Tìm tiêu cực từ tài khoản cầu thủ: Mò kim đáy bể
Nếu có tiêu cực, chắc chắn những tài khoản quen thuộc không được dùng vào ‘giao dịch’.
Sau khi có tuyên bố “mời cơ quan điều tra vào cuộc” của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, thông tin “cơ quan điều tra yêu cầu VFF cung cấp số CMND và tài khoản của 5 cầu thủ hàng phòng ngự tuyển Việt Nam” xuất hiện. Thủ tục điều tra cần thực hiện đủ các bước nhưng việc phát hiện nghi án qua tài khoản cầu thủ gần như không khả thi.
Ngọc Hải và đồng đội từng đem tới niềm vui cho người hâm mộ. Ảnh: TN.
Hình thức tiêu cực trong bóng đá hiện nay tinh vi, từ khâu nhận dàn xếp, cách thức dàn xếp, các cuộc trao đổi cho tới phương thức thanh toán. Với bước cuối cùng, một trong những nguyên tắc được người tham gia thực hiện là thanh toán tiền mặt và phải zíc zắc qua nhiều đường trước khi tới tay “chính chủ”. Tại Việt Nam, giao dịch tiền mặt phổ biến và việc “soi” tiêu cực từ thẻ tài khoản khó khả thi.
Video đang HOT
Nhìn lại cách thức thanh toán của hai vụ tiêu cực ở Ninh Bình và Đồng Nai có thể thấy phần nào sự zíc zắc trong đường đi của đồng tiền “bẩn”. Ở vụ bán độ, cá độ trận đấu ở AFC Cup, nhóm cầu thủ Ninh Bình thắng 800 triệu đồng. Chủ mưu Trần Mạnh Dũng và đối tượng nhận độ Đào Đức Lợi không trực tiếp trao – nhận tiền mà nhờ người trung gian.
Lợi nói Dũng nhờ người ở TP HCM nhận hộ tiền. Lợi nhờ người quen ở tiệm vàng tại Hải Phòng chuyển vào người quen tại một khách sạn tại TP HCM. Trần Mạnh Dũng trao đổi với đàn anh là thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng (cùng tham gia) và nhờ người bạn tên Thành đến địa chỉ trên nhận giúp. Từ đây, số tiền mới tới tay của Nguyễn Mạnh Dũng và Trần Mạnh Dũng rồi chia cho các cầu thủ còn lại. Tất cả đều bằng tiền mặt.
Tương tự, vụ việc tiêu cực ở CLB Đồng Nai diễn ra chỉ cách đây mấy tháng. Đối tượng chủ mưu của nhóm cầu thủ và bên nhận cá độ chỉ thỏa thuận cách chơi, số tiền đặt cược còn việc thanh toán sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” đương nhiên bằng tiền mặt. Theo ghi nhận khi đó, khi khám xét nhà các đối tượng liên quan, cơ quan điều tra thu giữ gần 300 triệu đồng được cho là tiền dàn xếp cá độ.
Với các cầu thủ, tài khoản chủ yếu để nhận lương, thưởng từ CLB chủ quản. Nếu có tiêu cực, chắc chắn những tài khoản quen thuộc không được dùng vào “giao dịch”. “Tất cả là tín hiệu, ký hiệu, những cung đường đầy zíc zắc của dòng tiền cá cược luôn được áp dụng khi các cá nhân tham gia. Chẳng ai làm điều phạm pháp lại theo một đường thẳng cả”, một chuyên gia am hiểu cho biết.
Theo VNE
Tiêu cực bóng đá Việt: Cầu thủ, HLV ai cũng biết nhưng ai cũng né
Bắt máy gọi điện thoại cho một cựu tiền đạo từng khoác áo ĐTVN thời Calisto để hỏi anh chuyện nghi vấn tiêu cực trận tuyển Việt Nam - Malaysia ở bán kết lượt về AFF Cup 2014 tại Mỹ Đình, anh khéo léo từ chối...
...Nhưng, trong những cuộc lai rai, chính anh lại kể ra không biết bao nhiêu câu chuyện tiêu cực dữ dội trong làng bóng đá Việt.
