Tìm thấy xác chết bị đốt chỉ còn lại bộ xương
Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, người dân xã Nghi Hợp vừa phát hiện một xác chết trong rừng chỉ còn lại bộ xương. Một vài bộ phận của người chết đã bị thú rừng tha đi khắp nơi.
Theo đó, khoảng 8 giờ 45 phút ngày 20/9, một người dân xã Nghi Hợp trên đường vào rừng hái sim đã phát hiện một xác chết bị đốt chỉ còn lại bộ xương. Cạnh xác chết có một chiếc nón, một bộ đồ hoa đã bị đốt chỉ còn lại 1 số mảnh và 2 chiếc kẹp tóc.
Hiện trường
Theo người dân xã Nghi Hợp thì nhiều bộ phận của xác chết đã bị chó và thú rừng tha đi nhiều nơi xung quanh đó. Xác chết được phát hiện tại rú Quản Thông, thuộc địa bàn xóm 3 xã Nghi Hợp.
Người dân cho biết, ngày 4/9/2011, một học sinh trên đường về nhà, khi đi qua khu vực này có thấy một đám lửa bốc lên, nhưng không để ý vì cứ nghĩ người ta bốc mộ nên đốt đồ cúng.
Hàng ngàn người tập trung xem xác chết
Video đang HOT
Theo chẩn đoán của nhiều người thì khả năng đám lửa mà học sinh trên trông thấy có thể kiên quan đến cái chết của người xấu số nói trên.
Hiện tại, danh tính nạn nhân vẫn chưa được xác định. Công an huyện Nghi Lộc đã có mặt bảo vệ hiện trường và điều tra nguyên nhân cái chết.
Nguoiduatin.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo Nguoiduatin
Những kỳ bí trong 'động xương' ở Hà Nội
Từ con đường đó, mở ra một thế giới đầy âm khí rùng rợn: Thế giới của những bộ xương, của những hàm răng người...
Trước khi đến địa danh gọi là Thung Lũng Tình Yêu, chúng tôi đi qua một khu vực khá rộng rãi, bằng phẳng. Dưới nền hang là lớp đất dày, có dấu đào bới của giới săn cổ vật từ lâu rồi.
Soi đèn pin quan sát khu vực này, thấy không gian khá rộng lớn, nóc động rất cao, chỉ thấy nhũ đá thả xuống lờ mờ như những bông hoa vàng óng. Tôi có thể mường tượng đây từng là ngôi nhà khổng lồ của người tiền sử. Không rõ người tiền sử có sống ở sâu thế này trong cảnh không có ánh sáng không?
Cối đá do người tiền sử tạo ra?
Bãi rộng này gồm những tảng đá nằm ngổn ngang trên nền đất. Trong những câu chuyện với người dân Sài Sơn, họ thường kể về những địa danh như Bãi Ba Sào, Thung Lũng Tình Yêu, Chợ Lợn, Suối Xương, Cây Vàng Cây Bạc... mặc dù không mấy ai xuống và biết cụ thể nó như thế nào. Tên các địa danh là do những người thám hiểm từ cả trăm năm trước kể lại cho dân làng nghe trong những đêm mùa đông bên bếp lửa bập bùng.
Nhìn những hòn đá nằm ngổn ngang, to cỡ con lợn, tôi có thể suy đoán rằng đây là địa danh Chợ Lợn, dù chả có cục đá nào có hình thù con lợn.
Đang loay hoay đi tìm dấu vết của xương cốt thì Hiệp đưa cho tôi một vật màu vàng nhạt và bảo: "Anh xem có phải cổ vật không?". Tôi cầm miếng đá ngó nghiêng một lượt và nghĩ đây có thể là vật dụng bằng đá của người xưa. Với 2 cái lưỡi sắc, một lưỡi để chặt, một lưỡi để cắt và tay nắm ở giữa, tôi vẫn đinh ninh là công cụ bằng đá của người tiền sử. Như vậy, có thể Thần Quang Động từng là nơi sinh sống của người tiền sử?
