Tìm thấy tàu chiến Mỹ nã phát pháo đầu tiên trong Thế chiến 2
Con tàu gặp nạn khi bị một máy bay cảm tử của Nhật Bản dội bom tại Trân Châu Cảng.
Tàu chiến USS Ward nằm dưới đáy biển 76 năm qua.Tàu chiến USS Ward, con tàu bắn phát pháo đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến 2, đã được tìm thấy dưới biển sâu sau gần 80 năm. Nhóm tìm kiếm gồm các chuyên gia thám hiểm đại dương được sự tài trợ từ tỉ phú Paul Allen, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft.
Những bức hình chụp dưới nước chưa từng xuất hiện của chiến hạm USS Ward được đăng tải sau hàng chục năm chìm dưới biển. Tàu USS Ward là khu trục hạm lớp Wickes, giám sát lối vào Trân Châu Cảng. Năm 1941, tàu chiến này bất ngờ bị máy bay Nhật Bản ném bom và chìm xuống biển.
Khẩu pháo đặt trên tàu USS Ward.Để ghi lại những tấm hình này, chuyên gia phải sử dụng thiết bị đặc biệt mò xuống đáy biển vịnh Ormoc. Sau 76 năm, con tàu vẫn cho thấy sự đồ sộ của mình. Tàu USS Ward nổ phát pháo đầu tiên trong Thế chiến 2 khi thấy một tàu ngầm xuất hiện gần Trân Châu Cảng.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tấn công dồn dập vào một tàu ngầm Nhật Bản hoạt động trong khu vực Trân Châu Cảng”, trung úy William Outerbridge, người tham chiến trên tàu USS Ward, nói. Khi bị trúng đạn máy bay Nhật năm 1941, con tàu nhanh chóng ngập trong biển lửa rồi chìm xuống đáy biển. Tất cả thủy thủ đều thoát nạn an toàn.Thiết bị dò tìm đáy biển mang tên Petrel, là robot hiếm hoi trên thế giới có thể lặn sâu 5,6 km dưới biển. Nhờ thiết bị này, đoàn thám hiểm do Paul Allen dẫn đầu đã tìm ra tàu chiến USS Indianapolis, chiến hạm Musahi của Nhật Bản và khu trục hạm Artigliere của Italia.
Theo Danviet
Trận tập kích xóa sổ không quân Mỹ ở Philippines trong Thế chiến II
Sự chủ quan khiến Mỹ trả giá đắt trong trận tập kích của phát xít Nhật vào căn cứ không quân chủ lực ở Philippines.
Các máy bay B-17 bị phá hủy trong cuộc tấn công. Ảnh: Euronet.
Lúc 3h sáng 8/12/1941 theo giờ Philippines, tướng Mỹ Douglas MacArthur bị đánh thức bởi cú điện thoại thông báo Nhật Bản vừa tấn công Trân Châu Cảng đồng thời được cảnh báo về một cuộc tập kích có thể xảy ra đối với căn cứ không quân chủ lực của Mỹ ở Philippines. Thế nhưng 9 giờ sau, người Mỹ vẫn bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của gần 200 máy bay Nhật Bản vào căn cứ không quân Clark, theo National Interest.
Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, vụ tập kích này dự kiến diễn ra cùng lúc với cuộc tấn công Trân Châu Cảng để tối đa hóa yếu tố bất ngờ, khiến máy bay Mỹ không kịp cất cánh. Tuy nhiên, sương mù ở căn cứ trên đảo Đài Loan khiến các máy bay Nhật không thể xuất phát đúng giờ, nên trận tập kích vào Philippines diễn ra muộn hơn rất nhiều so với trận Trân Châu Cảng.
Đến căn cứ Clark sau hành trình dài 1.126 km, các phi công Nhật chuẩn bị tâm lý đối đầu với lực lượng tiêm kích hùng hậu của Mỹ. Thế nhưng họ rất bất ngờ khi nhận thấy không phận Philippines lúc đó không hề có bóng dáng máy bay Mỹ.
Thuận lợi hơn nữa là thay vì phân tán sang các đường băng phụ, các máy bay chiến đấu Mỹ lại đỗ thành hàng trên đường băng trong căn cứ Clark, trở thành mục tiêu hoàn hảo cho bom và hỏa lực súng máy của Nhật. Trong vòng vài phút, lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ ở sân bay Clark, lá chắn trụ cột của Mỹ ở Philippines, gần như bị xóa sổ.
Đây là thảm họa có tác động nặng nề không kém trận Trân Châu Cảng. Quân Mỹ ở Trân Châu Cảng có thể nói rằng họ bị bất ngờ về chiến thuật và chiến lược, nhưng các đơn vị ở Philippines không có lý do gì để bào chữa bởi đã được cảnh báo 9 giờ trước vụ tấn công.
