Tìm thấy xác ướp sơn dương đóng băng cực hiếm trên dãy Alps
DNA hiện nay đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, nó thường có thể khó phân tích và bảo quản.
Việc phát hiện xác ướp sơn dương, một loài sinh vật ở các vùng núi của châu Âu, hiện đang giúp các chuyên gia tìm ra cách đánh giá DNA mà không làm hỏng nó.
Phần đầu của xác ướp sơn dương.
Nghiên cứu này được đánh giá có thể hỗ trợ việc phát triển các kỹ thuật bảo tồn mới cho các hài cốt được ướp xác tương tự.
Xác ướp của con sơn dương được một số người leo núi tìm thấy ở Val Aurina, Nam Tyrol, thuộc dãy núi Alps của Ý. Các chuyên gia đã đến địa điểm này và một trong số họ, Hermann Oberlechner, nhận ra rằng đang đối mặt với một phát hiện rất độc đáo. Ngay lập tức Hermann Oberlechner đã thông báo cho các cơ quan chức năng địa phương có liên quan.
Xác con sơn dương đã được bảo quản trong khoảng 4 thế kỷ và chỉ mới được tiết lộ gần đây khi một con sông băng tan. Oberlechner cho biết chỉ một nửa cơ thể con vật lộ ra khỏi tuyết. Da nó hoàn toàn không có lông và chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì tương tự.
Hình ảnh một phần xác ướp sơn dương.
Phải mất rất nhiều sự hỗ trợ và cẩn thận mới có thể gỡ tuyết phủ lên con sơn dương. Rất may nó đã không bị hư hại trong khi gỡ bỏ. Các chuyên gia muốn đưa xác con sơn dương ra khỏi núi để nghiên cứu và bảo tồn, nhưng có một vấn đề đó là địa điểm khám phá không thể vượt qua và chỉ có thể tiếp cận bằng cách leo núi đồng thời đi bộ đường dài trong vài giờ.
Các cơ quan chuyên trách của Ý đã được yêu cầu hỗ trợ và sau đó họ đã cung cấp một máy bay trực thăng. Nhờ đó đã đưa xác con sơn dương xuống khỏi núi và đến trung tâm nghiên cứu Eurac, nơi nó được đặt trong một phòng lạnh chuyên biệt.
Thực chất, bản thân con sơn dương không quá quan trọng, nhưng người ta sớm nhận ra rằng nó có thể hữu ích như một chất mô phỏng cho nghiên cứu về vật chất sinh học bị đóng băng.
Marco Samadelli, một chuyên gia bảo tồn cho biết: “Nhờ các nghiên cứu trước đây, chúng tôi biết các thông số vật lý và hóa học tối ưu để bảo quản”.
Sơn dương có thể được nghiên cứu cụ thể về DNA và cách các điều kiện trong điều kiện cực lạnh đã thay đổi cấu tạo của nó. Với phân tích chuyên sâu lặp đi lặp lại, các nhà nghiên cứu sẽ xác minh những thay đổi nào mà DNA phải trải qua khi điều kiện bên ngoài thay đổi.
Video đang HOT
Albert Zink, người đứng đầu nghiên cứu về xác ướp băng tại Eurac Research, cho biết thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng dữ liệu khoa học để phát triển một quy trình bảo tồn hợp lệ trên toàn cầu cho xác ướp băng. Đây là lần đầu tiên xác ướp động vật được sử dụng theo cách này”.
Xác ướp sơn dương đông lạnh còn có thể cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về xác ướp băng. Nó cho phép các nhà khoa học phát triển các kỹ thuật mới về cách tách chiết DNA. Những thứ này sau đó có thể được sử dụng theo những cách mới, không chỉ để nghiên cứu xác ướp băng mà còn giúp bảo quản chúng, vốn thường rất khó khăn.