Cựu tiền đạo này dù có tiếng tính cách khẳng khái cũng tìm cách tránh đi: "Bán độ là chuyện tế nhị lắm, tôi không dám nói và không bày tỏ quan điểm được đâu vì nói gì không thận trọng gây tổn thương cho các đồng nghiệp. Thôi, khi nào công an họ có điều tra họ kết luận thì mình biết, còn khán giả nghi ngờ thì cũng là quyền khán giả chứ biết sao. Mà tôi cũng nói thật là mấy chuyện này giới cầu thủ, HLV chẳng ai mà dám lên báo để đặt câu hỏi nghi ngờ ĐTVN cả, nhạy cảm lắm, cho dù là trong bụng họ không nghĩ như vậy".
Trận tuyển Việt Nam thua Malaysia 2-4 có thể sẽ là một nghi án như bao nhiêu nghi án khác của BĐVN (ảnh Ngọc Quỳnh)
Không chỉ cựu tiền đạo này mà ngay cả cựu trung vệ của ĐTVN Nguyễn Mạnh Dũng (Dũng "Giáp") cũng nổi tiếng thẳng tính và dám nói nhưng khi được báo chí phỏng vấn thì hậu vệ từng đá cho Thể Công, HAGL, HN.ACB chỉ phân tích trận đấu ĐTVN - Malaysia dưới góc nhìn chuyên môn, kỹ thuật.
Khi đầu quân cho Hoàng Anh Gia Lai giai đoạn hoàng kim "Dream Team" chính Mạnh Dũng đã tố 2 đồng đội Lương Trung Tuấn, Nguyễn Việt Thắng tiêu cực ở Cúp C1 Đông Nam Á 2004 khiến 2 cầu thủ này bị bầu Đức "trảm" và bị VFF treo giò 2,5 năm. Tuy nhiên bây giờ khi đã treo giày giải nghệ Mạnh Dũng chỉ có thể nói chuyện tiêu cực bóng đá ở chỗ thân tình, còn để nói "thẳng ruột ngựa" như hồi còn thi đấu thì "Không".
Một HLV nổi tiếng của trung tâm đào tạo trẻ phía Nam đã cười cười bảo: "Lên báo mình phân tích chuyên môn để cho khách quan với bạn đọc, người hâm mộ chứ trong giới bóng đá, anh em nhìn nhau chẳng biết nói gì".
Trong 2 ngày qua, người lên báo mạnh miệng nhất là HLV Lê Thụy Hải khi bảo vệ hết mình cho cầu thủ ĐTVN và chỉ trích VFF cùng chủ tịch Lê Hùng Dũng. Ông Hải "lơ" bênh cầu thủ vì đó là nguyên tắc nghề nghiệp của ông.
Giống như 9 năm trước, ông Lê Thụy Hải trong tư cách trợ lý của HLV Alfred Riedl ở tuyển U.23 Việt Nam dự SEA Games 23 tại Bacolod (Philippines) đã được đội trưởng Phan Văn Tài Em báo cáo chuyện bị Quốc Vượng rủ bán độ trước trận gặp U.23 Myanmar nhưng ông Hải "lơ" đã báo cho ông Lê Thế Thọ - Phó chủ tịch VFF kiêm Trưởng đoàn bóng đá chứ không báo lại ông Riedl. Hậu quả ở Bacolod như thế nào mọi người đều biết và trách nhiệm của HLV Lê Thụy Hải không phải nhỏ dù ông không bị quy kết bất cứ tội danh nào.
Motthegioi
Phước Tứ thoát khỏi vụ bán độ ở Ninh Bình thế nào Anh và thủ môn Mạnh Dũng nhanh chóng vào 'tâm bão' nhưng trung vệ Quảng Nam chứng minh mình vô tội. Phước Tứ vốn là người sống khá kín tiếng, thường tập trung chuyên môn và ít liên quan vào những chuyện ồn ào. Nhưng bất ngờ chỉ trong khoảng 8 tháng gần đây, anh liên tiếp dính đến hai vụ lùm xùm...