Tìm thấy thi thể 2 phi công QZ8501 ngồi trên ghế lái
Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ Indonesia hôm qua (6.2) vừa phát hiện thi thể của hai phi công máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia rơi xuống biển Java hôm 28.12.2014. Thi thể một phi công đã được trục vớt thành công.
Thi thể 2 phi công đã bị phân hủy vẫn mặc nguyên đồng phục của hãng hàng không giá rẻ AirAsia và ngồi nguyên trên ghế trong khoang lái QZ8501. Buồng lái QZ8501 được tìm thấy dưới đáy biển Java hôm 6.2 ở vị trí cách phần thân khoảng 20 m.
Indonesia đã tìm thấy thi thể của hai phi công máy bay QZ8501, cơ trưởng Iriyanto (phải) và cơ phó Remy Plesel hôm 6.2.
Chiều muộn cùng ngày thi thể của một phi công đã được trục vớt. Khi màn đêm buông xuống, các nhà chức trách Indonesia buộc phải tạm ngừng việc đưa thi thể thứ hai ra ngoài do trời rất tối. Quá trình trục vớt được tiếp tục vào sáng nay.
Hiện tại vẫn chưa thể nhận dạng thi thể đầu tiên là của cơ trưởng Iriyanto hay cơ phó Remy Plesel. Thi thể này được chuyển lên tàu cứu hộ KN Pacitan.
Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ Indonesia tuần qua tìm thấy 28 thi thể và kéo dài thời gian tìm kiếm thêm một tuần. Những dòng chảy ngầm đã đẩy các thi thể và mảnh vỡ máy bay rời khỏi vị trí rơi hơn 980 km. Khu vực tìm kiếm hiện được mở rộng ra vùng trung, tây và nam Sulawesi.
Chuyến bay QZ8501 của AirAsia rơi xuống biển Java hôm 28.12 trong điều kiện thời tiết xấu khi đang bay từ Surabaya, Indonesia, tới Singapore. Toàn bộ 162 hành khách cùng thành viên tổ bay thiệt mạng và hiện mới có 98 thi thể được tìm thấy.
Đầu tuần này, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia chính thức tuyên bố rằng, họ đang kiểm tra thông tin nói rằng, cơ trưởng QZ8501 đã rời ghế lái để ngắt điện hệ thống máy tính tự động trước khi máy bay gặp nạn.
Video đang HOT
Ngày 2.2, các điều tra viên Indonesia tuyên bố cho đến nay, họ chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ cơ trưởng chiếc máy bay xấu số QZ8501 đã rời ghế lái, hay nguồn điện cung cấp cho hệ thống điều khiển tự động bị ngắt trước khi máy bay lao xuống biển.
Hiện các điều tra viên đang kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng của một trong những hệ thống tự động của máy bay có tên là Máy tính Tăng độ Ổn định bay (FAC) và cách thức phi công phản ứng trong trường hợp FAC bị mất điện.
Trước đó, hãng tin Bloomberg của Mỹ đưa tin, phi công trên QZ8501 đã tìm cách khởi động lại FAC trong khi bay, và sau đó kéo một cầu dao nhằm cắt điện đối với thiết bị này.
Reuters sau đó dẫn các nguồn tin của mình cho rằng, chính cơ trưởng Iryanto là người đã thực hiện các bước ngắt nguồn điện đối với FAC, trong khi để viên cơ phó người Pháp Remy Plesel ít kinh nghiệm hơn điều khiển máy bay.
Theo Reuters, hành động rời khỏi ghế lái của mình để thực hiện một hành động bất thường, không đúng với quy trình, trong khi cơ phó mất điều khiển chiếc Airbus A320.
Cho đến nay, Indonesia đã công bố một số thông tin thực tế về những gì diễn ra liên quan đến vụ tai nạn. Tuy nhiên, họ không công khai bản báo cáo sơ bộ được nộp lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế hồi tuần trước.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Phi công QZ8501 tắt hệ thống máy tính trước khi gặp nạn?
Các phi công chuyến bay QZ8501 đã ngắt điện, vô hiệu hóa hệ thống máy tính quan trọng giúp kiểm soát chiếc phi cơ ngay trước khi nó lao xuống biển Java, Bloomberg ngày 30.1 dẫn nguồn tin bên trong cuộc điều tra về thảm kịch QZ8501 đưa tin.
Bloomberg bình luận, động thái trên dường như đã dẫn đến thảm kịch khiến 162 người thiệt mạng hôm 28.1, khi chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia đột ngột tăng độ cao rồi lao xuống biển Java.
Theo nguồn tin của Bloomberg, các phi công đã nỗ lực xử lý các cảnh báo của các máy tính kiểm soát chuyến bay, điều khiển bánh lái cũng như ngăn chặn máy bay bay quá chậm. Tại thời điểm trước khi QZ8501 gặp nạn, hệ thống máy tính của máy bay đã phát cảnh báo inh ỏi khắp buồng lái và để xử lý vấn đề, các phi công đã cắt điện toàn bộ hệ thống.
