Tìm thuốc chữa bệnh từ hoạt chất của các loài nấm
Theo ScienceDaily, các nhà sinh vật học Hà Lan ở Viện Hbrecht (Utrecht), cùng với các đồng nghiệp của Viện da dạng sinh học nấm mang tên Julian Westerdijk và Đại học Utrecht, đã thành lập một thư viện các hóa chất phân lập từ hơn 10.000 loài nấm và hiện đã thử nghiệm chúng để tìm kiếm các hợp chất hoạt tính sinh học.
Những cây nấm dại – Ảnh: Gerhard / Adobe Stock
Kết quả cho thấy nấm tiết ra một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học đã được sử dụng trong trị liệu, ngoài ra còn có các hoạt chất chưa từng được nghiên cứu.
Một trong những người tham gia dự án, Jelmer Hoeksma, giải thích rằng hàng năm, các nhà khoa học đều phát hiện được các hợp chất mới do nấm tiết ra, nhưng cho đến nay, họ mới chỉ nghiên cứu một nhóm rất nhỏ các loại nấm hiện có. Điều này có nghĩa là còn nhiều hợp chất hoạt tính sinh học vẫn chưa được phát hiện.
Viện đa dạng sinh học nấm duy trì bộ sưu tập nấm sống lớn nhất thế giới, nhờ đó, các tác giả của công trình nghiên cứu đã lập ra một thư viện đồ sộ các chất dịch lọc (filtrates) thu được từ hơn 10.000 loài nấm.
Dịch lọc chứa tất cả các sản phẩm hóa học mà nấm tiết ra. Để tìm ra các hợp chất trị liệu, trước tiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của tất cả các sản phẩm nấm này trên phôi của cá ngựa vằn Danio rerio. Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu điều tra các tác động lên toàn bộ cơ thể trong quá trình phát triển.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 1.526 chất dịch lọc có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, trong đó 150 chất dịch lọc được chọn để phân tích thêm.
Trong số này, họ đã phân lập được 34 hợp chất, bao gồm cả loại thuốc lovastatin được biết đến trước đây để giảm cholesterol. Cho đến nay, người ta vẫn không biết rằng loại nấm Resinicium furfuraceum sản xuất được lovastatin. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất dịch lọc ảnh hưởng đến sắc tố của phôi. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến sắc tố cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư da. Hiện tại, các nhà nghiên cứu phân lập các hợp chất hoạt tính từ các chất dịch lọc gây ra khuyết tật sắc tố.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Jelmer Hoeksma chia sẻ rằng thư viện chất dịch lọc nấm lớn mà các nhà khoa học tạo ra cũng có thể được thử nghiệm trong nhiều hệ thống khác, chẳng hạn như mô hình kháng kháng sinh của vi khuẩn và sự phát triển của khối u, khiến nghiên cứu này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Kinh hãi: Vi khuẩn kháng kháng sinh được tìm thấy trong hầu hết những túi đồ trang điểm của phái đẹp
Kết quả khảo sát nhanh gây bất ngờ vô cùng khi các nhà khoa học nhận thấy E.coli được tìm thấy trong 9/10 túi đồ trang điểm của chị em.
Kết quả khảo sát gây sốc: 9/10 túi đồ trang điểm nhiễm khuẩn E.coli
Thông tin từ The sun cho biết, các nhà nghiên cứu tìm thấy vi khuẩn có khả năng đe dọa đến tính mạng trên hầu hết các loại bông mút, mascara và son bóng... Những người sở hữu các món đồ trang điểm thừa nhận, một số vật dụng không được giặt rửa sạch dù đã bị rơi vãi trên sàn cũng như nhiều món đồ quá hạn sử dụng.
Trước thông tin này, giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo, các sản phẩm mỹ phẩm nhiễm khuẩn E.coli nếu sử dụng gần mắt, miệng hoặc vết thương hở có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm độc máu, viêm phổi và viêm kết mạc.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Aston (Birmingham, Anh) thử nghiệm 46 loại bút kẻ mắt, son môi, mascara, bọt biển và son bóng đang sử dụng. Kết quả là, những loại bông đánh nền, đánh phấn, những chiếc cọ đánh góc mặt, sống mũi... chứa rất nhiều vi khuẩn. Tiếp theo đó là kẻ mắt, mascara và son môi.
Giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo, các sản phẩm mỹ phẩm nhiễm khuẩn E.coli nếu sử dụng gần mắt, miệng hoặc vết thương hở có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm độc máu, viêm phổi và viêm kết mạc.
Các loại vi khuẩn được phát hiện bao gồm E.coli và salmonella, thường bị lây lan trong việc dùng chung khăn tắm, hắt hơi, ho. Phần lớn, bông đánh nền, đánh phấn hay cọ nền, cọ phấn... đều chưa bao giờ được làm sạch dù có đến hơn 2/3 trong số này bị rơi trên sàn trong một số thời điểm sử dụng mỹ phẩm.
