Tìm thấy thi thể hai mẹ con nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở Yên Bái
Sau những nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể vợ con anh Dong – nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở thôn Bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 24.7, các lực lượng cứu hộ cứu nạn và khắc phục sự cố do mưa lũ đã tìm thấy thi thể vợ anh Lò Văn Dong là chị Lường Thị Thủy – nạn nhân bị lũ cuốn trôi trong trận lũ ngày 20.7. Thi thể được các lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện ra trong tình trạng vùi sâu trong lớp đất đá, cách nhà khoảng 50m. Thi thể đứa con nhỏ chị Thủy bồng trên tay khi chạy lũ bị đất đá vùi lấp cũng đã được tìm thấy ở gần nhà.
Mặc dù trong tâm trạng bất thần nhưng khi nghe thông báo tìm thấy vợ con anh Dong vừa chạy từ nhà ra vừa khóc thét gọi tên vợ, tên con. “ Sao ông trời cướp đi của tôi tất cả vậy. Vợ ơi, con ơi…”. Anh Dong nằm rạm xuống ông chàm lấy thi thể vợ luôn miệng nói kèm tiếng nấc liên hồi. Đoàn cứu hộ phải cố kìm cảm xúc bản thân để mãi anh Dong ra rồi mới đưa thi thể vợ anh về nhà.
Anh Dong thẫn thờ, đau xót trước cái chết của người vợ trẻ và đứa con thơ
Trước đó, theo lời kể của người thân, sáng 20.7, khi chị Thủy đang ở dưới sàn nhà thì bỗng phát hiện lũ tràn về. Dù hoảng loạn nhưng chị Thủy vẫn vội vàng chạy lên nhà, bế con trai 2 tuổi chạy lũ. Tuy nhiên do nước lũ đến quá nhanh và đột ngột, hai mẹ con chị Thủy bị cơn lũ dữ cuốn trôi và nhấn chìm. Ngôi nhà của vợ chồng chị cũng bị đổ sập hoàn toàn.
Sau khi nghe tin dữ về vợ con, anh Lò Văn Dong – chồng chị Thủy đã bỏ công việc, vội vàng bắt xe trở về nhà. Nhưng do đường sá bị chia cắt, giao thông tắc nghẽn nên phải mất gần 10 tiếng, anh Dong mới đến được đống đổ nát, hoang tàn từng là nhà mình.
Bí thư huyện ủy Văn Chấn Chú Đình Ngữ (đi đầu) đi sâu vào khu vực chia cắt vì mưa lũ để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Ông Chú Đình Ngữ – Bí thư huyện ủy Văn Chấn đã chỉ đạo lực lượng chức năng và người dân Bản Tủ hỗ trợ kinh phí và tổ chức khâm liệm cho vợ con anh Dong theo đúng tập tục của đị phương.
Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích
Tính đến thời điểm 18 giờ ngày 23.7, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 13 người chết, 4 người mất tích, và 20 người bị thương; 1493 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 166 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 138 nhà bị hư hỏng nặng, 30 nhà bị sạt lở taluy, tốc mái hư hỏng một phần, 984 nhà phải di dời người và tài sản để đảm bảo an toàn. Tổng diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng là khoảng 2.746,5 ha, hơn 500 điểm trên các tuyến đường, cầu, cống bị hư hỏng, sập trôi, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng. Uớc tính tổng thiệt hại lên đến trên 500 tỷ đồng.
Nhiều tài sản bị thiệt hại nặng nề do trận lũ vừa qua
Hiện tỉnh Yên Bái Tiếp đang tiếp tục tập trung tối đa lực lượng, phương tiện, thực hiện đồng bộ các biện pháp tìm kiếm người mất tích và giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, tiếp tục bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và phải di dời khẩn cấp. Ngoài ra, tỉnh còn cử nhiều đoàn trực tiếp đến vùng lũ trao tiền, quà ủng hộ cho bà con bị lũ lụt với số tiền khoảng 800 triệu đồng.
Theo VNE
Đất đá sạt lở vùi lấp nhà máy thủy điện ở Yên Bái
Mưa lũ kéo theo cả trăm nghìn khối đất đá đổ xuống san phẳng khu vực Nhà máy thủy điện Văn Chấn (Yên Bái).
Ngày 23.7, thời tiết ở tỉnh Yên Bái đã tạnh ráo sau nhiều ngày liên tục mưa lũ. Các công nhân của Nhà máy thủy điện Văn Chấn (huyện Văn Chấn) đi bộ từ khu vực lánh nạn, gần vị trị nhà máy này bị vùi lấp dưới đống đất đá ra ngoài trung tâm huyện để gặp người thân.
