bốn mặt, rắn thần Naga… được chạm trổ tinh xảo. Dù qua bao năm tháng, cánh cổng chùa vẫn sừng sững, nổi bật giữa ruộng đồng xanh mướt.
Cổng chùa Tà Pạ (chùa Chưn Phnom)
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Nằm trên đồi Tà Pạ, xã Núi Tô, chùa Tà Pạ là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Tri Tôn. Du khách sẽ thong thả bước qua cánh cổng cổ xưa mang đậm phong cách Khmer. Tên chùa được chạm khắc nổi bật bằng chữ Khmer, với hình ảnh thần Shiva bốn mặt trên đỉnh mái cổng.
Cổng chùa Nam Quy (chùa Phnom Pi)
Video đang HOT
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Chùa Nam Quy nằm dưới chân núi Nam Quy, thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, dẫn vào làng gốm Phnom Pi nổi tiếng. Cổng chùa vẫn giữ lối kiến trúc với ba đỉnh tháp nhọn, sơn vàng nổi bật dưới ánh nắng bình minh, tượng trưng cho Tam Bảo.
Cổng chùa Tuk Phos (chùa Giếng Nước)
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Gần đó, dưới chân núi Nam Quy là cánh cổng cổ kính vào ngôi chùa Tuk Phos – ngôi chùa Khmer mang đậm dấu ấn Nam Bộ với mái ngói đỏ, tường sơn trắng.
Hằng năm, đây là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống quan trọng như Chol Chnam Thmay, Lễ Dâng Y Kathina và Ok Om Bok, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.
Cổng chùa Chi Cà Ên
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Cũng tại xã Châu Lăng, cánh cổng chùa Chi Cà Ên nằm lặng lẽ bên đường, in hằn dấu tích thời gian. Những chi tiết bị bao phủ bởi rong rêu nhưng vẫn thấm đẫm kiến trúc Khmer của người dân An Giang.
Cổng chùa Tà Dung và chùa Tà Miệt
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Qua xã Châu Lăng, du khách sẽ đến hai ngôi chùa Tà Dung và chùa Tà Miệt, cùng thuộc địa bàn xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, cách nhau không xa. Hai cánh cổng chùa này có lối kiến trúc tương tự nhau, với ngọn tháp cao hình tam giác, điêu khắc họa tiết Phật giáo Khmer nhằm xua đuổi tà ma và mang hạnh phúc, ấm no đến cho đồng bào.
Cổng chùa Thlân
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Phía trên xã Lương Phi, xã Lê Trì của huyện Tri Tôn sở hữu một cánh cổng chùa tuyệt đẹp ngay trung tâm xã, đó là chùa Wat Lân. Năm ngọn tháp cao vút cùng tượng thần Yeak như thôi thúc du khách bước vào không gian Phật giáo thanh bình.
Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới
Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn cầu.
Quần đảo Cát Bà cùng với Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Đoạn phim có thời lượng 30 giây với những hình ảnh đẹp, độc đáo, ấn tượng, mô tả khái quát nhất những giá trị nổi bật toàn cầu của quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) - nơi cùng với Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Những hình ảnh ấn tượng trên được phát sóng trên kênh truyền hình CNN khu vực châu Á (Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương, Nam Á) trong nhiều chương trình khác nhau (The Lead, First Move, CNN News room...) với 3 lần phát sóng/ngày, bắt đầu từ ngày 5/11 và phát liên tục đến ngày 2/12/2024.
Đoạn phim giới thiệu về Quần đảo Cát Bà được phát sóng trên kênh truyền hình CNN.
Đây là những nỗ lực của Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành liên quan của thành phố Hải Phòng trong thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 19/7/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về truyền thông về giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà các năm 2024, 2025.
Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã phối hợp các cơ quan truyền thông triển khai nhiều hoạt động truyền thông về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV3); Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng (THP); trên mạng xã hội; tạp chí Heritage,...
Những bãi biển xanh mát, nên thơ trên đảo Cát Bà.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai chia sẻ, thông qua hoạt động truyền thông quốc tế, thành phố Hải Phòng muốn tuyên truyền, quảng bá về giá trị và những hình ảnh thực tế, sống động về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà được lan tỏa rộng rãi đến với bạn bè quốc tế trên toàn thế giới.
Những loài vật đặc hữu trong sách đỏ của Quần đảo Cát Bà được giới thiệu trong đoạn phim của kênh truyền hình CNN.
Qua đó, du khách quốc tế cũng hiểu thêm những vẻ đẹp tuyệt mỹ, giá trị nổi bật toàn cầu của Quần đảo Cát Bà - với gần 400 hòn đảo lớn nhỏ với những khu rừng xanh mát trên biển, cùng với nhiều loài động vật đặc hữu trong "sách đỏ", nơi có đại dương bao la xanh trong với những bãi cát trắng mịn màng, những thảm thực vật độc đáo xanh ngút ngàn, cùng những cung đường ven biển, xuyên rừng tuyệt đẹp hoang sơ mà kỳ vĩ - nơi mà ai cũng mong được ghé thăm và muốn trực tiếp trải nghiệm trong đời.
Những cung đường tuyệt đẹp trên đảo Cát Bà.
Đồng thời, thông qua các kênh truyền thông trong nước và quốc tế, thành phố Hải Phòng cũng giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người nơi cửa biển đang nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, vừa bảo tồn giá trị và tính toàn vẹn của di sản theo Công ước di sản thiên nhiên thế giới, vừa phát huy các giá trị của Di sản trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là hoạt động du lịch theo hướng xanh, bền vững...; qua đó, cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn thu hút đầu tư, hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội giữa thành phố với các địa phương khác trong nước và nước ngoài...
Khám phá làng Thèn Pả - nơi vẻ đẹp truyền thống hòa quyện trong từng nếp nhà BHG - Làng Thèn Pả, một ngôi làng nhỏ dưới chân cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang, đã trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng nhờ việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của người Mông. Với sự mộc mạc của những ngôi nhà trình tường, mái ngói âm dương, làng mở cửa đón...