Tôi tin rằng, giới đào cổ vật đã mang đi rất nhiều thứ quý giá trong hang động này. Nếu các nhà khoa học tiếp tục khai quật, đào bới nền đất, có thể thu lượm được nhiều thông tin khoa học quý giá.
Soi đèn vào những phiến đá phẳng lớn, tôi thấy có vài hố tròn, đều, độ sâu vừa phải, cảm giác như những cái cối. Liệu có phải đây là những cái cối do người tiền sử tạo ra để giã thứ gì đó không? Hay có một thời nước trên mái đá nhỏ xuống tạo thành những cái cối tròn xoe này?
Từ khu vực Chợ Lợn, trèo qua một sườn đá khá dốc và trơn, chúng tôi đến địa danh Thung Lũng Tình Yêu. Sở dĩ, tôi biết đây là Thung Lũng Tình Yêu bởi vì tại thung lũng này, có vô số nhũ đá tuyệt đẹp, là một bức tranh thiên tạo vĩ đại. Nhưng, trước khi đến Thung Lũng Tình Yêu, tôi đã trải qua cảm giác rùng rợn.
Leo trèo tìm ngách đi tiếp.
Bắt đầu là tiếng u u như tiếng muỗi, rồi tiếng rít to dần như gió bão ào ào. Tôi không rõ, trong cái vòm hang rộng mênh mông này có bao nhiêu vạn con dơi, nhưng phải nói là rất nhiều. Loài dơi thấy động, bay túa xua tìm nơi trú ẩn khác.
Theo lời bà Hoa, người bán hàng ở cửa động, xưa kia, người dân thường tìm vào núi săn dơi ngựa, loài dơi có sải cánh đến gần 1 mét, trọng lượng cơ thể 3-4 lạng để ăn thịt. Tuy nhiên, từ hơn chục năm nay, không ai dám xuống hang bắt dơi nữa. Lý do, hồi đó, ông Phạm Văn Long, người xóm Chợ cùng một số người nữa đem lưới vào hang để bắt dơi. Lúc đang giăng lưới, mọi người bủn rủn tay chân khi thấy một quầng sáng bay lơ lửng trước mặt, như một ngọn đuốc. Nhóm ông Long sợ hết hồn, bỏ cả lưới, bỏ cả bao dơi chạy thục mạng lên miệng hang. Nhóm người này khẳng định ngọn lửa lạ đó là... ma. Trong hang động, hài cốt lắm thế, thì thiếu gì ma! Từ đó, không ai dám xuống hang bắt dơi nữa.
Qua câu chuyện ngọn lửa, người dân Sài Sơn gán cho ma quỷ. Tuy nhiên, tôi không tin có ma ở trong động này. Nếu xuất hiện ngọn lửa bay lơ lửng, có lẽ tôi cũng không sợ, bởi chuyện đó không có gì lạ. Trong hang động có nhiều dơi thế này, phân dơi rải thành lớp dày dưới nền động, lượng phốt pho rất lớn. Khi phốt pho gặp ôxi bốc cháy chờn vờn cũng là chuyện dễ hiểu. Hơn nữa, trong hang có nhiều xương cốt, lượng phốt pho đậm đặc, thoát ra không khí và bốc cháy cũng là điều hiển nhiên.
Loài sâu lạ này có hàng triệu con trong động.
Đang ngửa cổ lên trời soi đàn dơi bay đen kịt, tôi dẫm phải... bùn, lún ngập giầy. Soi đèn pin xuống, mới biết đó là phân dơi. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Hàng triệu con vật kỳ quái, trông như cuốn chiếu, trắng ởn, bò lổm ngổm trắng cả giày và ống quần.
Soi đèn pin xuống nền đất, vách đá, mới thấy khắp nơi là loài sâu kỳ quái này. Có lẽ, chúng sinh ra từ đống phân dơi, rồi phân tán khắp hang động.
