Tìm thấy tài sản chìm đắm vô chủ được quyền lợi gì?
Tôi có tìm thấy một số đồ vật vật có giá trị bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước?
Chúng tôi làm nghề chài lưới ở sông hồ, tuần trước có tìm thấy một số đồ vật vật, tài sản có giá trị của chiếc thuyền bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông không biết người chủ sở hữu. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước? Nguyễn Hữu Tuyền (Điện Bàn, Quảng Nam).
Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời: Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2005) quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy như sau: Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; Nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì chiếc thuyền chìm dưới sông lâu đời không phải là di tích lịch sử, văn hóa nên că cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 240 Bộ luật dân sự thì người tìm thấy được hưởng giá trị tương đương 10 tháng lương tối thiếu và 50% phần giá trị tài sản vượt quá (nếu có).
Luật sư Đặng Văn Cường.
Thủ tục xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 30/10/2009 của Chính Phủ như sau:
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ thông tin có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, không được tự khai quật, trục vớt. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này.
Trả lại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp được quy định tại Điều 12 của Nghị định 69 như sau:
1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Video đang HOT
2. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; Chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản.
3. Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Nếu sau khi thông báo tìm kiếm trong thời hạn 1 năm mà vẫn không xác định được chủ sở hữu tài sản thì tài sản được bán đấu giá. Sau khi trừ chi phí bán đấu giá và các chi phí các có liên quan, số tiền còn lại sẽ chi thưởng cho người tìm thấy như sau:
Điều 16. Chi thưởng
1. Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
a) Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.
2. Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
- Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
- Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
- Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Hàn Quốc công bố kế hoạch trục vớt phà Sewol
Hàn Quốc hôm nay cho biết sẽ nâng con phà Sewol bị chìm một năm trước từ độ sâu 44 m dưới đáy biển.
Mọi người xếp hình phà Sewol trong buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân ở trung tâm Seoul hôm 17/4. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn thông cáo của chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này sẽ nâng con phà 6.800 tấn với mức chi phí là 150 tỷ won (139 triệu USD).
Quá trình trục vớt dự kiến bắt đầu vào tháng 9 tới và có thể kéo dài tới 18 tháng. Chi phí có thể bị đội lên hơn 200 tỷ won do điều kiện thời tiết và các khó khăn về công nghệ.
"Nguy cơ hàng đầu là Sewol đã được đóng từ cách đây hơn 20 năm, vì thế thân của nó đã bị ăn mòn", Park In-yong, một đô đốc hải quân nghỉ hưu, người đứng đầu Bộ An toàn và An ninh Công cộng Hàn Quốc mới thành lập, cho biết. "Nó lại đang nằm nghiêng về bên trái, vì thế nếu chúng tôi cố gắng nâng nó lên trong tình trạng không cân bằng, nó có thể bị suy yếu về kết cấu".
Phà Sewol bị lật rồi chìm ở độ sâu 44 m dưới đáy biển, ngoài khơi đảo tây nam Jindo ngày 16/4/2014. Điều tra cho thấy phà bị lỗi kết cấu, chở quá tải và rẽ gấp trước khi gặp nạn.
Trong số hơn 300 người thiệt mạng, có 250 người là học sinh của trường trung học Danwon đang đi dã ngoại.
Nâng phà là yêu cầu khẩn thiết của gia đình các nạn nhân khi 9 thi thể vẫn đang mất tích. Một số người nói rằng chính phủ khiến họ thất vọng vì không công bố kế hoạch trục vớt vào dịp kỷ niệm một năm thảm kịch vừa qua.
Tuần trước, hàng nghìn người đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trung tâm Seoul để lên án sự yếu kém của chính phủ, sự chậm trễ trong việc nâng phà và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.
Anh Ngọc
Theo VNE
Phu nhân xinh đẹp, giỏi giang của những tỷ phú thế giới Mặc dù sở hữu tài sản kếch xù, nhưng phu nhân của những người đàn ông giàu có và nổi tiếng dưới đây vẫn viết tiểu thuyết, mở công ty, làm tổng biên tập cho tạp chí... Những phu nhân giỏi giang của các tỷ phú thế giới này do trang Business Insiderđưa ra. Salma Hayek - phu nhân tỷ phú Francois-Henri Pinault,...