Những miếng bông đánh phấn hay bông đánh nền được bày bán rộng rãi, chứng thực bởi những người nổi tiếng và ước tính bán được hơn 6,5 triệu trên toàn thế giới. Chúng đặc biệt dễ nhiễm bẩn vì thường xuyên bị ẩm ướt sau khi sử dụng. Điều này tạo ra một nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn.
Các quy định của EU cho thấy, các thương hiệu mỹ phẩm cần đạt được tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc E.coli không thể xuất hiện trong bất cứ sản phẩm mỹ phẩm mới nào. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình qua rủi ro ô nhiễm sản phẩm mỹ phẩm trong quá trình sử dụng.
Phần lớn, bông đánh nền, đánh phấn hay cọ nền, cọ phấn... đều chưa bao giờ được làm sạch dù có đến hơn 2/3 trong số này bị rơi trên sàn trong một số thời điểm sử dụng mỹ phẩm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Amreen Bashir cho biết, các công ty nên cấm tuyệt đối việc sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn cùng như yêu cầu làm sạch đồ trang điểm ngay trên bao bì để khuyến cáo mọi người khi làm đẹp.
"Vê sinh kém khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp rất đáng lo ngại. Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để giáo dục người tiêu dùng và ngành công nghiệp trang điểm nói chung về nhu cầu làm sạch các dụng cụ trang điểm, các sản phẩm mỹ phẩm... cũng như rủi ro khi sử dụng đồ trang điểm hết hạn sử dụng", TS Amreen Bashir nhấn mạnh.
Những phát hiện này cũng đã được công bố trên Tạp chí Vi sinh ứng dụng như một lời cảnh báo vô cùng mật thiết đến người tiêu dùng.
Vê sinh kém khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp rất đáng lo ngại.
Nhiễm khuẩn E.coli thực sự rất đáng sợ vì nguy cơ kháng kháng sinh cho tất cả mọi người
Theo Webmd, vi khuẩn E.coli hay còn gọi là Escherichia coli là một loại vi khuẩn sống bình thường trong ruột của chúng ta nhưng một số chủng nhất định có thể khiến chúng ta bị bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Cdc, loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây nên tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi và các bệnh khác không hề mong muốn. Điều đáng báo động là chủng vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh.
E.coli kháng thuốc đặc biệt gây phiền hà vì các cán bộ y tế công cộng đang hết cách để điều trị các bệnh như vậy. Pritish K. Tosh, bác sĩ y khoa và nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Mayo Clinic, cho biết: "Có một số bệnh nhiễm trùng mà chúng ta thấy có khả năng đề kháng với kháng sinh, chúng tôi không dự đoán được bất kỳ loại kháng sinh nào có thể hoạt động".
Phòng chống nhiễm khuẩn E.coli là việc làm cần thiết, ngay từ những thói quen sinh hoạt giản đơn nhất như nhu cầu làm đẹp hàng ngày.
Hầu hết những người bị nhiễm E.coli trong ruột sẽ bị tiêu chảy, tốt nhất là nên nghỉ ngơi vài ngày và bổ sung chất lỏng để ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, Tiến sĩ Tosh cho biết, những trường hợp nhiễm E.coli nghiêm trọng hơn có thể cần kháng sinh và có thể đe dọa đến tính mạng. Ông cũng cho biết, khi E.coli không đáp ứng với điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng các kháng sinh cũ hơn, nhưng những loại thuốc này có thể ít hiệu quả và có nhiều tác dụng phụ hơn.
Do đó, phòng chống nhiễm khuẩn E.coli là việc làm cần thiết, ngay từ những thói quen sinh hoạt giản đơn nhất như nhu cầu làm đẹp hàng ngày. Điều này giúp loại trừ nguy cơ sâu xa hơn mang tên kháng kháng sinh. Chúng ta cần tích cực phòng chống hiện tượng kháng kháng sinh trong mọi trường hợp, mọi thời điểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh nhân được khuyến nghị phải dùng hết liều kháng sinh ngay cả khi họ bắt đầu thấy khỏe trở lại. Bạn cũng cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về sử dụng kháng sinh, tránh đòi hỏi hay áp đặt điều kiện về sử dụng kháng sinh lên nhân viên y tế, nâng cao khả năng phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay, tránh khạc nhổ, tiêm phòng đầy đủ...
Theo baodansinh
Tự ý sử dụng kháng sinh: Thói quen vô cùng nguy hiểm Các bác sĩ cảnh báo tự dùng thuốc vô cùng nguy hiểm, bởi khi không đủ liều vi khuẩn sẽ thích nghi với kháng sinh và không bị tiêu diệt. Hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động hàng năm trên toàn thế giới, giới chuyên gia, các bác sĩ...