Tìm thấy tàu ngầm Indonesia mất tích, mảnh vỡ hé lộ nguyên nhân thảm họa
Các mảnh vỡ đang được trục vớt từ tàu ngầm mất tích cho thấy con tàu có thể đã bị áp lực phá hủy sau khi chìm, Hải quân Indonesia cho biết vào ngày 24/4.
Tàu ngầm chở 53 người này biến mất hôm 21/4 trong cuộc tập trận phóng ngư lôi ngoài khơi đảo Bali.
Chỉ huy Hải quân Indonesia Yudo Margono tiết lộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số vật, bao gồm các bộ phận của thiết bị ngư lôi, một chai dầu được cho là dùng để tra dầu trên tàu và thảm cầu nguyện từ tàu ngầm.
Các nhà chức trách cho biết, có rất ít khả năng xảy ra vụ nổ trên tàu ngầm này, theo Al Jazeera.
“Trong trường hợp đó thì họ đã nghe thấy tiếng nổ”, phóng viên Al Jazeera Jessica Washington đưa tin từ Jakarta. Cô nói thêm rằng các nhà chức trách vẫn đang xem xét khả năng sơ tán y tế.
Theo chuyên gia Collin Koh, Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Singapore, việc sơ tán được nhắc đến có thể bao gồm trục vớt những gì còn lại của con tàu, hy vọng ít nhất có thể đưa thi thể các thủy thủ trở về.
Một số vật được tìm thấy. (Ảnh: EPA)
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân của vụ mất tích. Hải quân Indonesia cho biết sự cố điện có thể khiến tàu ngầm không thể thực hiện các quy trình khẩn cấp để hoạt động trở lại.
Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết, tàu KRI Nanggala-402 chạy bằng động cơ diesel do Đức chế tạo, được đưa vào phục vụ tại Indonesia từ năm 1981.
Đô đốc đã nghỉ hưu Frans Wuwung của Hải quân Indonesia, người từng đứng đầu phòng máy của tàu ngầm tin rằng con tàu có khả năng mất điện.
“Tôi hy vọng những người anh em của tôi sẽ được tìm thấy an toàn vì họ là những người chuyên nghiệp và họ biết những gì mình đang làm. Nhưng con tàu chỉ có thể chịu được độ sâu tối đa 300m. Còn hơn thế nữa thì tôi không dám bình luận. Xin Chúa phù hộ cho họ. Tôi rất tiếc” , ông nói.
Chuyên gia Frank Owen thuộc Viện Tàu ngầm Australia nói với Al Jazeera rằng ngập nước có thể là lý do khiến con tàu bị chìm.
Thuyền trưởng Hải quân Margono cũng cho rằng khả năng xảy ra vụ nổ là thấp và chiếc tàu ngầm có thể đã bị phá hủy vì áp lực nước ở độ sâu hơn 800m. “Nó đã nứt từ từ” , ông nói.
Hình ảnh các thành viên đoàn tàu. (Ảnh: EPA)
Người thân các thủy thủ vẫn cố gắng giữ hy vọng, song hiện không có dấu hiệu nào cho thấy có thể tìm được ai còn sống.
Indonesia xác định rằng tàu đang ở vị trí sâu 850m, vượt giới hạn chống chịu. Nguồn oxy cung cấp cho các thủy thủ ước tính đã hết hôm 24/4.
Nếu không có sự cố mất điện, oxy có thể duy trì trong 5 ngày.
Ít nhất 25 tàu Indonesia đã tham gia tìm kiếm cùng tàu các quốc gia khác.
Phó đô đốc Pháp: Tàu ngầm Indonesia có thể đã vỡ nát
Tàu ngầm KRI Nanggala có thể đã bị ép nát khi chìm sâu 700 m, gấp rưỡi độ sâu tối đa cho phép, theo phó đô đốc Pháp.
"Đó là mẫu tàu ngầm truyền thống, có thể hoạt động an toàn ở độ sâu 250 mét. Nhưng nếu chìm xuống vùng đáy biển sâu 700 m, nhiều khả năng nó đã vỡ nát", phó đô đốc hải quân Pháp Antoine Beaussant cho biết hôm nay, đề cập vụ tàu ngầm KRI Nanggala của Indonesia mất tích ngoài khơi đảo Bali.
Hải quân Indonesia cho biết KRI Nanggala là tàu ngầm diesel - điện thuộc lớp Type 209 do Đức sản xuất năm 1977 và được đưa vào biên chế của Indonesia năm 1981. Một số tàu ngầm Type 209 có thể lặn sâu xuống 500 m trong các cuộc thử nghiệm, đây được coi là độ sâu tối đa trước khi nó bị áp lực nước biển phá hủy.
Tàu ngầm KRI Nanggala rời cảng trong một lần làm nhiệm vụ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Indonesia .
Julius Widjojono, phát ngôn viên hải quân Indonesia, cho hay tàu ngầm chạy bằng pin khi lặn này có thể hoạt động ở độ sâu 250-500 m. "Bất cứ độ sâu nào lớn hơn thế đều rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng thủy thủ", ông nói.
Áp suất nước biển ở độ sâu 700 m cao gấp 70 lần áp suất khí quyển ở mặt biển, trong đó mỗi mét vuông vỏ tàu sẽ phải chịu lực ép hơn 720 tấn. Các tàu ngầm thông thường khi ở độ sâu này nhiều khả năng sẽ bị biến dạng vỏ, thậm chí bị ép nát nếu thân tàu gặp sự cố.
Marcus Hellyer, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho rằng tình hình của tàu KRI Nanggala có vẻ "rất u ám". "Rất nhiều sự cố có thể xảy ra với các tàu ngầm", tiến sĩ Hellyer nói. "Nếu một tàu ngầm gặp nạn trên biển, đó thường là thảm họa rất tồi tệ".
Hải quân Indonesia đang triển khai nhiều tàu chiến, tàu thăm dò, tàu ngầm và trực thăng chạy đua với thời gian tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala. Singapore và Malaysia cũng cử tàu cứu hộ tàu ngầm đến địa điểm tàu ngầm Indonesia mất tích để hỗ trợ.
Tàu ngầm KRI Nanggala chở 53 người liên lạc lần cuối với sở chỉ huy lúc 3h sáng 21/4 để xin phép lặn xuống biển tiến hành cuộc diễn tập phóng ngư lôi trên eo biển Bali nằm giữa đảo Java và Bali. Sau khi lặn xuống biển, con tàu mất liên lạc hoàn toàn từ 4h30.
Hải quân Indonesia cho biết có khả năng một vụ mất điện toàn tàu đã xảy ra khi lặn, khiến tàu ngầm mất điều khiển và thủy thủ đoàn không thể triển khai quy trình khẩn cấp. Con tàu dường như đã chìm xuống độ sâu khoảng 600-700 m, trong khi chỉ có thể chịu được áp lực ở độ sâu khoảng 250 m.
Vụ tàu ngầm Indonesia mất tích: Phát hiện vệt dầu loang Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 21/4 thông báo cuộc tìm kiếm trên không đối với chiếc tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất liên lạc trước đó cùng ngày đã phát hiện một vệt dầu loang gần vị trí tàu này lặn trước đó. Tàu ngầm KRI Nanggala 402 khởi hành từ căn cứ hải quân ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông tin...