Tìm thấy thi thể chị Huyền: Sự thật nào trong lời khai của Bác sĩ Tường?
Có rất nhiều chi tiết khiến người ta giật mình khi đối chiếu diễn biến phản ứng, lời khai của bác sĩ Tường với kết quả mới công bố của Bộ Công an.
Sau khi Bộ Công an đưa ra kết luận chính thức thi thể vớt được trên sông Hồng chính là chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân thiệt mạng sau cuộc giải phẫu tại thẩm mỹ viện Cát Tường, nhiều người cho rằng như vậy là đã có hướng ra cho vụ án này.
Tuy nhiên, khi nhìn lại phản ứng của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, bị can chính của vụ án trong suốt quá trình điều tra, đối chiếu với hiện trạng lúc chị Huyền được tìm thấy, người ta lờ mờ nhận ra một điều khác.
Những lời khai “thành khẩn” của vị bác sĩ
Thi thể của chị Huyền mất tích trong suốt 10 tháng. Phiên tòa xét xử sơ thẩm bác sĩ Tường đã diễn ra khi không xác định được nguyên nhân tử vong của nạn nhân.
TS Phan Anh Tuấn, Trưởng Bộ môn Luật Hình sự (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), phân tích: “Trường hợp này, tòa phải dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội để định tội danh”. Nghĩa là xác định nạn nhân đã chết trước khi ném xuống sông.
Do đó, theo cáo trạng, bị can Tường chỉ bị truy tố về tội “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh” và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”. Tổng mức án tối đa là 10 năm tù.
Bác sĩ Tường chỉ nơi ném xác chị Huyền
Tình tiết giảm nhẹ có thể được xem xét là thành khẩn khai báo và tích cực khắc phục hậu quả. Chính vì vậy, thái độ của bác sĩ Tường từ quá trình điều tra đã vô cùng thành khẩn.
Bị can từng nói: “Tôi đã cố gắng cứu chữa cho chị nhưng mọi việc diễn ra không như mong đợi. Tôi là một bác sỹ, có đời sống tâm linh. Nếu tôi phạm tội giết người như cách các luật sư kiến nghị thì ở dưới suối vàng, chị Huyền sẽ là người chứng giám cho tôi rằng tôi không giết chị ấy”.
Cho đến khi ra tòa, bác sĩ này vẫn khẳng định mình đã cố gắng cứu nạn nhân còn việc phi tang xác là do hành động theo sự xúi bẩy của người khác.
Bảo vệ Khánh tại phiên tòa sơ thẩm
“Khi thấy chị Huyền chết, bị cáo rất hoảng loạn. Lúc này, bị cáo Khánh (bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường) “hiến kế” phi tang xác chị Huyền xuống sông. Bị cáo hoàn toàn hoảng loạn, không nghĩ được gì nên làm bừa. Lúc tỉnh táo chắc sẽ không làm việc đấy”.
Bác sĩ Tường liên tục gửi lời xin lỗi đến gia đình nạn nhân và cam kết khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại hết sức có thể.
Cho đến lúc này, chân dung bác sĩ Tường hiện lên là một người có trình độ – đang làm nghiên cứu sinh, có vị trí xã hội cao – là một bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, có uy tín và được tin tưởng. Tuy nhiên, do sơ xuất khi hành nghề đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc phi tang xác nạn nhân tàn nhẫn sau đó hoàn toàn là hành động trong cơn hoảng loạn, mất lý trí.
Thông tin thu được từ bác sĩ Tường là con số 0?
Video đang HOT
Ngoài những lời ăn năn, hối lỗi, cơ quan điều tra không thu thập được gì bác sĩ Tường để phục vụ cho việc khó khăn nhất đối với cơ quan chức năng và nặng nề nhất với gia đình, đó là tìm lại xác chị Huyền.
Không biết đã có bao nhiêu đội tìm kiếm của công an, người dân địa phương, thợ lặn… thậm chí cả nhà ngoại cảm cùng vào cuộc tìm kiếm nạn nhân xấu số.
