Tìm thấy thiên thạch cực hiếm già hơn tuổi Trái đất rơi xuống nước Anh
Nhiều mảnh vỡ của thiên thạch đã rơi xuống nước Anh hôm 28/2, đã được tìm thấy. Đó là một loại đá không gian cực hiếm và cổ xưa hơn tuổi của Trái đất được gọi là chondrite carbon.
Nhiều mảnh vỡ đã được tìm thấy từ khối thiên thạch đã rơi xuống thị trấn Gloucestershire, Winchcombe, Vương quốc Anh hôm 28/2, tạo thành quả cầu lửa trên bầu trời.
Tiến sĩ Ashley King từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn (NHM), giải thích, thiên thạch được tìm thấy là một loại đá không gian hiếm được gọi là chondrite carbon, vật chất nguyên thủy nhất trong Hệ Mặt trời, có chứa vật chất hữu cơ cùng axit amin, các thành phần sự sống.
Video đang HOT
Một trong những mảnh vỡ của thiên thạch vừa được tìm thấy ở Winchcombe, Anh. Ảnh: NHM.
“Chúng tôi nghiên cứu chúng để tìm hiểu về cách Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành và nguồn gốc của các hành tinh có thể sinh sống được như Trái đất.”, Tiến sĩ King nói.
Trước đó, khoảng 22h đêm 28/2, một quả cầu lửa rực sáng đã xuất hiện trên bầu trời đêm miền tây của Vương quốc Anh. Vệt sáng kéo dài khoảng 6 giây. Sau sự kiện, hàng trăm người ở khắp Anh và Bắc Âu cho biết đã quay được khoảnh khắc thú vị này.
Có khoảng 65.000 thiên thạch đã được biết đến trên toàn thế giới và trong số đó chỉ có 51 thiên thạch là chondrite carbon từng được nhìn thấy rơi xuống Trái đất.
Tìm thấy mảnh vỡ thiên thạch rơi ở Thụy Điển vào tháng 11/2020
Mảnh vỡ thiên thạch có kích thước bằng một ổ bánh mì, nặng khoảng 14 kg, là một phần của tảng đá không gian ước tính nặng hơn 9 rơi xuống Trái đất ngày 7/11/2020, tạo ra quả cầu lửa ấn tượng trên bầu trời Uppsala, Thụy Điển.
Một mảnh thiên thạch sắt có kích thước bằng một ổ bánh mì và nặng khoảng 14 kg đã được tìm thấy ở Uppsala, Thụy Điển. Nó được coi là một phần của khối thiên thạch, ước tính nặng hơn 9 tấn, đã rơi và tạo ra một quả cầu lửa ấn tượng trên bầu trời Uppsala hôm 7/11/2020, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển.
Mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy nặng 14kg. Andreas Forsberg / Anders Zetterqvist.
Sau khi quan sát vụ thiên thạch rơi, các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển đã tìm thấy một số mảnh nhỏ của thiên thạch sắt gần dalen.
Từ dấu tích tổn thương bất thường của một gốc cây, các nhà địa chất học Stockholm Andreas Forsberg và Anders Zetterqvist đã tìm thấy một mảnh vỡ lớn với hình thù lồi lõm do bị nóng chảy khi đi vào khí quyển Trái đất.
Các nhà địa chất Andreas Forsberg và Anders Zetterqvist đã phát hiện một mảnh vỡ lớn sau khi thiên thạch rơi xuống Thụy Điển vào ngày 7/11/2020 Ảnh: Andreas Forsberg / Anders Zetterqvist.
Người đứng đầu Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển Dan Holtstam cho biết, đây là lần đầu tiên một mảnh thiên thạch gắn với một quả cầu lửa được quan sát thấy, đã được tìm thấy ở Thụy Điển trong 66 năm.
Thiên thạch sắt là loại thiên thạch phổ biến thứ hai đổ bộ xuống Trái đất, sau thiên thạch đá. Chúng có nguồn gốc từ lõi của các hành tinh và tiểu hành tinh, có thể nắm giữ manh mối về sự hình thành của Hệ Mặt trời.
Mưa vật thể ngoài hành tinh trút xuống đồng, nông dân nghèo 'trúng mánh' Các vật thể ngoài hành tinh vừa trút xuống thị trấn nghèo ở Brazil được xác định là thiên thạch chondrite quý hiếm - loại vật thể sơ khai của Hệ Mặt Trời, cổ xưa hơn Trái Đất. Cư dân ở Santa Filomena, một thị trấn hẻo lánh ở Đông Bắc Brazil đã đón một cơn mưa kỳ dị xảy ra vào ngày...