Trang Phạm
Hình ảnh xác ướp tzi (trên) và Mummy Juanita.
tzi hay Utzi là một trong những xác ướp băng nổi tiếng nhất được phát hiện cho đến nay. Đây là xác ướp của một người đàn ông đã chết cách đây hơn 5000 năm trong thời kỳ đồ đá cũ. Mummy Juanita là một xác ướp băng nổi tiếng khác. Đây là tên được đặt cho hài cốt được bảo tồn của một cô gái trẻ Inca đã bị giết trong một cuộc hiến tế trong thế kỷ XVI trên dãy Andes.
Xác ướp băng được gọi là xác ướp tự nhiên vì chúng đã được bảo quản bằng các điều kiện tự nhiên. Những tử thi này không phải tuân theo quy trình ướp xác của con người, trái ngược với trường hợp xác ướp như ở Ai Cập.
Xác sơn dương hiện đang được đánh giá tại Phòng thí nghiệm Bảo tồn Nghiên cứu Eurac. Phòng thí nghiệm này dành riêng để tìm hiểu cách bảo quản các xác ướp đông lạnh. Xác sơn dương giúp các chuyên gia phát triển các hệ thống bảo quản có thể lưu giữ xác ướp và đặc biệt là DNA quan trọng.
Tham quan những bảo tàng kỳ lạ nhất thế giới
Lá gan của cặp song sinh dính liền thân, bức tường sọ người, xác ướp 'xà phòng,... là những mẫu vật được trưng bày tại bảo tàng y học Mutter. Đây cũng là một trong số những bảo tàng được cho là kỳ lạ và rùng rợn nhất trên thế giới...
Bảo tàng y học Mutter (Mỹ)
Bảo tàng Mutter thuộc Philadelphia, bang Pennsyvania được xem là địa điểm tham quan "nặng đô" cho những người tò mò và thích trải nghiệm. Tại đây trưng bày nhiều mẫu vật, mô hình và các thiết bị y tế cổ xưa gây chấn động lịch sử y học. Bảo tàng còn lưu giữ các cơ quan cơ thể người dị tật khác nhau như tay chân, các bộ phận và các thai nhi dị dạng, một tuyến tiền liệt nặng 1kg, đại tràng khổng lồ bị táo bón nặng 36kg, u nang buồng trứng 66kg, não của Einstein hay khối u của một vị tổng thống.
Bảo tàng Mutter mở cửa lần đầu tiên vào năm 1849, là một phần của trường y khoa có tuổi thọ lâu đời nhất ở Mỹ, trường Cao đẳng Y học Philadelphia. Nhưng những người thu thập các mẫu vật kỳ lạ này không hoàn toàn là kẻ điên rồ. Trên thực tế, người sáng lập bảo tàng là Thomas Dent Mutter, một vị bác sĩ phẫu thuật người Mỹ được nhiều người ca ngợi và kính trọng.
Nổi bật nhất trong không gian bảo tàng phải kể đến bức tường sọ người. Dưới mỗi hộp sọ là thông tin tuổi, nơi sinh và nguyên nhân tử vong. 139 hộp sọ người này là từ Joseph Hyrtl (1810 - 1894) và có liên quan đến ngành Não tướng học (Phrenology) ở thế kỷ 19. Não tướng học là một khoa học giả, cho rằng trí thông minh, tính cách và chủng tộc của con người có thể suy ra từ cấu trúc hộp sọ.
Bức tường sọ người tại bảo tàng y học Mutter (Mỹ).
Lá gan của cặp song sinh liền thân người Mỹ gốc Thái cũng được lưu giữ tại bảo tàng này. Chang và Eng là cặp song sinh đã dính liền với nhau phần ngực và có chung bộ phận gan. Năm 1829, họ bị bán đến Mỹ và bắt đầu biểu diễn trong rạp xiếc. Đến năm 28 tuổi, hai anh em đã định cư tại Mỹ bằng số tiền kiếm được và kết hôn với 1 cặp chị em người Anh, sinh ra 21 người con.
Năm 1874, Eng qua đời vì bệnh phổi, sau đó 2 tiếng Chang cũng mất. Cái chết của Chang vẫn là một bí ẩn đến hiện tại. Lá gan chung của họ hiện vẫn đang được đặt trong bảo tàng Mutter.
