Tìm thuê chung cư ở Hà Nội: “Không nhanh đặt cọc, mất ngay căn hộ rẻ”
Không đủ tiền mua nhà chung cư, một số gia đình chuyển hướng sang tìm thuê căn hộ với hy vọng mức giá phải chăng.
Nhưng thực tế, giá cho thuê căn hộ chung cư cũng tăng phi mã chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây. Một số căn hộ chung cư giá rẻ chỉ cần môi giới đăng tải, chỉ sau ít phút đã có khách thuê.
Hành trình tìm mua căn hộ chung cư đã gian nan thì việc thuê cũng chẳng hề dễ dàng. Với mức tài chính eo hẹp, dù vay ngân hàng tới 50% thì khả năng sở hữu căn hộ chung cư của gia đình vẫn sẽ rất thấp nhất là trong bối cảnh giá chung cư đang tăng phi mã.
Thế nên, một số gia đình quyết định chuyển hướng sang thuê chung cư như phương án tình thế. Nhưng thực tế, không chỉ giá chung cư leo thang mà giá cho thuê cũng tăng không kém.
Chị Phương Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, năm 2021, gia đình chị thuê căn hộ chung cư tại dự án khu đô thị lớn với mức giá 4,5 triệu đồng/tháng cho căn 55m2, 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh. Đến đầu tháng 7/2022, chị nhận được thông báo từ chủ nhà, tăng giá lên tới 40% với lý do: “Cái gì giờ cũng tăng nên phải tăng giá nhà theo kịp với lạm phát”.
Với mức tăng tới 40%, chị Phương Anh và chồng quyết định tìm căn hộ chung cư mới. Thêm nữa, nhu cầu của gia đình cũng muốn thuê căn rộng hơn khi các con đã lớn. Tuy nhiên, quá trình đi tìm căn hộ cho thuê của chị Phương Anh chẳng hề dễ dàng.
Một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, 2 vệ sinh, diện tích khoảng 70m2 tại dự án Gemek 1 có mức giá khoảng 7 triệu đồng. Với căn 3 phòng ngủ, giá căn hộ cho thuê dao động ở mức 8-9 triệu đồng. Tại khu đô thị Vinhomes Smart City, để tìm được căn hộ 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh thì không hề dễ dàng dù mức giá cho thuê lên tới 6,5-7 triệu đồng/tháng cho một căn nguyên bản. Đối với căn 3 phòng ngủ, mức giá lên tới 9-10 triệu đồng/tháng, thậm chí một số căn còn được chủ nhà đưa ra mức giá 12-15 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Giá căn hộ chung cư cho thuê tăng mạnh. (Ảnh minh hoạ).
Nhìn vào mức giá cho thuê, chị Phương Anh cho biết: “Tôi thực sự không nghĩ giá cho thuê tăng nhanh và nhiều như vậy. Chỉ trong vòng 6 tháng, mức giá đã khác hoàn toàn”.
Khảo sát thực tế cho thế, tại các dự án khác, giá cho thuê căn hộ đang đẩy tăng cục bộ. Tại dự án Imperia Smart City đang bàn giao toà I4 và I5, mức giá cho thuê căn studio dao động ở mức 4-5 triệu đồng/tháng. Với căn 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh, mức giá cho thuê 6-7 triệu đồng. Và với căn hộ 3 phòng ngủ, mức giá từ 9-11 triệu đồng.
Tại khu vực Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, các dự án chung cư cũng ghi nhận mức giá tăng đáng kể. Đơn cử như tại toà Xuân Phương – Quốc Hội, mức giá cho thuê cách đây 6 tháng cho căn 3 phòng ngủ là 7 triệu đồng/tháng.
Theo chị T. (một người thuê căn hộ), giá cho thuê tăng lắm. Chủ nhà vừa thông báo sẽ tăng lên 7,5 triệu đồng/tháng do tình hình giá tăng chung.
Chị này cũng cho biết: “Các căn giá rẻ cứ đăng tải là nhanh chóng có người thuê luôn. Mặt bằng giá chung đều tăng. Hôm trước, có căn hộ 2 phòng ngủ, đồ cơ bản, giá 8 triệu đồng. Chủ nhà đăng đúng 5 phút đã có khách cọc. Nhưng những căn hộ mà giá tăng cao, tiền nhiều thì chắc chắn vẫn khó cho thuê, còn căn hộ giá rẻ, không nhanh tay thì không thuê được”.
Khảo sát cho thấy, toà The Florence, để thuê được căn hộ 2 phòng ngủ, mức giá cho thuê là 9-10 triệu đồng/tháng. Tại toà MDHI Lê Đức Thọ, mức giá cho thuê căn hộ 3 phòng ngủ dao động ở mức 10-12 triệu đồng/tháng.