Cha mẹ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền
Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều tháng, trải rộng trên nhiều km xung quanh khu vực cầu Thanh Trì tới tận cửa biển Ba Lạt (Thái Bình), nhưng kết quả vẫn là con số 0. Theo thông tin trên báo chí, trong 3 tháng đầu tiên, gia đình nạn nhân đã phải bỏ ra đến 600 triệu đồng cho việc tìm kiếm.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra để khoanh vùng khu vực tìm kiếm, hòng nhanh chóng thu được kết quả: Vì sao xác chị Huyền không nổi, vị trí phi tang đích xác là ở đâu, hung thủ có đặt vật nặng hay thực hiện hành vi xâm phạm nào khác lên nạn nhân để cản trở việc tìm ra chị hay không… người biết rõ điều này chỉ có bác sĩ Tường.
Thế nhưng, từ đầu đến cuối, bị can này chỉ nói đã phi tang xác nạn nhân trên cầu Thanh Trì, không có thêm bất cứ chi tiết định hướng nào để hỗ trợ điều tra. Trong khi đã nhiều tháng mà chị Huyền vẫn bặt vô âm tín, không một đội tìm kiếm nào bắt được chút manh mối, thì người trực tiếp khiến chị mất tích chỉ bày tỏ một sự… ngạc nhiên.
Cuộc tìm kiếm ròng rã trên sông Hồng
Tìm thấy nạn nhân và nhiều vấn đề bị lật ngược
Ngày 18-7, người dân vớt được một thi thể nằm trong bao bị phân hủy nghiêm trọng, không còn đầu và tay chân đã rời ra. Đáng chú ý trong ống quần nạn nhân có dấu vết của xi măng. Thi thể này nghi của chị Huyền. Và điều nghi ngờ ấy đã được công an Hà Nội chính thức xác nhận rằng đó là thi thể của chị Huyền vào chiều ngày 5-8.
Vị trí tìm được thi thể chị Huyền chỉ cách cầu Thanh Trì 3km. Xem xét hiện trạng thi thể chị Huyền khi được tìm thấy, người ta nhận ra nhiều dấu hiệu cho thấy trước khi bị ném xuống nước, những kẻ phi tang đã có sự chuẩn bị tỉ mỉ chứ không hẳn là hành động trong cơn nóng vội, bấn loạn.
Cơ quan điều tra chưa lý giải được vì sao thi thể nạn nhân không còn nguyên vẹn. Do quá trình phân hủy hay do đã có sự xâm hại từ trước đó nhằm xóa dấu vết, che đậy nhân thân của người chết trong trường hợp xác bị phát hiện. Dấu vết bê tông trên thi thể nạn nhân là gì? Có phải là để nhấn chìm mãi mãi một con người dưới lòng sông, xóa sạch hoàn toàn chứng cứ phạm tội?
Nơi tìm được thi thể chị Huyền cách vị trí cầu Thanh Trì chỉ 3km
Ông Nguyễn Văn Viễn, Chánh Văn phòng Công an TP Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi chưa thể khẳng định có hay không bê tông trong thi thể được tìm thấy. Các mảnh thi thể không đầy đủ chưa thể kết luận được có phải do bị cắt thành từng mảnh hay không”.
Đại tá Viện nói thêm: “Do vụ án xảy ra gần một năm, xác chị Huyền bị phân hủy mạnh nên mới xác định ADN. Nguyên nhân chết của chị Huyền – căn cứ để xác định tội danh của bị can Tường đang được làm rõ”.
Nhiều thông tin quan trọng trong vụ án này vẫn còn ở trong một bức màn bí mật. Điều này phần nào khiến dư luận quan tâm đến vụ án thấy nóng lòng và nghi hoặc.
