Tìm thiên đường, gặp địa ngục
Mỗi năm có hàng ngàn người tị nạn, đa phần từ Eritrea, Ethiopia và Sudan rời khỏi đất nước để tới Israel tìm kiếm sự giàu có và ổn định. Tuy nhiên, rất ít người làm được điều đó.
Nộp tiền hay gan, thận?
Kết quả của những vụ nhập cư không thành có thể thấy rõ ở nhà xác Bệnh viện Trung tâm thị trấn cảng El Arish (Ai Cập). Máy lạnh bị hỏng làm mùi hôi của xác chết đang phân hủy vương vất trong không khí dù nhân viên ở đây đã cố gắng che đậy bằng clo và hương liệu. Ngày nào nhà xác cũng đầy những thi thể của dân tị nạn châu Phi.
Theo ông Hamdy Al-Azazi, lãnh đạo tổ chức Thế hệ mới cho Nhân quyền, dân tị nạn sẽ bị bọn buôn người bán cho bộ tộc Bedouin rồi bị tống tiền.
Video đang HOT
Dân tị nạn châu Phi bị bắt giữ trên đường đến Israel.
Ibrahim Yehia từ Eritrea nói anh ta đã trở thành con mồi của thổ dân Bendouin. “Khi tới Sinai (Ai Cập), tôi đã bị xích trong sa mạc. Nhiều người bị tra tấn cho đến chết”, anh vừa nói vừa chỉ vào vết sẹo để lại do sốc điện. “Bọn chúng đòi tôi 12.000USD. Nhà tôi đã phải bán hết mọi thứ mới gom được 6.000USD”.
“Ba tháng liền tôi bị trói trong một cái lều gần biên giới Israel. Sau khi nhận tiền, người Bedouin thả tôi tại biên giới, nơi tôi bị những người đàn ông mặc thường phục bắn. Quân đội đã đưa tôi tới bệnh viện”.
Những người như Yehia sẽ được điều trị và đưa tới các trung tâm giam giữ trước khi bị trục xuất về nước.
Tuy nhiên, Yehia vẫn còn là một trường hợp may mắn. Ông Al-Azazi cho biết, nhiều người tị nạn không có tiền chuộc sẽ bị thổ dân Benouin đánh thuốc mê và mổ lấy nội tạng như giác mạc, gan, thận.
Ông đã từng đến những nơi thi thể nạn nhân còn lại sau khi nội tạng bị đánh cắp. Ông tin rằng, việc này có sự nhúng tay của các bác sĩ vô lương tâm. Những thi thể xác định được danh tính sẽ được chôn trong các nghĩa trang vùng El Arish. Nhưng những xác chết không có giấy tờ thì phải an nghỉ trong hầm mộ tập thể bên ngoài.
Những người đã vượt biên thành công cho biết họ cũng từng bị tra tấn, cưỡng bức và làm nô lệ trên những cánh đồng cần sa khắp phía bắc Sinai. Một trong những người đã sang được Israel cho biết cô bị hãm hiếp hằng ngày trong cuộc hành trình vài tháng để tới Tel Aviv.
Ngoài tầm kiểm soát
Khi CNN đối chất với một thủ lĩnh giấu tên của bộ tộc Sawarka Bedouin, ông này cho rằng, những kẻ buôn người đã giả làm thổ dân. Ông đưa phóng viên tới một nơi bí mật để nói chuyện với 5 người tị nạn, nhằm chứng minh rằng họ đang được đối xử tốt.
Tuy nhiên, những người đã thoát khỏi địa ngục ấy lại nói rằng, các vụ hành hạ, giết chóc xảy ra như cơm bữa trong các trại Bedouin.
Ông Salem, một thủ lĩnh khác lại khẳng định sự tồn tại của nạn buôn người tuy chỉ một số ít có liên quan. “Bạn không thể vơ đũa cả nắm được. Người Bedouin ở Sinai có đến hơn 150.000 thành viên. Số làm nghề đấy không quá 50 người”.
Tuy nhiên, Salem có thừa nhận rằng những thủ lĩnh Bedouin hầu như chẳng làm gì để ngăn chặn nạn này bởi sợ gây ra hiềm khích nội bộ.
Chính phủ và lực lượng an ninh Ai Cập dường như bất lực trước tình trạng này. Các đơn vị cảnh sát đã bị rút khỏi bắc Sinai sau cuộc cách mạng lật đổ Hosni Mubarak. Chỉ một lực lượng quân sự nhỏ chống các phần tử Hồi giáo cực đoan là còn hoạt động. Mọi thứ ở đây dường như đều nằm ngoài tầm kiểm soát.
Theo Bee.net.vn
LHQ sẽ gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Abyei
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 27/6 đã nhất trí thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo, cho phép triển khai 4.200 binh sĩ Ethiopia tới Abyei, khu vực tranh chấp giữa miền Nam và miền Bắc Sudan, trong thời gian 6 tháng.
Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi tại Sudan. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nghị quyết cho phép thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc mới, gọi là Lực lượng an ninh lâm thời Liên hợp quốc tại Abyei (UNISFA).
Nghị quyết được thông qua một tuần sau khi hai miền Nam, Bắc Sudan kí tại Addis Abeba một thỏa thuận phi quân sự hóa khu vực Abyei và cho phép binh sĩ Ethiopia vào giám sát hòa bình tại khu vực này.
Hiện vẫn chưa rõ phải mất bao lâu để Ethiopia triển khai quân tới Abyei, khu vực giữa hai miền Nam Bắc Sudan và được cho là có dầu mỏ./.
Theo TTXVN
Hai miền Sudan lại bùng phát mâu thuẫn Nam Sudan cáo buộc Bắc Sudan tiến hành cuộc không kích khiến 12 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương. Một quan chức của Nam Sudan ông Miabek Lang ngày 11/11 cáo buộc Sudan tiến hành các cuộc không kích đẫm máu tại một trại tị nạn nước này hôm 10/11, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nam Sudan cáo...