Tìm thấy voi mất đầu ở Indonesia
Một con voi Sumatra đã được tìm thấy bị chặt đầu với những chiếc ngà bị lấy cắp trong vụ săn trộm voi trắng trợn ở Indonesia.
Xác chết thối rữa của con voi đực 40 tuổi được một công nhân đồn điền phát hiện hôm 18/11 tại tỉnh Riau trên đảo Sumatra.
“Đầu của con voi đã bị cắt và phần thân tách rời được tìm thấy cách đó một mét”, giám đốc cơ quan bảo tồn địa phương Suharyono cho biết trong tuyên bố hôm 19/11.
Nhà chức trách cho biết con voi bị chặt đầu có khả năng đã chết gần một tuần và nói thêm rằng họ đã truy tìm thủ phạm.
Bộ môi trường của Indonesia ước tính có chưa đầy 2.000 con voi Sumatra vẫn còn trong tự nhiên. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Chúng tôi nghi ngờ con voi đã bị săn và giết chết rồi sau đó bị cắt đầu để lấy ngà”, ông Suharyono nói với AFP.
Việc phá rừng tràn lan đã làm suy giảm môi trường sống tự nhiên của loài và khiến chúng gia tăng xung đột với con người, trong khi ngà của chúng rất có giá trên thị trường động vật hoang dã bất hợp pháp.
Năm ngoái, xác chết của một con voi đã được tìm thấy với những chiếc ngà bị mất tích trong vụ đầu độc rõ ràng.
Bộ môi trường của Indonesia ước tính có chưa đầy 2.000 con voi Sumatra vẫn còn trong tự nhiên.
Theo news.zing.vn
Bí ẩn xác chết chim báo bão nằm la liệt trên bờ biển
Hình ảnh ghi lại xác chết của loài chim báo bão đuôi ngắn nằm la liệt tại bờ biển phía Nam Australia. Được biết loài chim này đang di cư sang phía Nam.
Nguyên nhân của sự cố này có thể là do nhiệt độ tăng, thức ăn của loài chim này là cá đã bị suy giảm. Xác chết của chim báo bão đuôi ngắn rải rác trên các bờ biển bao gồm Bondi, Manly và Cronulla. Chim báo bão đang di cư về phía nam nước Úc trong mùa giao phối sau khi dành thời gian hoạt động ở Alaska.
Theo chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của chim báo bão là vì tình trạng thiếu lương thực.
Loài chim này cần ở trạng thái khỏe mạnh nhất để có thể vượt qua quãng đường lên tới 14,000 km qua Thái Bình Dương. Nhưng do lượng dầu nhuyễn thể và số lượng cá đã bị suy giảm vì nhiệt độ biển tăng lên dẫn đến cái chết hàng loạt của loài này.
Theo Peter Barrand, chủ tịch của BirdLife Warrnambool: "Hàng năm có khoảng 30.000 chú chim bay đến Đảo Griffiths ở cổng Fairy, Victoria, nhưng năm nay số lượng giảm xuống còn một nửa".
Ông giải thích thêm với Yahoo News :" Nhiệt độ của nước biển tăng, con mồi của chim báo bão sẽ không di chuyển vào chỗ nông. Đây là dấu hiệu của một sự bất ổn nghiêm trọng."
Birdlife Australia gọi đây là "sự khủng hoảng".
Trong một thông báo trên website, nhóm này nói: "Trong năm thứ 5 liên tiếp, nhiệt độ bề mặt nước của Alaska ấm lên bất thường, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng thức ăn cho chim báo bão, kết quả dẫn đến hàng ngàn sinh vật bị dạt vào bờ biển Alaska.
" Đây không phải là một hiện tượng bình thường, thay vào đó là một chuỗi những cái chết tàn khốc. B ắt đầu từ cuối tháng 6, hiện tượng này tiếp diễn trên nhiều địa điểm khác nhau dọc bờ biển Alaska và xảy ra liên tiếp ở khu vực phía nam đến hết tháng 8.
Chim báo bão đuôi ngắn là loài chim biển phổ biến nhất ở Australia. Vào mùa phối giống, hàng triệu con hội tụ trên những hòn đảo nơi đây, với thành lũy trên eo biển Bass.
Sau khi những con nhỏ đủ khả năng sinh tồn, chim báo bão trưởng thành sẽ rời khỏi hòn đảo nơi sự phối giống diễn ra và di cư sang vùng Đông Bắc băng qua Thái Bình Dương. Chúng sẽ nghỉ đông ở bắc Thái Bình Dương.
Theo Saostar
Kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn cực hung dữ Nhiếp ảnh gia Roie Galitz ghi lại cảnh tượng kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn trong vườn quốc gia Serengeti, Tanzania. (Nguồn: Daily Mail) Trong chuyến thăm vườn quốc gia Serengeti vào tháng trước, nhiếp ảnh gia đến từ Israel có cơ hội chứng kiến một nhóm kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn, chúng đánh nhau ác liệt để...