Những chiếc chân rụng của loài vật lạ này phát ra bản nhạc rền rĩ.
Tại khu vực này, tôi thấy xuất hiện nhiều loài côn trùng rất lạ, chưa từng gặp bao giờ. Trong số đó, có một loài người dài và to bằng ngón tay, có vài chục cái chân dài ngoẵng. Khi động vào, những cái chân rụng lả tả. Dù rụng cả chục chân, nó vẫn chạy thoát rất nhanh. Nhưng điều lạ là những cái chân rụng ra vẫn cứ co duỗi, phát ra bản nhạc rền rĩ, nghe rất vui tai, kéo dài cả chục phút.
Thung Lũng Tình Yêu có hàng trăm tác phẩm thiên tạo, là những nhũ đá tuyệt đẹp. Giữa trung tâm thung lũng là một cột nhũ đá màu vàng, hình chiếc lọng. Nhóm thám hiểm chúng tôi đặt tên cho cột nhũ đá này là: Lọng vàng.
Mấy anh em thay nhau trèo lên "Lọng vàng" ngồi tạo dáng, coi như một lần được làm chúa.
Lọng vàng.
Ngay phía sau lọng vàng, là một khối nhũ đá trồi ra khỏi vách đá dựng đứng, trông giống hệt đầu con cá sấu hung dữ.
Xung quanh thung lũng, có hàng trăm cột nhũ đá, đủ các hình thù, màu mè, là kết quả của hàng triệu năm kiến tạo. Nhìn vào những hình thù nhũ đá, có thể tha hồ tưởng tượng. Đáng chú ý nhất có lẽ là một cột nhũ đá lại có hai màu hoàn toàn khác nhau, gồm màu vàng và màu bạc.
Nhìn cây nhũ đá hai màu này, có thể đoán rằng, bản chất là hai cây, nhưng đứng cạnh nhau và liên tục lớn lên, nên đã dính vào nhau. Có thể tin rằng, đó là Cây Vàng Cây Bạc, mà người dân Sài Sơn đều biết đến, đều kể, nhưng không mấy người tận mắt. Họ chỉ được biết qua lời kể của những người ngày xưa từng thám hiểm, hoặc trong những câu chuyện liêu trai của giới săn cổ vật.
Nhũ đá hình cá sấu.
Chúng tôi mất khá nhiều thời gian loanh quanh ở Thung Lũng Tình Yêu, vì chưa tìm được đường đi tiếp. Theo lời kể của ông cụ Thứ, người đã mất nhiều năm trước, thì từ chỗ Cây Vàng Cây Bạc, có một hố nhỏ, sâu hoắm. Thả hòn đá xuống hố này, phải một lát sau mới nghe thấy âm thanh va đập dội lên. Những cụ già trong làng bảo rằng, hố sâu này sẽ mở ra một động lớn, mà từ động đó, sẽ xuất lộ tiếp nhiều con đường, trong đó có đường xuống suối xương huyền thoại.
Nhóm thám hiểm chúng tôi xác định, dù hang có sâu thế nào, cũng chinh phục bằng được, nên phân công đi tìm cái ngách này.
Trong quá trình tìm kiếm cái ngách sâu đó, nhóm thám hiểm chúng tôi đã phát hiện ra một con đường kỳ lạ. Từ con đường đó, mở ra một thế giới đầy âm khí rùng rợn: Thế giới của những bộ xương, của những hàm răng người...
(Theo VTC News)
Tò mò 'làm sống' người thời Lý từ cốt sọ 1.000 năm Có 7 quan tài lớn nhỏ hiện còn được lưu giữ. Tất cả còn khá nguyên vẹn. Nhưng trong 7 chiếc quan tài được phát hiện, chỉ có ba chiếc mộng hãm hai đầu còn nguyên chốt, những chiếc còn lại đã bị vỡ làm hai phần vứt ngổn ngang.Mộ táng và di cốt người buổi đầu thời Đại Việt vô cùng hiếm...