Năm 1875, xác ướp phụ nữ được phát hiện tại Philadelphia và được gọi là Người phụ nữ "xà phòng", bởi vì cơ thể cô được bọc trong một lớp sáp dày như một bánh xà phòng. Đây cũng là một trong những mẫu vật được lưu giữ tại bảo tàng Mutter cho đến nay. Bảo tàng Mutter còn trưng bày mẫu vật là chiếc sừng mọc trên đầu người. Góa phụ Dimanche ở Paris, Pháp vào thế kỷ 19 đã mắc phải một căn bệnh lạ, một chiếc sừng sắc nhọn kỳ quặc đã mọc trên đầu bà trong 6 năm. Trên thực tế, có nhiều người khác cũng "mọc sừng" trên các bộ phận nhưng không một ai có chiếc sừng dài và lớn như bà. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã quyết định lưu giữ chiếc sừng "độc nhất" này tại bảo tàng.
Trong số các mẫu vật kỳ quặc trong bảo tàng, đặc biệt có bộ xương của Harry Eastlack. Nhìn từ xa thì đây chỉ là một bộ xương bình thường nhưng nếu nhìn gần, bộ xương lại giống một rạn san hô hơn là xương người. Harry Eastlack mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp là Hóa thạch cơ bắp tiến triển (Fibrodysplasia ossificans progressiva), thường gọi với cái tên Bệnh vôi hóa. Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/2 triệu, khiến cho nhiều bộ phận cơ thể như cơ bắp, gân và dây chằng hóa thành xương.
Mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến trí não và nhận thức nhưng những xương mới hình thành có thể làm bệnh nhân khó chịu. Năm Eastlack 15 tuổi, hàm của ông bị dính liền với nhau vĩnh viễn, ông không thể ăn được những món rắn, cứng. Nhiều năm sau, ông mất do viêm phổi.
Bảo tàng WC (Ấn Độ)
Bảo tàng vệ sinh quốc tế Sulabh được thành lập năm 1992 nhằm thúc đẩy thói quen vệ sinh an toàn trên toàn Ấn Độ. Nó được xây dựng đồng thời với việc duy trì hàng trăm nhà WC công cộng tại các thành phố lớn, bao gồm cả những điểm thu hút khách du lịch như Pháo đài Đỏ ở Delhi, đền Taj Mahal ở Agra, cũng như các thị trấn làng mạc trên khắp Ấn Độ.
Bảo tàng toilet được xây dựng nhằm khuyến khích thói quen vệ sinh an toàn cho người dân Ấn Độ.
Hiện bảo tàng đang lưu giữ nhiều bộ sưu tập có một không hai về hình ảnh, hiện vật liên quan tới lịch sử phát triển của nhà vệ sinh trên toàn thế giới kể từ thời điểm 2500 năm TCN cho tới hiện tại. Qua đó, khách tham quan có cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển của nhà WC từ thời cổ đại cho tới hiện đại.
Bảo tàng Sulabh còn là nơi trưng bày kiểu nhà vệ sinh làm bằng gạch của người Harappa cổ thời Trung Cổ, bản sao bồn xí của vua Louis XIV được chế tạo gắn liền với ngai vàng, cho tới những mẫu toilet thời hiện đại.
Một số hiện vật quý trong bảo tàng có thể kể tới chiếc bồn giật nước của Sir John Harrington, phụ tá nữ hoàng Elizabeth I có từ năm 1596, ghế đi vệ sinh của Áo, một loại nhà vệ sinh của Pháp được thiết kế như chồng sách, hay chiếc khác của Anh mang hình dáng rương kho báu.
Xung quanh tường bảo tàng là hàng loạt những bài thơ, truyện tranh, truyện cười hay phim hoạt hình liên quan tới nhà vệ sinh. Kể từ ngày mở cửa tới nay, bảo tàng tiếp đón khoảng 100.000 khách tham quan.
Bảo tàng mì ăn liền (Nhật Bản)
Bảo tàng Momofuku Ando được thành lập vào năm 1999, tại Ikeda thành phố Osaka để vinh danh "cha đẻ" của mỳ ăn liền, ông Momofuku Ando. Năm 1958, Ando đã tạo ra món ăn này để giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II.