Nhà chức trách địa phương cho hay, lúc 3h ngày 19.7, dòng nước cuộn cuộn từ thượng nguồn đã đổ xuống khu vực thủy điện Văn Chấn. Đây là nhà máy có công suất 57 MW, nằm giữa hai xã Suối Quyền và An Lương.
Đến 4h, đất đá từ các mỏm núi theo dòng nước đổ về lòng hồ thủy điện chất đống khiến cho các guồng máy không thể vận hành; khu vực phòng điều hành của nhà máy cũng bị đất đá vùi lấp.
Công nhân đi bộ từ hiện trường vụ sạt lở đá ra trung tâm huyện. Ảnh: Gia Chính
"Đá lăn từ trên núi ầm ầm như tiếng bom trút xuống, tôi ở trong phòng điều hành bước xuống đất thì nước đã ngập ngang bụng", ông Doãn Văn Hùng, Giám đốc Nhà máy thủy điện Văn Chấn kể lại.
Thời điểm nước lũ về, nhà máy thủy điện có 18 kỹ sư, công nhân vận hành. Nhận thấy lượng nước đổ về lớn, khoảng 1.500 m3/s cùng với việc đất đá sạt lở có thể phá hủy toàn bộ công trình. Ông Hùng chỉ huy 18 người leo ngược lên đỉnh đồi để bảo toàn tính mạng.
"Lúc đó trời mưa rất lớn, chúng tôi phải trèo ngược lên đỉnh đồi mới có cơ hội sống sót. Trèo được khoảng 2 km thì may mắn gặp nhà dân", một công nhân cho hay.
Nhà chức trách ước tính khoảng 200.000 m3 đất đá từ các sườn đồi đã đổ xuống lấp đầy lòng hồ thủy điện Văn Chấn. "Hệ thống thiết bị của nhà máy đã hư hỏng hoàn toàn, riêng việc khắc phục đường từ trung tâm huyện vào nhà máy dự kiến mất khoảng một tháng; để các tổ máy vận hành trở lại phải cần ít nhất 3 tháng", lãnh đạo nhà máy nói.
Tỉnh Yên Bái huy động thiết bị bay không người lái khảo sát các cung đường sạt lở. Ảnh: Gia Chính
Trận lũ lớn trong những ngày qua cũng đã phá hủy nhiều tuyến đường vào các xã Nậm Mười, Suối Quyền, An Lương... Sau lũ, Chủ tịch xã Nậm Mười phải mất hơn 5 giờ leo núi để đi qua đoạn đường 5 km ra báo cáo tình hình với lãnh đạo huyện.
Tỉnh Yên Bái huy động thiết bị bay không người lái tiến hành khảo sát các cung đường sạt lở không thể tiếp cận; điều động hàng nghìn nhân lực và máy móc cơ giới tham gia thông đường. Trước mắt, lực lượng chức năng đã tính đến phương án mở các cung đường mới xuyên rừng để mang hàng hóa, thực phẩm hỗ trợ người dân.
"Trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề, có những xã hàng trăm nay nay chưa bao giờ dính mưa lũ thì năm nay cũng bị ảnh hưởng", ông Đỗ Đức Duy (Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) thông tin.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Văn Chấn bị hư hại hoàn toàn. Ảnh: Gia Chính
Theo lãnh đạo Yên Bái, với tình hình giao thông bị chia cắt thì việc thông đường "không thể tính bằng ngày, bằng tuần nữa mà phải tính bằng tháng". "Tôi đã yêu cầu lực lượng quân đội tìm phương án vận chuyển lương khô vào tận vị trí của người dân bị cô lập", ông Duy nói thêm.
Từ đêm ngày 19 đến ngày 21.7, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa to đến rất to trên diện rộng, gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khiến 9 huyện, thị xã, thành phố của địa phương này bị ảnh hưởng, nhất là các huyện Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Thống kê đến 19h ngày 22.7, mưa lũ ở Yên Bái đã khiến 11 người chết, 6 người mất tích, 18 người bị thương; thiệt hại về kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo Gia Chính (VNE)
Yên Bái: Mưa lớn tại Trấn Yên, một người bị vùi lấp, nhiều nơi cô lập Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa lớn kéo dài từ ngày 18 đến nay, làm 1 người bị vùi lấp và 4 người bị thương. Mưa lớn cũng gây sạt lở đất và ngập úng nhiều tuyến giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống của...