Tìm thấy sinh vật đầu tiên không cần ôxy để sống sót
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại ký sinh trùng giống sứa không có bộ gene ty thể. Điều đó đồng nghĩa với việc nó không thở và sống cuộc sống hoàn toàn không có sự phụ thuộc vào ôxy.
Khám phá này đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về cách cuộc sống có thể hoạt động trên Trái đất mà nó cũng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta ngoại trừ các tế bào hồng cầu đều có số lượng lớn ty thể, nó sẽ phá vỡ ôxy để tạo ra một phân tử gọi là adenosine triphosphate (ATP) – phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Đây là những điều cần thiết cho quá trình hô hấp.
Chúng ta vẫn biết có những điều chỉnh cho phép một số sinh vật phát triển mạnh trong điều kiện thiếu ôxy. Một số sinh vật đơn bào đã tiến hóa các bào quan liên quan đến ty thể để chuyển hóa khi ở tình trạng thiếu ôxy, nhưng khả năng của các sinh vật đa bào có thể chuyển hoá khi không có đủ ôxy lại là chủ đề của một số cuộc tranh luận khoa học.
Vấn đề dường như đã có câu trả lời cho đến khi một nhóm các nhà nghiên cứu do Dayana Yahalomi của Đại học Tel Aviv ở Israel dẫn đầu đã quyết định xem xét lại một loại ký sinh trùng ở cá hồi có tên Henneguya salminicola.
Ký sinh trùng này được xác định có họ với san hô, sứa và hải quỳ. Mặc dù các u nang mà nó tạo ra trong thịt cá rất khó nhìn, nhưng ký sinh trùng không gây hại và sẽ sống cùng cá hồi trong suốt vòng đời của nó.
Ẩn giấu bên trong vật chủ của mình, Henneguya salminicola có thể sống sót trong điều kiện thiếu ôxy. Nhưng chính xác làm thế nào thì lại rất khó để biết nếu không xác định kỹ DNA của sinh vật. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu kỹ vấn đề này và đã phát hiện ra Henneguya salminicola không có bộ gene ty thể. Ngoài ra, nó cũng mất khả năng hô hấp cần phải có ôxy và gần như tất cả các gene hạt nhân liên quan đến sao chép ty thể.
Giống như các sinh vật đơn bào, Henneguya salminicola đã tiến hóa các bào quan liên quan đến ty thể, nhưng chúng cũng khác thường. Chúng có nếp gấp ở màng bên trong thường không thấy.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng Henneguya salminicola là một sinh vật đa bào không cần ôxy để tồn tại. Nhưng chính xác làm thế nào nó sống sót vẫn là một điều bí ẩn. Nó có thể lấy adenosine triphosphate từ vật chủ của mình, nhưng điều đó vẫn chưa được xác định.
Trải qua nhiều năm, về cơ bản chúng đã biến đổi từ một tổ tiên giống như loài sứa thành ký sinh trùng đơn giản hơn nhiều mà chúng ta thấy ngày nay. Chúng cũng đã mất hầu hết bộ gene của loài sứa cổ xưa, nhưng vẫn giữ lại một cấu trúc phức tạp giống như tế bào sứa. Chúng không sử dụng để bám vào vật chủ.
“Phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng sự thích nghi với môi trường yếm khí không phải là duy nhất đối với sinh vật nhân thực đơn bào, mà còn tiến hóa ở một loài động vật đa bào ký sinh”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Vẻ đẹp đến mê mẩn của một số loài sinh vật biển
Đại dương là thế giới với vô vàn điều bí ẩn, kỳ lạ. Sự bí ẩn không chỉ nằm ở số lượng các loài mà hơn hết còn được thể hiện qua đặc điểm của từng loài. Cùng khám phá vẻ đẹp thần bí của một số loài sinh vật biển qua bài viết dưới đây.
Đầu tiên là loài sứa vương miện, hay còn gọi là sứa súp lơ, có tên khoa học là Cephea cephea
Tên gọi của loài sứa này dựa vào chính hình dáng mà chúng sở hữu, đó là có hình gần giống với chiếc vương miện. Sứa có màu xanh tím, có khối lượng lớn, với đường kính khoảng 50 - 60 cm
Loài sứa có màu sắc độc lạ này sống chủ yếu ở các đại dương như: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Biển Đỏ...
Sinh vật biển có vẻ đẹp đến mê mẩn kế tiếp đó là bạch tuộc dừa. Bạch tuộc dừa thu hút bởi việc phát ra ánh sáng lung linh khi chúng hoạt động vào ban đêm
Được biết, ánh sáng đó được phát ra từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi. Và điều đặc biệt là ánh sáng có thể thay đổi liên tục, phát sáng hoàn toàn hoặc ở dạng nhấp nháy
Ngoài ra, bạch tuộc dừa còn được biết đến là một trong những loài sinh vật thông minh nhất dưới đáy đại dương cùng với khả năng tự vệ rất tốt khi dùng những chiếc vỏ dừa làm nơi trú ẩn di động
Tiến đến là loài mực Sepioteuthis lessoniana thường thấy ở khu vực vùng biển Philippines
Loài mực có khả năng thay đổi màu sắc một cách nhanh chóng, linh hoạt, được so sánh với khả năng "biến hình" của loài tắc kè hoa trên cạn
Cá Triplefin sọc tìm thấy nhiều ở vùng biển Indonesia được đánh giá là một trong những loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc đáo
Hay như loài ốc sên Clusterwink sống chủ yếu ở Australia cũng đem đến cho con người những điều ngạc nhiên
Đây được biết đến là loài ốc biển kỳ lạ nhất thế giới, với khả năng phát ra ánh sáng xanh đặc biệt
Loài ốc màu vàng nâu sẽ chuyển sang màu xanh khi bị quấy rầy, hoặc chịu những tác động từ môi trường xung quanh
Loài cá hề hồng sống cộng sinh với hải quỳ cũng là sinh vật biển nhận được nhiều sự quan tâm bởi giới khoa học
Đây là một trong số ít loài có khả năng tự thay đổi giới tính. Chúng sống nhiều ở phía tây Thái Bình Dương, hoặc một số quần đảo ở đông Ấn Độ Dương
Loài tôm huệ biển sọc đỏ sống chủ yếu ở vùng biển Malaysia cũng đem đến nhiều điều bí ẩn khi khám phá. Loài vật được mệnh danh là "bậc thầy" ngụy trang dưới đáy đại dương
Cá chình ruy băng hay còn được gọi với cái tên loài rồng của biển cả, với tên khoa học là Rhinomuraena quaesita cũng là loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc lạ
Loài cá phân bố tự nhiên ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Cá chình ruy băng thu hút bởi 2 màu sắc được kết hợp hài hòa trên thân, đó là xanh dương và vàng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Phát hiện sinh vật biển lạ như ngoài hành tinh, không cần thở vẫn sống Các nhà khoa học vừa phát hiện một sinh vật biển kỳ quái như ngoài hành tinh, tồn tại không theo các quy luật sự sống trên Trái đất. Theo một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các chuyên gia sinh vật học biển đã nhận diện một sinh vật không cần oxy để...