Tìm thấy vật thể hình tròn trong mộ cổ, chuyên gia bối rối: “Thứ này không thể xuất hiện ở đây!”
Các nhà khảo cổ thậm chí còn cho rằng vật thể này do ai đó “xuyên không” và bỏ lại.
Vào năm 2016, một người dân ở thành phố Thai Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang tình cờ đào được một ngôi mộ cổ khi đào móng xây nhà. Người này lập tức thông báo cho các nhà chức trách địa phương và Cục Quản lý Di sản địa phương. Ngay lập tức, một nhóm các nhà khảo cổ được cử tới kiểm tra. Tuy nhiên, ngôi mộ cổ này đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mọi di chuyển của các chuyên gia đều rất khó khăn.
Quan tài trong ngôi mộ cổ được đem ra nghiên cứu sau khi khai quật. (Ảnh: Sohu)
Khi họ đang tìm kiếm, một vật thể phát ra ánh sáng lấp lánh khi có ánh nắng hoặc đèn chiếu vào khiến các nhà khảo cổ bị thu hút. Hóa ra, đó là một miếng thủy tinh có hình tròn được xỏ qua dây. Theo các chuyên gia, ngôi mộ này thuộc thời Nam Tống, tức là cách đây khoảng 800 năm và khả năng miếng thủy tinh này không thể xuất hiện ở thời đại đó. Do đó, họ đã quyết định đem nó về phòng thí nghiệm.
Trong ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một miếng thủy tinh hình tròn. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra vật thể lạ này có đường kính khoảng 7,5 cm; bên trên dính một lượng nhỏ bông gòn, mép xung quanh có đường vân rõ ràng. Bề ngoài nó rất giống các miếng thủy tinh hình tròn ở thời hiện đại. Họ đã rất bối rối bởi sự hoàn hảo của vật thể này. Nhiều người còn cho rằng đây là đồ vật do ai đó “xuyên không” bỏ lại.
Cuối cùng, sau một thời gian kiểm định, các nhà khảo cổ học xác nhận miếng thủy tinh đó là một di tích văn hóa. Nó là một món đồ tùy táng được đặt trong ngôi mộ của Triệu Bá Vân. Theo cuốn “Gia định xích thành chí”, Triệu Bá Vân là cháu chắt đời thứ 7 của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.
Ngoài miếng thủy tinh hình tròn, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một miếng ngọc bích hình tròn tương tự trong ngôi mộ. (Ảnh: Sohu)
Ngoài miếng thủy tinh hình tròn, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một miếng ngọc bích hình tròn tương tự trong ngôi mộ. Chúng là một cặp đi cùng với nhau. Triệu Bá Vân vốn là một văn nhân thời Nam Tống. Cả đời ông đeo đuổi sự trang trọng nên đã đặt làm miếng thủy tinh cùng miếng ngọc hình tròn để thể hiện khí chất cao quý của mình. Ông luôn mang chúng theo bên mình, sau khi chết ông cũng lựa chọn đem theo xuống mộ.
Trong ngôi mộ, họ còn tìm thấy nhiều bộ quần áo, tất, giày, phụ kiện làm bằng lụa, gấm, lụa bông… được làm bằng kỹ thuật dệt may hiếm có trên thế giới. (Ảnh: Sohu)
Theo báo cáo của các nhà khảo cổ, trong mộ của Triệu Bá Vân, họ còn tìm thấy nhiều bộ quần áo, tất, giày, phụ kiện làm bằng lụa, gấm, lụa bông… có niên đại từ thời Nam Tống được làm bằng kỹ thuật dệt may hiếm có trên thế giới. Lô di vật văn hóa này quý giá tới mức họ đã gọi chúng là “Tống phục chi quan”.
Việc khai quật ngôi mộ của Triệu Bá Vân không chỉ giúp hậu thế có cơ hội hiểu được nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc mà còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ văn hóa.
Những hòn đá cháy liên tục 2.500 năm không tắt
Lý do thực sự khiến những hòn đá này có thể cháy liên tục hàng nghìn năm là gì?
Gần thung lũng Olympos ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ có khu vực được gọi là Yanartas xuất hiện vô số ngọn lửa không bao giờ tắt.
Theo lời kể của người dân bản địa, những hòn đá ở đây tự cháy rực suốt 2.500 năm qua. Do đó, họ đã đặt tên cho nơi đó là Yanartas.
Những hòn đá ở Yanartas, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự cháy rực suốt 2.500 năm qua. (Ảnh: Atlas Obscura)
Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas nghĩa là "hòn đá bốc cháy". Không ai biết vì sao những hòn đá ở đây có thể bốc cháy. Thời xưa, người dân dựa vào truyền thuyết về quái vật phun lửa Chimera trong trường ca Illiad do thi hào Homer sáng tác để lý giải về hiện tượng đặc biệt này.
Theo diễn biến trong truyền thuyết, vị thần Hy lạp là Bellerophon chôn con quái vật Chimeara xuống lòng đất. Nhiều người bản địa tin rằng, đây chính là nơi chôn của con Chimeara và những ngọn lửa này chính là hơi thở của nó.
Các nhà khoa học không cho rằng lời giải thích chỉ đơn giản như vậy. Vì thế, họ bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về nguyên nhân khiến những hòn đá Yanartas lại có thể tự bốc cháy. Cuối cùng, họ đưa ra kết luận, ngọn lửa phát ra từ những hốc đá này chính là kết quả của sự rò rỉ khí mê tan từ lớp địa tầng bên dưới qua các lỗ hở.
Nguồn khí methane ở Yanartas được cho là hình thành từ mức nhiệt độ cao hơn so với điều kiện tại khu vực này. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa biết điều gì đã châm lửa cho những luồng khí này bốc cháy, và khiến cho ngọn lửa này duy trì sự cháy liên tục suốt hơn 2.500 năm qua.
Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá ở Yanartas, nó có thể đóng vai trò như chất xúc tác tạo ra hiện tượng này. (Ảnh: Atlas Obscura)
Trong một nghiên cứu mới nhất của Giuseppe Etiope, một nhà khoa học của Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia ở Rome, Italy, cùng các đồng nghiệp tại Đại học Bolyai (Rumani), đã tìm thấy câu trả lời cuối.
Hóa ra, Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá ở Yanartas có thể đóng vai trò như một chất xúc tác. Nó cũng là kim loại thúc đẩy sự hình thành khí methane ở nhiệt độ dưới 100 độ C, tương đương mức nhiệt ở Yanartas.
Nhờ có kết quả nghiên cứu này, tương lai về việc tìm kiếm nguồn cung cấp khí methane tự nhiên mới trên Trái đất đã có nhiều triển vọng hơn.
Ăn thịt đồng loại là một tục lệ tang lễ ở châu Âu cổ xưa? Theo một nghiên cứu mới, ăn thịt đồng loại là một tục lệ tang lễ thông thường ở châu Âu khoảng 15.000 năm trước. Người ta ăn thịt người chết không phải vì nhu cầu mà là một phần văn hóa. Các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm thấy những chiếc cốc sọ người tại địa điểm Hang động Gough ở Anh....