Trên thực tế, ngay cả khi hệ thống máy tính bị tắt, các phi công vẫn có thể lái máy bay bằng tay, song chưa rõ lý do tại sao các phi công lại quyết định tăng đột cao máy bay đột ngột.
Phi công phụ chuyến bay QZ8501 Remi Emmanuel Plesel
John Cox, một cựu phi công máy bay Airbus A320 hiện đang là chuyên gia tư vấn an toàn hàng không chia sẻ, Airbus không khuyến khích phi công tắt bất cứ máy tính nào vì các hệ thống điện tử trên các máy bay hiện đại ngày nay đều được kết nối với nhau. Việc tắt một máy tính bày có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống khác.
"Đặc biệt đối với một máy bay Airbus, phi công không được làm như vậy", chuyên gia Cox nhấn mạnh.
Trong khi đó, hôm qua (29.1), ông Mardjono Siswosuwarno, điều tra viên chính trong thảm kịch QZ8501 tiết lộ, dựa trên việc phân tích hộp đen máy bay, họ phát hiện phi công phụ Remi Emmanuel Plesel có ít kinh nghiệm bay hơn cơ trưởng Iriyanto Pernah Jadi là người đã điều khiển chiếc máy bay trong những thời khắc cuối cùng trước khi nó gặp nạn và lao xuống biển.
Theo ông Mardjono Siswosuwarno, cơ phó Remi Emmanuel Plesel mới có kinh nghiệm 2.247 giờ bay đã điều khiển máy bay tránh bão trong khi cơ trưởng Iriyanto có 20.537 giờ bay, lại chỉ giữ vai trò giám sát.
Các nhà điều tra thảm kịch QZ8501 đã từ chối trả lời thông tin các phi công máy bay đã vô hiệu hóa hệ thống máy tính kiểm soát chuyến bay và cho biết, họ sẽ không công bố thêm thông tin về cuộc điều tra.
"Về việc hệ thống máy tính của chuyến bay bị vô hiệu hóa, tôi không phủ nhận, cũng không xác nhận", ông Ertata Lananggalih, một điều tra viên thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho hay.
Theo các nhà điều tra thảm kịch máy bay QZ8501, trước khi gặp nạn vẫn ở trong tình trạng tốt.
Tất cả các mẫu phi cơ do Airbus sản xuất từ những năm 1980 được thiết kế để ngăn chặn các tai nạn máy bay các lỗi do phi công. Các máy bay được điều khiển bởi hệ thống máy tính hiện đại và tinh vi.
Trong trường hợp gặp phải sự cố hoặc mất nguồn điện, hệ thống máy tính kiểm soát máy bay sẽ ngừng hoạt động, song phi công vẫn có khả năng máy bay bằng tay. Đây dường như là tình huống đã xảy ra trước khi máy bay QZ8501 đột ngột tăng độ cao và bị chết máy giữa không trung rồi lao xuống biển.
Hiện các nhà điều tra vẫn đang cố gắng xác định lý do tại sao các phi công máy bay quyết định cắt nguồn điện hệ thống máy tính kiểm soát chuyến bay bằng cách gạt một cầu dao điện trong buồng lái.
Trong khi đó, hãng Airbus cũng tuyên bố không bình luận bất kể điều gì về vụ tai nạn theo các điều ước quốc tế, phát ngôn viên chi nhánh Bắc Mỹ của công ty, ông Clay McConnell tuyên bố.
Chuyến bay QZ8501 đã rơi xuống biển Java vào ngày 28.12 trong điều kiện thời tiết có bão khiến toàn bộ 162 người có mặt trên khoang thiệt mạng.
Chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia sau thảm kịch QZ8501 đến nay mới vớt được 70 thi thể từ dưới biển Java. Lực lượng cứu hộ kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều thi thể hơn sau khi tìm thấy thân máy bay.
Tuy nhiên, thời tiết quá khắc nghiệt, cản trở tầm nhìn dưới nước khiến nỗ lực trục vớt thân máy bay cũng như thi thể các nạn nhân. Hiện quân đội Indonesia đã tuyên bố ngừng trục vớt thi thể và thân máy bay AirAsia QZ8501 trên biển Java sau 4 ngày nỗ lực không thành công.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Phi công phụ cầm lái QZ8501 không thể cứu nổi máy bay? Tờ Wall Street Journal ngày 29.1 đưa tin, phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel được cho là đã lái chiếc máy bay QZ8501 tránh bão trước khi phi cơ chết máy và rơi xuống biển Java khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng. Một mảnh vỡ máy bay QZ8501 vừa được trục vớt lên tàu từ dưới đáy biển. Theo Wall Street Journal, các...