Nếu thi thể nạn nhân thực sự đã bị “can thiệp” nhiều hơn những gì bị can Tường khai trước đó, điều này khiến người ta đặt dấu hỏi lớn về sự “thành khẩn, ăn năn hối hận” của vị bác sĩ. Thêm nữa, nếu sự tàn phá trên thi thể và gây trở ngại cho việc tìm xác là có chủ đích, thì hành vi của bác sĩ Tường hoàn toàn không phải trong cơn hoảng loạn, không còn tỉnh táo để suy nghĩ nữa, mà là sự bình tĩnh và lạnh lùng ngoài sức tưởng tượng.
Bị cáo Tường và Khánh tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15-4
Ngoài ra, không thể bỏ qua vai trò của vợ bị can Tường, bà Nguyễn Thị Hằng, người có mặt trên xe lúc Tường và Khánh chở thi thể chị Huyền đến cầu Thanh Trì. Theo kết luận điều tra, người phụ nữ này cho biết mình đã ngăn cản bác sĩ Tường nhưng không được và do lo sợ nên không dám trình báo. Thế nhưng, nếu xác định được việc phi tang xác có sự chuẩn bị kỹ càng chứ không phải là hành vi bột phát trong lúc hoảng hốt thì rất có khả năng vụ án đã bỏ lọt một đồng phạm.
Những chi tiết đau lòng mà người ta chỉ thấy được khi tìm thấy thi thể chị Huyền đã không hề được đả động trong bất cứ khẩu cung nào của bị can. Bác sĩ Tường sẽ trả lời như thế nào trước nỗi đau đớn khủng khiếp của gia đình chị Huyền trong mấy trăm ngày đêm ròng rã trông tìm thân xác đứa con xấu số?
Như vậy, cần thiết phải có một cuộc điều tra chi tiết lại từ đầu mọi diễn biến, tình huống và lời khai của các bên để xác định chính xác tội danh cũng như mức độ phạm tội của tất cả những người có tiếp xúc với chị Huyền trước khi chị bị phi tang dưới dòng sông Hồng.
Cuối cùng thì chị Huyền cũng đã được trở về với gia đình nhưng những câu hỏi nhức nhối trong vụ án này thì vẫn còn đó. Dư luận muốn các cơ quan chức năng trả lời thỏa đáng cho những nghi vấn trên, công khai đúng sự thật để trả lại công bằng cho nạn nhân và gia đình. Đối với kẻ thủ ác phải xác định đúng tội danh, trừng phạt và răn đe nghiêm khắc bằng thanh gươm pháp luật.
Theo Phap luât TPHCM
Những dấu hỏi từ việc tìm thấy xác chị Huyền
Những nhà chuyên môn về pháp y đều đưa ra nhận định rằng xác chị Huyền rất khó để nổi lên được. Chuyên viên khám nghiệm thì cho hay, xác chết nghi là của chị Huyền chết do ngạt nước. Xung quanh thông tin tìm thấy xác vẫn tồn tại nhiều dấu hỏi.
Thi thể được vớt khi nào?
Tối 4/8, báo Công an nhân dân, bản online, đưa title nổi bật "Đã tìm thấy xác nạn nhân vụ Cát Tường" cùng dòng thông tin: "Nguồn tin riêng của Báo CAND cho hay, người dân ở khu vực ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tìm được một xác chết nghi là của chị Huyền.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Tối 4/8, theo thông tin chính thức chúng tôi có được từ các cơ quan chức năng, các giám định viên của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã giám định và có cơ sở truy nguyên ra xác của chị Huyền.
Cơ sở của kết luận này là việc lấy mẫu ADN của mẹ đẻ và con chị Huyền. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống".
Sau khi Công an nhân dân đưa tin, một loạt các báo điện tử khác cũng đưa tin này.
Tuy nhiên, tất cả các báo đều không cho biết thi thể chị Huyển được vớt thời gian nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào.
TS cũng chỉ cho biết khá mơ hồ về thời gian và địa điểm: "Trước đó, những người dân ở khu vực ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vớt được một số xác chết trên sông Hồng, trong đó có một xác nghi là của chị Huyền. Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an".
Dù tiếp cận thêm nguồn thông tin, song Dân trí cũng chỉ cho biết: "Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội xác nhận, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền đã được tìm thấy.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Hữu Huy - chồng chị Lê Thị Thanh Huyền - cho hay, gia đình anh chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng".
