Tìm thấy thi thể người bị nạn do lũ cuốn, sập nhà ở Hà Giang
Từ đêm 22 đến ngày 24.6, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa lớn kéo dài, trong đó, trọng điểm mưa to là tại các huyện Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì… khiến một số khu vực tại Hà Giang bị ngập sâu trong nước.
Mưa lớn đã làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Hoàng Su Phì với khối lượng đất đá lên tới hàng ngàn mét khối.
Nước sông Lô dâng cao tràn vào TP.Hà Giang.
Người dân di chuyển trên phố bằng xuồng caosu.
Nước từ trên núi đổ xuống thành những cơn lũ dữ.
Các chiến sĩ bộ đội cùng người dân chống lũ.
Đường lên vùng cao bị đất đá sạt lở chắn ngang.
Đường lên huyện Quản Bạ bị những tảng đá nặng hàng tấn chắn ngang.
Video đang HOT
Người dân di chuyển tài sản sau cơn lũ dữ.
Nhà của người dân bị nước bao vây.
Thi thể của một người bị lũ cuốn được tìm thấy.
Một người thiệt mạng do nhà sập.
Do mưa lớn nên các sông suối nhỏ trên địa bàn đổ ra sông Lô đều dâng cao, khiến các hồ thủy điện phía thượng nguồn các sông đồng loạt xả lũ với lưu lượng từ 1.200m3/giây – 1.300 m3/giây. Mưa kết hợp với lưu lượng xả lũ từ các nhà máy thủy điện làm nước lũ sông Lô dâng cao đột ngột, tràn vào nhiều khu vực tại TP.Hà Giang.
Nước từ sông tràn thẳng vào khu dân cư nằm hai bên bờ sông Lô, nhiều đường phố ngập sâu kéo dài hàng trăm mét, gây ách tắc giao thông.
Đặc biệt, mưa lũ đã gây thiệt hại về người. Sau cơn lũ đi qua, nhân dân trên địa bàn đã tìm thấy thi thể của một số người bị nạn do lũ cuốn và sập nhà… Cảnh hoang tàn, tang thương khiến nhiều người nhói lòng.
Theo Lê Mạnh
Lao Động
Những tuyến đường nào đang bị cô lập do mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc?
Sáng 25.6, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có báo cáo nhanh về tình thiệt hại do mưa lũ diễn ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu...
Theo đó, do ảnh hưởng mưa lớn, hệ thống quốc lộ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu đã thiệt hại, ảnh hưởng đến giao thông trên nhiều tuyến.
Nhiều tuyến đường bị cô lập do mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc
Cụ thể, tại Hà Giang, trên quốc lộ 4C sụt dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 2.800m3, các vị trí Km42 980 và Km44 410, Km69 290, Km93 600 tắc đường, hiện nay các đơn vị đang tiến hành hót sụt, dự kiến đến 18h30 thông xe; các vị trí ngập nước: Km3 850 (sâu 90cm), Km6 300 (sâu 60m), Km9 400 (sâu 1m), Km24 300 (sâu 1,2m) gây tắc đường, đang chờ nước rút; sụt âm: tại Km33 230 (dài 10m, sâu 6m).
Quốc lộ 34 sụt dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 530m3, xói lở lề, mặt đường, không gây tắc đường.
Quốc lộ 279: sụt dương tại Km0 750 (60m3), không gây tắc đường.
Tại Lai Châu: Quốc lộ 4D sụt dương đoạn từ tại Km73-Km85, khối lượng khoảng 10.000m3, gây tắc đường, đang hót sụt, dự kiến 17 giờ ngày 25.6.2018 thông xe; Quốc lộ 4H cầu Hua Bum Km303 460 bị đứt đường đầu cầu dài 35m, đang tiến hành sửa chữa đường đầu cầu, dự kiến ngày 27.6 thông xe.
Quốc lộ 12 sụt dương tại 2 vị trí: Km56 350 (16.000m3), gây tắc đường, chưa thông xe, Km63 850 (4.000 m3) gây tắc đường (đã thông xe), Km67 00 (2.000m3), gây tắc đường, chưa thông xe.
Quốc lộ 279: Km162 200 đứt đường dài 30m chưa thông xe.
Tại Lào Cai: Quốc lộ 279 sụt dương tại Km156 500 gây tắc đường, chưa thông xe, dự kiến 19 giờ sẽ thông xe; xói lề, mặt đường : Km146 850 lũ làm đứt mất nền mặt đường dài 45m.
Mưa lớn tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang khiến các tuyến đường chìm trong biển nước, giao thông tê liệt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Như Dân Việt vừa đưa tin, cũng trong sáng nay (25.6), Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thông tin mới nhất, đến thời điểm này mưa lũ đã khiến 7 người chết, 12 người mất tích tập trung ở 2 tỉnh Hà Giang, Lai Châu.
Mưa lũ đã khiến 47 nhà bị đổ, cuốn trôi (Hà Giang: 16 nhà, Lai Châu: 7 nhà, Thái Nguyên: 24 nhà); 264 nhà bị hư hỏng, thiệt hại và di dời khẩn cấp; 525 nhà bị ngập nước.
Về nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản: 391 ha lúa và hoa màu bị mất, thiệt hại (Hà Giang 70ha, Lai Châu: 214 ha) và 04 tấn thóc giống bị ngập tại Hà Giang; 12 con gia súc bị chết và 7,3 ha ao cá bị cuốn trôi ở Lai Châu.
Tổng thiệt hại ước tính hơn 76,6 tỷ đồng (Hà Giang: 10 tỷ đồng, Lai Châu: 60 tỷ đồng, Thái Nguyên: 0,4 tỷ đồng, Lào Cai: 6,3 tỷ đồng).
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Bắc
Liên quan đến tình hình mưa, lũ sạt lở đất diễn ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tập trung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.
Công điện nêu rõ: Từ đêm ngày 23 tháng 6 ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lũ lớn đầu mùa, đã gây sạt lở đất, thiệt hại về người và tài sản tại các tỉnh miền núi, nhất là tại các tỉnh Lai Châu và Hà Giang, một số người hiện còn đang mất tích.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng. Để chủ động đối phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói.
Tin liên quan
19 người chết, mất tích, thiệt hại 80 tỷ đồng do lũ quét ở Tây Bắc
Tin mới nhận: Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 xuất hiện trên Biển Đông
2. Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời dân cư đảm bảo an toàn. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là qua các ngầm, tràn, hạn chế thiệt hại do mưa lũ.
3. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng chân trên địa bàn tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ, hỗ trợ lực lượng, phương tiện cho địa phương khi có yêu cầu.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập.
5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa lũ; thường xuyên cập nhật thông tin để nhân dân biết chủ động phòng, tránh.
7. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án đối phó với mưa lũ; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.
8. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng; thường xuyên thông báo diễn biến mưa lũ để các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.
9. Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể đối phó với mưa lũ; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khi vượt thẩm quyền.
Theo danviet
Nuôi con gì bán Tết: Nuôi con xương đen, dịp Tết "cháy hàng" Anh Trương Văn Quynh, dân tộc Nùng (SN 1988) xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ (Hà Giang) là triệu phú nuôi con xương đen-gà Mông. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, gia đình anh xuất bán trên dưới 1 tấn gà Mông đen và năm nào cũng "cháy hàng"... Mồ côi cha khi mới 2 tháng tuổi, mẹ bỏ đi bước nữa...