Tìm thịt cho bữa cơm học sinh
Bữa cơm có thịt? Ở Thu Lũm, các nhà trường cố cho các cháu tuần 2 bữa, ở Ka Lăng tuần 1 bữa, ở Tá Bạ có lẽ phải 2, 3 tuần một bữa.
Học sinh bán trú ở Tá Bạ còn thiếu cả bộ quần áo chỉn chu cho buổi lên lớp, suất cơm với 2 con cá khô được khen “ngon hơn ở nhà”.
Đại gia đình nghèo hiếu học
Bản Ka Lăng hôm nay còn được gọi là bản hiếu học. Trong khu bán trú, nội trú ở trung tâm xã Ka Lăng (huyện Mường Tè, Lai Châu) có đến cả chục “gia đình” nhỏ với 3-4 anh, chị em người bản Ka Lăng đến ở để theo học. Chuyện học ở Ka Lăng đã có truyền thống từ những năm 1960, thời ấy đã có những gia đình chấp nhận ăn sắn, ăn củ rừng để dành gạo cho con đi 2-3 ngày đường về huyện học cấp 2, hay đi cả tuần về tỉnh học cấp 3.
Cụ Lỳ Po Hừ năm nay 77 tuổi là một trong những người như thế. Cụ Hừ có cái may được đi bộ đội, xuất ngũ năm 1962. Những năm trong quân ngũ giúp cụ hiểu cái chữ quan trọng với đời người, để quyết nuôi các con được học hành. Cựu quân nhân Lỳ Po Hừ không có gì hơn sức khỏe, để chăm chỉ hơn người khác, làm mọi việc nuôi các con.
Video đang HOT
Học sinh Trường PTDT bán trú xã Tá Bạ đang cố viết lại nét chữ của cô giáo
Thời ấy, Ka Lăng vẫn còn đói nặng, mùa đói mỗi năm 4-5 tháng. Những mùa đói ấy, vợ chồng cụ ăn sắn, củ rừng, nhường gạo cho 6 người con mang đi ăn học. Đường học thật dài, những năm con đi học là những năm nhà cụ dù chăm chỉ vẫn “nghèo xơ xác”.
Gia đình cụ Hừ nay thuộc loại sang nhất bản, trong 6 người con đã có 2 người tốt nghiệp đại học, cậu con út đang học năm thứ 2 Đại học Luật (Hà Nội). Nhà cụ Hừ sang còn vì lẽ những dịp tết, cúng bản, nhà cụ có đông bạn bè của con về chơi (với tục mến khách của cộng đồng người Hà Nhì, đông khách còn quý hơn giàu có). Chuyện đi học, cụ bảo “như ăn quả mắc kham vậy, trước thì chát sau ngọt, ngọt mãi”. Lớp trẻ hôm nay ở Ka Lăng nhìn vào những nhà như nhà cụ Hừ mà chịu khổ, quyết tâm đi học.
Hiếu học bậc nhất ở Ka Lăng nay phải kể đến nhà Lỳ Gạ Xá. Anh Xá năm nay 32 tuổi, bố mẹ cùng mất năm 2011, để lại cho anh 3 người em đang đi học, cùng với 3 đứa con anh là 6 người đi học. Xá bây giờ cũng vào loại nghèo nhất nhì bản, gia tài quý nhất có cái TV bố mua từ 10 năm trước. Anh cũng giống cụ Hừ năm xưa ở chỗ chăm làm. Làm ruộng, làm thuê, việc gì vợ chồng anh cũng nhận quyết cho em, con “học hết chữ”. Nhà nghèo nhưng vào năm học, cả 6 đứa em và con anh đều có quần áo mới. Hơn 2 triệu đồng sắm sửa, số tiền ấy vợ chồng anh phải tranh thủ làm thuê trong 3 tháng.