Người đáng bị chỉ trích nhiều nhất là tướng Douglas MacArthur. Tuy vậy, tình hình lúc đó cũng khiến mọi chỉ huy gặp khó khăn. Thủ đô Manila của Philippines chỉ cách Nhật Bản 3.218 km, nhưng cách Trân Châu Cảng 8.040 km và San Francisco tới 11.265 km. Trong thập niên 1930, Mỹ nhận ra rằng sức mạnh quân sự Nhật Bản đã lớn đến mức việc bảo vệ lực lượng đồn trú ở Philippines là nhiệm vụ bất khả thi.
Mỹ lường trước trường hợp đánh mất Philippines khi nổ ra xung đột với Nhật Bản nên đã vạch ra kế hoạch rút lui đến bán đảo Bataan và ngăn không cho đối phương sử dụng cảng chiến lược Manila. Họ sẽ chờ hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tấn công dọc Thái Bình Dương để giải vây.
Chiến lược này là cách tốt nhất dựa trên vị trí thực địa. Tuy nhiên, năm 1941, trước sự hối thúc của tướng MacArthur, chính phủ Mỹ quyết định tăng cường 35 oanh tạc cơ hạng nặng B-17 đến Philippines. Các pháo đài bay với tầm hoạt động gần 1.609 km có thể bẻ gẫy đợt tấn công của Nhật Bản ở tây Thái Bình Dương.
Máy bay Mỹ chụm thành hàng là mục tiêu dễ dàng cho phi cơ Nhật. Ảnh: Lougopal.
Cuộc tấn công của Nhật không hoàn toàn bất ngờ, bởi chiến tranh trên không đã diễn ra nhiều tháng trước. Tuy nhiên, hệ thống chỉ huy Mỹ bị tê liệt bởi tình trạng bất hòa và mệt mỏi. Tướng MacArthur và tướng Lewis Brereton, chỉ huy không quân thuộc quyền, đều không có sự chuẩn bị rõ ràng cho tình huống chiến tranh, như phân tán lượng lớn máy bay ở sân bay Clark sang các sân bay dự bị.
"Thay vì nhanh chóng di chuyển các oanh tạc cơ ra xa, chỉ huy quân sự Mỹ ở Manila lại lo lắng về khả năng bị tấn công phá hoại, nên tăng cường canh gác và sắp xếp các máy bay chụm lại với nhau để tránh điệp viên đối phương", sử gia Daniel Mortensen cho biết.
"Cả Brereton và MacArthur đều không chú ý đúng mức tới cảnh báo về khả năng tấn công của Nhật Bản để dừng bữa tiệc tối thứ bảy ở khách sạn nơi MacArthur ở. Phi hành đoàn của oanh tạc cơ B-17 ở sân bay Clark dự tiệc tới tận 2h sáng ngày 8/12, thời điểm máy bay đầu tiên của Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng", ông Mortensen nói thêm.
Khi nghe tin về vụ tập kích Trân Châu Cảng, Brerenton muốn cho phi đội B-17 xuất kích ngay lập tức để tấn công sân bay Nhật ở Đài Loan. Việc này có thể khiến các máy bay Nhật không thể cất cánh, nhưng MacArthur và đội ngũ trợ lý đã hoãn kế hoạch đến 11h sáng. Một giờ sau, khi oanh tạc cơ Mỹ đang được lắp vũ khí và nạp nhiên liệu thì đội oanh tạc cơ Nhật Bản đã đến nơi.
Sơ đồ tiến quân của Nhật sau trận ném bom sân bay Clark. Ảnh: Wikipedia.
Hậu quả thảm khốc là 12 oanh tạc cơ B-17 bị phá hủy và 4 chiếc khác bị hỏng. Rất nhiều tiêm kích P-40 bị phá hủy trên mặt đất hoặc bị máy bay A6M Zero bắn hạ. Đến khi kết thúc trận chiến, một nửa không đoàn Mỹ đồn trú ở Philippines bị xóa sổ. Các phi công sống sót cố gắng chống trả, nhưng lực lượng đổ bộ Nhật Bản vẫn tiến hành kế hoạch do không vấp phải các cuộc không kích Mỹ.
Đến ngày 8/5, những lính Mỹ cuối cùng ở Philippines buộc phải đầu hàng. Rất nhiều người sống sót sau đó đã thiệt mạng ở các trại tù Nhật tại Bataan.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ theo đuổi điều này với Triều Tiên trước khi thả quả bom đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 15.10 nói rằng Tổng thống Donald Trump đã lệnh cho ông phải tiếp tục theo đuổi nỗ lực ngoại giao để làm giảm căng thẳng leo thang với Triều Tiên cho đến khi thả quả bom đầu tiên. Mỹ đang kiên nhẫn theo đuổi biện pháp ngoại giao với Triều Tiên. Reuters dẫn lời ông Tillerson nói...