Bước vào trong bảo tàng, du khách sẽ được trải nghiệm không gian Đường hầm mì ăn liền (với rất nhiều gói mì ăn liền và mì ly đủ màu sắc được bày bán trên khắp thế giới) để tới bản sao của căn lều mà Ando đã giam mình để sáng chế ra công thức mì ăn liền. Du khách cũng có cơ hội được thưởng thức Ramen vũ trụ, loại mì khô lạnh được chế tạo dành riêng cho nhà phi hành gia Soichi Noguchi vào năm 2005.
Bảo tàng mỳ ăn liền mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách tham quan.
Tại khu vực Nhà máy ramen gà, khách tham quan có thể thoải mái chế tạo mì từ những nguyên liệu thô, tùy ý lựa chọn kiểu đóng gói và hương vị cho mì. Tại đây, du khách sẽ được biết về quá trình tạo ra ly mì đầu tiên trên thế giới. Ando đã nghĩ ra ý tưởng này khi đến tham quan Trung Quốc và thấy người dân địa phương đang ăn mì bằng những chiếc ly giấy. Đến năm 1971, dây chuyền sản xuất mì ly đã hoàn thiện và sẵn sàng tung ra thị trường thế giới. Bảo tàng cũng cho công chiếu lại một hoạt cảnh khi ông Ando lần đầu tiên bàn bạc việc kinh doanh với một đối tác đầu tư Mĩ để bắt đầu công đoạn đưa mỳ ly ra thị trường.
Bảo tàng Thất bại (Thụy Điển)
Bảo tàng Thất bại chính là địa điểm lưu giữ hàng trăm sản phẩm thất bại. Khách tham quan sẽ tìm thấy hàng tá đồ công nghệ bị bỏ quên như máy nhắn tin Newton của Apple hay kính Google Class, nước giải khát vị cà phê trông như lon coca, hay mì bò lasagna của hãng kem đánh răng Colgate - thứ nhắc nhở thực khách phải đánh răng sau bữa tối...
Cải tiến trong kinh doanh thường đi liền với mạo hiểm, điều Samuel West - người sáng lập Bảo tàng Thất bại, khám phá ra trong quá trình nghiên cứu dưới vai trò của một nhà tâm lý học. Dù quá trình còn phụ thuộc vào thử nghiệm và sai lầm, con người thường chỉ nhắc đến thành công.
"Tôi mệt mỏi vì liên tục tôn thờ thành công và cách xã hội chúng ta tôn vinh thành công và kỳ thị thất bại. Tôi thấy những câu chuyện thành công ở khắp nơi, nhưng thường chẳng có dấu hiệu gì cho thấy có thất bại hay sai lầm, khó khăn dọc đường", West bày tỏ.
Bảo tàng Thất bại hấp dẫn những cảm xúc bẩm sinh này của con người. Du khách cũng có thể trải nghiệm cảm giác phấn chấn khi thừa nhận sai lầm của mình, bằng cách viết lại trên giấy dán tường, hoặc kể lại trong phòng ẩn danh.
Cải tiến chấp nhận rủi ro, bảo tàng Thất bại chứng tỏ sự thành công. Khi bộ sưu tập mở rộng, một phòng trưng bày mini đã được mở tại Los Angeles, Mỹ, một số vật trưng bày sẽ xuất hiện ở Toronto, Canada.
Hiện bảo tàng dừng đón khách vì Covid-19, những địa điểm mở phòng trưng bày tại Pháp hay California, Mỹ sẽ sớm được thông báo khi có thêm thông tin. Vé tham quan tại những phòng triển lãm khoảng 6-10 USD, trẻ dưới 6 tuổi tham quan miễn phí.
Những quan tài hình nhân trên vách đá ở Peru Nằm ở vị trí khó tiếp cận tại độ cao 2.000 m, những quan tài cổ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 đến nay vẫn mang nhiều bí ẩn. Di tích lịch sử hiếm hoi thuộc về người Chachapoya nằm giữa hẻm núi dốc của dãy Andes và khu rừng nhiệt đới bao la ở vùng Amazonas (Peru). Vào...