Tìm thịt cho học sinh
Nếu so về giá cả, hàng hóa, nhất là thực phẩm thì vùng Thu Lũm, Ka Lăng, đắt gấp rưỡi, gấp đôi nơi khác. Gạo thường 15.000 đồng /kg, thịt 140.000 đồng/kg, trứng 4.000 đồng/quả… Tiền Nhà nước trợ cấp cho học sinh bán trú 420.000 đồng/em/tháng, trừ tiền gạo, thức ăn, các cháu còn 4.000 đồng/bữa.
Chuyện lo cho các em được ăn thịt đúng là thách đố các thầy cô. Không có miếng thịt cũng khó ổn khi các em đang tuổi lớn. Đưa ra bàn chuyện huy động phụ huynh góp gạo, Trường THCS Ka Lăng chịu, vì nếu phải góp thì không ít em sẽ nghỉ học.
Cuối cùng cũng có cách, miếng thịt tìm thấy trong… ngày nghỉ học. Những ngày các em về nhà, gia đình nuôi, đó cũng là đã góp. Số tiền không nấu ăn ngày nghỉ đó đủ để nhà trường lo cho các em mỗi tuần 1 bữa cơm thịt.
Anh Bùi Văn Ái – cán bộ y tế học đường kiêm “bếp trưởng” của khu bán trú Trường THCS Ka Lăng nói rất thật: “Thịt không nhiều đâu, phải kho thêm với đậu, các em mới được gắp đẫy tay một tý”. Với Trường THCS Thu Lũm, dân khá giả hơn nên góp được gạo, các em mỗi tuần thêm được bữa thịt nữa.
Tìm thịt khó nhất là ở Tá Bạ, giá hàng ở đây đắt gấp rưỡi Ka Lăng, các thầy cô cũng thiếu thịt. Thầy cô ở điểm bản muốn ăn thịt phải mua gà mang vào. Thịt lợn phải mua tận xã Mường Tè hoặc vào xã Ka Lăng, đều cách bản trung tâm Tá Bạ 50-60km. Nhắn người chở thực phẩm vào bán thì “thịt đắt như nhung hươu, rau đắt như thuốc” – thầy Lê Hoài Phương – Hiệu phó nhà trường ví.
Bữa cơm của cả thầy lẫn trò ở Tá Bạ cứ cá khô toàn tập. Học sinh bán trú ở Tá Bạ phần lớn là người La Hủ “đói quen rồi”, ăn cơm với cá khô khen “sướng hơn ở nhà”. Miếng thịt cho bữa cơm học sinh ở Tá Bạ – “thôi thì đầu cá vá đầu tôm, tuần không được thì hai tuần, ba tuần phải cố cho các cháu một bữa” – Hiệu trưởng Nguyễn Anh Dũng tâm sự.
Theo dân việt
Đóng bảo hiểm thất nghiệp tăng bất thường
Theo Cơ quan BHXH Việt Nam, đến nay trên cả nước đã có 80% số người lao động đang tham gia BHXH đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Từ đầu năm đến nay, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh, nhiều chiêu "lách luật" để móc tiền từ quỹ BHTN đã xuất hiện.
Nhiều lao động được giải quyết trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)
Nhiều chiêu lách luật
Ông Điều Bá Được, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH - BHXH Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 8-2012, số người tham gia BHTN đạt gần 8,07 triệu, chiếm 80% số người lao động đang tham gia BHXH. Tổng thu BHTN từ đầu năm đến nay là 4.065 tỷ đồng. Đặc biệt, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng năm tăng nhanh (năm 2011 tăng 160% so với năm 2010, quý I-2012 tăng 50% so với cùng kỳ 2011). Đối tượng chủ yếu là người có thời gian đóng BHTN đủ 12-36 tháng, lao động nữ chiếm gần 60%. Nguyên nhân được chỉ ra là do tác động của những biến động kinh tế hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, số người mất việc tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn. Bên cạnh đó đã xuất hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khiến cho nhiều đối tượng dù "thất nghiệp ảo" nhưng hưởng BHTN với mức cao.