Tại khu vực Mỹ Đình, mức giá cho thuê cũng đều neo ở mức cao, tăng so với thời điểm trước dịch. Cụ thể, dự án 789 Bộ Quốc Phòng hoặc toà Sudico Mỹ Đình, giá cho thuê căn 3 phòng ngủ ở mức 12-15 triệu đồng/tháng. Đối với toà The Emerald, giá chung cư dao động ở mức 15- 18 triệu đồng/căn hộ 3 phòng ngủ tuỳ vào diện tích và đồ nội thất trong căn hộ.
Mức giá cho thuê có phần “mềm” hơn đối với toà chung cư đã bàn giao lâu. Đơn cử như tại toà C4, C2 dự án Vinaconex tại đường Nguyễn Cơ Thạch, mức giá cho thuê căn 2 phòng ngủ khoảng 7 triệu đồng.
Theo môi giới tên M, thời điểm tháng 5, giá căn hộ 2 phòng ngủ chỉ 6 triệu đồng và căn 3 phòng ngủ giá 7 – 7,5 triệu đồng. Nhưng hiện tại, các căn hộ cho thuê giá rẻ đều không còn. Mức giá chung đều tăng 10-15%”. Môi giới này cho biết, các căn hộ giá rẻ như thời điểm trước dịch ngày càng hiếm. Nên hiện tại, những căn hộ cho thuê rẻ được chào ra, nếu không cọc nhanh thì nhanh chóng có người thuê. Thời buổi khó khăn, ai cũng muốn thuê căn hộ rẻ.
Tập đoàn FLC nợ Quảng Bình số tiền "khủng"
Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất của tỉnh Quảng Bình.
Trong đó tới 220 tỉ đồng tiền nợ quá hạn, khiến ngành thuế tỉnh này "đau đầu" trong việc xử lý.
Ngày 23-7, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết dù đã bàn hành liên tiếp 3 quyết định cưỡng chế, nhưng ngành thuế tỉnh này vẫn chưa thể thu 220 tỉ đồng mà Tập đoàn FLC đang nợ quá hạn, trong tổng số 451 tỉ đồng mà tập đoàn này nợ tiền thuê đất .
Phối cảnh các dự án FLC tại Quảng Bình. (Ảnh Internet)
Theo Cục thuế tỉnh Quảng Bình, 220 tỉ đồng mà Tập đoàn FLC đang nợ quá hạn là của Dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình. Đây là 1 trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Dự án trên được tỉnh Quảng Bình cho thuê đất trả tiền một lần, khác với những dự án còn lại được trả hằng năm. Thời điểm UBND tỉnh phê duyệt giá đất và ban hành thông báo nộp tiền là đầu tháng 1-2022. Theo quy định, Tập đoàn FLC phải trả 50% tổng số tiền thuê đất chậm nhất trong 30 ngày đầu tiên và 50% còn lại chậm nhất trong 90 ngày.
Tuy nhiên, phía Tập đoàn FLC đã không thực hiện đúng quy định. Quá thời hạn 90 ngày, số tiền thuê đất này vẫn chưa được thanh toán. Đến nay số tiền được đưa vào diện nợ quá hạn là 220 tỉ đồng trong tổng số nợ là 451 tỉ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC trong một lần trả lời báo chí tại Quảng Bình
Theo ông Ngô Văn Thuận - Phó cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình thì cơ quan này đã ban hành liên tiếp 3 quyết định cưỡng chế gửi đến các ngân hàng liên quan đến Tập đoàn FLC để trích tiền từ tài khoản của Tập đoàn FLC chuyển về ngân sách tỉnh Quảng Bình, nhưng đến nay chưa thu được tiền.
"Theo quy định, nếu biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng không thực hiện được thì sắp tới chúng tôi sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế khác như không cho sử dụng hóa đơn, cưỡng chế kê biên tài sản. Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy phép" - ông Thuận nói.
Như Báo Người Lao Động thông tin, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị chỉ đạo các cơ quan liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến 10 dự án FLC ở Quảng Bình.
Các dự án này, gồm: Dự án trung tâm hội nghị khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình; Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh; Dự án công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình; Dự án sân golf FLC Quảng Bình Golf Links...
Thời hạn Bộ Công an yêu cầu tỉnh Quảng Bình cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án nói trên được giới hạn trước ngày 30-7.
Được biết, dự án FLC Quảng Bình được triển khai trên diện tích gần 2.000ha dọc bờ biển hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư 4.800 tỉ đồng. Dự án này được khởi công từ năm 2016, nhưng đến nay mới chỉ đưa vào hoạt động 2 sân golf và một số biệt thự nghỉ dưỡng ven biển.
Hệ lụy từ những dự án bất động sản mở bán, huy động vốn khi chưa đủ điều kiện Không ít những nhà phát triển, chủ đầu tư tại thị trường bất động sản phía Nam mở bán dự án, huy động vốn khi chưa đủ điều kiện. Hệ lụy là nhiều khách hàng, nhà đầu tư đối mặt với rủi ro, nhà không thấy đâu mà nguy cơ không đòi lại được tiền. Nhiều dự án bất động sản mở bán...