Tìm vaccine dịch tả lợn châu Phi: Thế giới thất bại, VN vẫn quyết làm
Ngay khi bắt tay vào “săn” virus dịch tả lợn châu Phi phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng loại dịch bệnh này, các nhà khoa học của Việt Nam đã xác định, đây là việc không dễ, bởi thế giới đã từng làm và thất bại, rồi để nhiệm vụ này “ngủ quên” trong nhiều năm. Nhưng dù vậy, những kết quả bước đầu cho thấy, việc này dù khó nhưng không phải không có lối ra.
Đã có kết quả bước đầu quan trọng
Sau hơn 2 tháng kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam, đến nay các đơn vị chức năng đang nghiên cứu và bước đầu có thể khẳng định có nhiều cơ sở để sản xuất được vaccine phòng bệnh này. “Đây là việc vô cùng khó nhưng khó mấy cũng phải làm” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định tại cuộc họp với Bộ KHCN, Bộ Y tế, các đơn vị nghiên cứu về nhiệm vụ sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: T.L
Điều đáng ghi nhận là, sau 2 tháng, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho ra kết quả bước đầu trong việc phân lập virus. Theo GS – TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện, đến nay học viện Nông nghiệp Việt Nam đã làm chủ được quy trình và sản xuất 3 loại tế bào để phục vụ nghiên cứu: Đại thực bào phế nang, tế bào tủy xương, tế bào bạch cầu trong máu. Học viện đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi trên cả 3 loại tế bào trên.
Bà Lan cho biết: “Chúng tôi đã có được các dòng tế bào để nhân virus với số lượng lớn như Tb Cos, tb Vero, tb PK15. Chúng tôi đang thí nghiệm để đánh giá và lựa chọn dòng tế bào nào nhân virus tốt nhất, giữ được đặc tính di truyền và tính kháng nguyên của virus”.
“Hiện các nhà nghiên cứu đã có được dòng tế bào có tiềm năng nhân được virus số lượng lớn. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục gây nhiễm virus trên dòng tế bào này, nếu thích nghi được trên dòng tế bào này thì đây là tín hiệu rất tốt để có thể sản xuất được vaccine với quy mô lớn” – bà Lan thông tin thêm.
Video đang HOT
Về kết quả phân lập virus, bà Lan cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân lập thành công 14 chủng virus dịch tả lợn châu Phi từ các mẫu bệnh phẩm thu thập được tại 4 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, trên cả 3 loại tế bào mà các nhà khoa học của học viện sản xuất ra. Các virus phân lập được đều có ct rất cao, thời gian quan sát được virus nhân lên trên tế bào rất sớm, sau 24 giờ đã xuất hiện và đến 36 – 48 giờ thì khá đẹp.
Ngoài những kết quả bước đầu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chi cục Thú y vùng VI cũng cho biết, đã có nguyên vật liệu và phân lập thành công virus dịch tả lợn châu Phi – một kết quả bước đầu quan trọng để sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Hiện Chi cục Thú y vùng 6 đã bắt tay với Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco bàn phương án nghiên cứu sản xuất vaccine.
Theo GS – TS Cù Hữu Phú – Giám đốc Nhà máy sản xuất vaccine của Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, hiện có thông tin một chủng virus dịch tả lợn châu Phi tự nhiên đã được phân lập để sản xuất vaccine ở một đơn vị nghiên cứu của nước ngoài, theo đánh giá thì có thể 3 – 4 năm nữa sẽ có vaccine. Khó khăn nhất trong sản xuất vaccine là xác định chủng giống chứ công nghệ sản xuất không phải là vấn đề lớn. Vì thế, việc chủ động chủng giống trong nước là chiến lược lâu dài. Bởi dịch tả lợn châu Phi đã lan ra toàn cầu, nếu có vaccine phòng bệnh thì vấn đề chủng giống là độc quyền, chúng ta không dễ mua được.
Có đủ cơ sở để sản xuất vaccine
Đánh giá về cơ sở để Việt Nam có thể sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, Việt Nam đã có 9 cơ sở sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn GMP-WHO đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất vaccine thú y, đăng ký sản xuất lưu hành 138 sản phẩm vaccine, về cơ bản, vaccine sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm trong nước và một số loại đã xuất khẩu.
Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) của Công ty Navetco (sản xuất từ năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh của Công ty Hanvet (sản xuất từ năm 2015); vaccine lở mồm long móng của Công ty TNHH AVAC Việt Nam (sản xuất từ năm 2018).
Từ những kết quả bước đầu quan trọng đó, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, sẽ là nền tảng quan trọng để tiến tới nghiên cứu vaccine, Bộ trưởng giao Cục Thú y tiếp tục tập hợp các nghiên cứu về vaccine phòng chống loại dịch bệnh này trên thế giới, đồng thời xây dựng đề án quốc gia nghiên cứu vaccine với sự tham gia của các bên để Bộ NNPTNT trình Chính phủ phê duyệt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trước mắt Bộ NNPTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp Bộ KHCN, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, các bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án quốc gia nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cùng với đó, kiến nghị cho phép Bộ NNPTNT kêu gọi, mời và hợp tác các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp có tiềm năng và có quyết tâm đầu tư để tổ chức nghiên cứu, sản xuất thành công vacine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi; bao gồm cả việc hợp tác quốc tế, hợp tác chuyển giao hoặc mua công nghệ sản xuất vacine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo Danviet
Đã có 12 địa phương khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi
Đã có 12 ổ dịch tả châu Phi trên địa bàn cả nước qua 30 ngày, những ngày qua không có ổ dịch mới phát sinh cho thấy, dịch bệnh này đang từng bước được khống chế, đẩy giá heo hơi đang tăng từng ngày.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến hôm nay, ngày 10/4, đã có 12 ổ dịch tả lợn châu Phi qua 30 ngày, gồm: xã Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên); xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên); xã Giai Phạm (Yên Mỹ, Hưng Yên; phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội); xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương); xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình); xã Vũ Tiến (huyện Vũ Thư, Thái Bình); xã Hợp Thanh, Thanh Lương (Lương Sơn, Hòa Bình); xã Lý Chính (huyện Lý Nhân, Hà Nam); xã Ta Ma (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) và xã Ninh Khang (huyện Hoa Lư, Ninh Bình).
Tiêu độc, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Cụ thể, nhiều địa phương đã ban hành quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi sau khi áp dụng tổng lực nhiều giải pháp để khống chế. Ngày 8/4, UBND huyện Hoa Lư đã quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; tiếp đó là Lương Sơn (Hòa Bình).
Như vậy, theo quy định của Cục Thú y, những địa phương này đủ điều kiện công bố hết dịch, tạo điều kiện cho người dân lưu thông, vận chuyển và tiêu thụ lợn; đồng thời lên phương án tái đàn sau dịch.
Như vậy, sau khi Hòa Bình công bố hết dịch, số tỉnh có dịch tả lợn châu Phi cả nước giảm xuống còn 21 tỉnh, thành. Số ổ dịch nhỏ lẻ ở các tỉnh cũng đang giảm mạnh. Điều đáng mừng đến nay là, dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế và không vượt qua đèo Hải Vân, lây lan sang các tỉnh miền Nam.
Theo ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y, theo quy định của Luật thú y, sau 30 ngày ổ dịch tại các xã không có dịch phát sinh, địa phương (huyện hoặc tỉnh) sẽ công bố hết dịch.
Việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể vận chuyển heo sống và tiêu thụ các sản phẩm thịt heo diễn ra bình thường trong nội tỉnh, đồng thời có thể tái đàn theo quy định.
Với heo và các sản phẩm thịt heo từ các vùng dịch, theo ông Thành, các địa phương đều lập chốt, không cho vận chuyển heo, sản phẩm heo ra khỏi khu vực có dịch, chưa kể các tỉnh đều có chốt kiểm dịch nên nguy cơ lây lan từ con đường này rất thấp.
Điều đáng mừng là, sau khi dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, giá thịt lợn hơi tại nhiều địa phương đang tăng. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo hơi trên địa bàn tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, heo hơi hiện được thương lái mua với giá từ 45.000-47.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm 2 tuần trước.
Theo Danviet
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tôi vẫn ăn thịt lợn hàng ngày "Hiện nay toàn bộ số lợn bị dịch ở Hà Nội đã được đem đi tiêu hủy theo quy định, số lợn còn lại rất an toàn nên người dân không nên hoang mang, quay lưng với thịt lợn mà vẫn nên ăn thịt bình thường vừa để đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình và cũng vừa để giúp đỡ người dân,...