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm nay, có 298.200 người lao động đã được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, với tổng số tiền lên đến hơn 1,4 tỷ đồng. Tuy vậy, khoản chi hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề để đào tạo người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lại rất thấp, số lượng người học nghề để tìm kiếm công việc mới càng thấp hơn, chỉ bằng 0,2% so với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đáng chú ý, lợi dụng quy định về điều kiện hưởng BHTN còn chưa cụ thể, chưa xét tới nguyên nhân bị thất nghiệp nên nhiều người lao động tự ý xin nghỉ việc để hưởng BHTN sau đó quay trở lại làm việc tại chính đơn vị đó. Thậm chí, chủ sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thủ tục hưởng BHTN (để ăn chia) nhưng thực tế người lao động vẫn làm việc bình thường tại đơn vị, hoặc chủ sử dụng lao động bố trí cho người lao động nghỉ việc từng đợt để giải quyết BHTN.
Đặc biệt, qua giám sát kiểm tra, BHXH Việt Nam nhận thấy xuất hiện tình trạng mức tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của người lao động tăng cao bất thường (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung), sau đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quỹ BHTN.
Sẽ thanh tra BHTN
Không "bắt tay" nhau để trục lợi từ quỹ BHTN, nhiều doanh nghiệp nhỏ lại tìm cách trốn đóng BHTN cho người lao động. Theo quy định hiện nay, ở các đơn vị sử dụng dưới 10 lao động, người lao động có giao kết hợp đồng lao động trên 12 tháng thì không được tham gia BHTN. Lợi dụng điều này, không ít doanh nghiệp cố tình khai giảm số lượng lao động xuống dưới 10 người để trốn đóng BHTN, nhiều lao động thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp đó nhưng không có tên trong sổ lương của doanh nghiệp khiến cơ quan BHXH khó khăn trong công tác thu BHTN. Từ đầu năm đến nay, số nợ BHTN của các doanh nghiệp tăng cao, vào khoảng hơn 415 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ BHTN ở khu vực hành chính, sự nghiệp lại phổ biến hơn ở các khối khác.
Ông Được cho rằng, trong việc quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động, tiền lương, tiền công, còn tình trạng doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động, do đó khả năng phát hiện lao động thực sự có làm việc ở doanh nghiệp là rất khó khăn nếu chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm. Tới đây, BHXH Việt Nam sẽ tăng cường thanh, kiểm tra một số đơn vị. Nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm nghiêm trọng, BHXH Việt Nam sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, truy tố trước pháp luật.
Một vấn đề mà người lao động hết sức quan tâm là trong thời gian qua, dù công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp đã đi vào nề nếp song quy trình chi trả trợ cấp chưa thực sự thuận lợi cho người lao động.
Cụ thể, muốn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đi lại nhiều lần giữa 2 cơ quan: làm thủ tục đăng ký thất nghiệp ban đầu, hàng tháng thông báo tình trạng việc làm với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, thành phố và nhận trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan BHXH. Ở một số địa phương, việc phối hợp giữa cơ quan lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện chính sách BHTN còn chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến việc giải quyết hưởng BHTN còn chậm trễ hoặc sai sót trong tính toán mức trợ cấp, thiếu thông tin về người lao động, dẫn đến người lao động phải đi lại nhiều lần. Ngoài ra, thời hạn đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng BHTN quá ngắn nên trong nhiều trường hợp người lao động không kịp thực hiện thủ tục, không đủ thời gian tìm việc làm mới.
Theo ANTD
Thuế thu nhập cá nhân: Chưa vì dân Thuế thu nhập cá nhân phải bảo đảm nguyên tắc điều tiết thu nhập và chỉ đến ngưỡng nhất định mới đánh thuế mạnh. Việc Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội (QH) có ý định hạ mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) so với mức đề xuất của Chính phủ đang gây nhiều bức xúc...