Ngoài ADN, các đặc điểm nhận dạng có trùng khớp?
Theo tin do người thân nạn nhân cung cấp, thi thi thể có AND cùng huyết thống với gia đình chị Huyền chính là của "phụ nữ không đầu" nghi của chị Huyền, được tìm thấy tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 18/7.
Trước tin tức tìm thấy xác chị Huyền, bà Nguyễn Thị Hiền - mẹ đẻ nạn nhân đến hiện trường khám nghiệm tử thi ngày hôm đó lại cho rằng, xác chết có nhiều điểm không giống chị Huyền. Bà Hiền nói: "Hôm đi thẩm mỹ ở Thẩm mỹ viện Cát Tường, con gái tôi mặc áo màu trắng có chấm bi đen nhưng chiếc áo của thi thể mới được tìm thấy lại không phải chấm đen mà có hình hoa."
Ngay nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp y hàng đầu Việt Nam khi đó đều cho rằng khả năng xác chết đó là của nạn nhân vụ Cát Tường là rất thấp.
Ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội nhận định với trường hợp chị Huyền, do nạn nhân đã bị rạch bụng (mổ, phẫu thuật thẩm mỹ - PV) thì không nổi lên được.
Trả lời trên báo Gia đình và Xã hội, một cán bộ phòng giám định Công an TP Hà Nội cho biết, bước đầu xác định thi thể không đầu có nhiều điểm không trùng khớp với nạn nhân vụ TMV Cát Tường.
Theo đó, nạn nhân này chết trong khoảng 6 -7 tháng (trong khi nạn nhân Huyền đã chết được hơn 10 tháng).
Theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường (chủ TMV Cát Tường) thì chị Huyền đã tử vong trước khi ném xuống sông. Vậy nhưng, qua giám định thì nguyên nhân chết của nạn nhân này là do ngạt nước (chết sau khi xuống nước).
Vì sao chậm có kết quả ADN?
Theo đại tá Lê Việt Vùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an thì với "công nghệ ngày nay chỉ khoảng 2-3 ngày nếu làm nhanh là đã có kết quả ADN". Như vậy, thi thể chị Huyền phải mới được phát hiện gần đây. Vậy sau hơn 10 tháng, người ta mới có thể tìm được thi thể chị Huyền?
Ngược lại, nếu thi thể chị Huyền được tìm thấy từ trước đó, vì sao đến tận bây giờ mới có kết quả ADN?
Ông Phạm Đức Quang (cậu chồng chị Huyền) cho biết, theo lịch hẹn thì ngày 5/8, gia đình sẽ được nhận kết quả xét nghiệm ADN từ cơ công an. Lúc đó, mọi câu hỏi trên mới có thể được giải đáp.
Chiều 19/10/2013, chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng (Hà Nội) hút mỡ bụng, nâng ngực và đã tử vong. Người trực tiếp làm phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Đêm hôm đó, Tường cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đã mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang.
Sáng 14/4/2014, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vụ án "Cát Tường" để yêu cầu điều tra bổ sung, do phát sinh một số vấn đề về chuyên môn y tế không thể làm rõ tại tòa. Vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ bởi liên quan đến vấn đề y đức, mà còn bởi đây là trường hợp khá hy hữu khi cho đến nay, mặc dù cơ quan chức năng và gia đình đã nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị các đối tượng ném xuống sông Hồng...
Nếu xác chết trên là của chị Huyền, thì nó sẽ là bằng chứng quan trọng trong việc xét xử đúng tội đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm Đào Quang Khánh.
Thuận Phong
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao thi thể chị Huyền bất ngờ nổi sau gần 300 ngày? Theo một cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự, thi thể nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường chậm nổi có thể do một số nguyên nhân như mắc dưới đáy sông, bị cát vùi rồi kẹt luôn dưới đó. Tại sao xác chị Huyền lâu nổi? Trước thời điểm tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân vụ án xảy...