Tìm thấy protein ngoài Trái đất đầu tiên trong một thiên thạch
Một khám phá mới đây có thể là đầu mối để chúng ta xem xét liệu sự sống có thể xuất hiện ở những nơi khác trong Hệ Mặt Trời hay không.
Sử dụng một kỹ thuật phân tích mới, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy một loại protein ngoài Trái đất, được ẩn giấu bên trong một thiên thạch rơi xuống Trái đất 30 năm trước.
Nếu kết quả của các nhà khoa học chính xác, đó sẽ là protein đầu tiên được xác định không bắt nguồn trên Trái đất.
“Protein đầu tiên được phát hiện trong thiên thạch”, các nhà nghiên cứu đã viết trong báo cáo của mình.
Công việc vẫn chưa được đánh giá cụ thể nhưng ý nghĩa của phát hiện này rất đáng chú ý.
Trong vài năm qua, các thiên thạch từ Hệ Mặt Trời rộng hơn đã mang lại một số cơ sở liên quan đến sự sống như chúng ta biết. Cyanide, có thể đóng vai trò xây dựng các phân tử cần thiết cho sự sống; ribose, một loại đường được tìm thấy trong RNA và axit amin, các hợp chất hữu cơ kết hợp để tạo thành protein. Các nhà nghiên cứu hiện đã xem xét lại các thiên thạch.
Được dẫn dắt bởi nhà vật lý Malcolm McGeoch của nhà cung cấp nguồn tia X siêu dẫn PLEX Corporation, nhóm nghiên cứu đã tập trung tìm kiếm thứ gì đó nhiều hơn.
Sử dụng các phép đo tiên tiến nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy thứ mà họ tin là protein trong một thiên thạch có tên Acfer 086, được tìm thấy ở Algeria vào năm 1990.
Mặc dù không có bằng chứng về các sinh vật ngoài Trái đất nhưng phát hiện ra protein này tạo ra một khối xây dựng khác của sự sống được tìm thấy trong một tảng đá không gian.
Video đang HOT
Có nhiều quá trình có thể tạo ra protein, nhưng sự sống theo như chúng ta biết, không thể tồn tại mà không có nó.
“Họ đang lấy một thiên thạch được bảo tàng bảo tồn và đã được phân tích trước đó và đang sửa đổi các kỹ thuật mà họ sử dụng để có thể phát hiện axit amin bên trong thiên thạch này”, nhà thiên văn học và hóa học Chenoa Tremblay thuộc Khoa học thiên văn & vũ trụ CSIRO ở Úc, người không tham gia nghiên cứu bình luận.
Nhóm nghiên cứu không chỉ tìm thấy axit amin glycine có tín hiệu mạnh hơn phân tích trước đó, họ còn phát hiện ra rằng nó bị ràng buộc với các nguyên tố khác như sắt và lithium. Khi họ thực hiện mô hình hóa để xem những gì đang xảy ra, họ thấy rằng glycine không bị cô lập, nó là một phần của protein.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là protein hemolithin mới được phát hiện. Trong khi hemolithin có cấu trúc tương tự như protein trên mặt đất, tỷ lệ deuterium so với hydro không phù hợp với bất cứ thứ gì trên Trái đất. Tuy nhiên, nó phù hợp với sao chổi.
Điều này cho thấy, các nhà nghiên cứu lập luận rằng cấu trúc mà họ đã xác định là protein có nguồn gốc ngoài Trái đất và có thể được hình thành trong khoảng hơn 4,6 tỷ năm trước.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng không loại trừ khả năng thứ họ tìm thấy có thể không phải là protein. Mặc dù nhóm nghiên cứu cho rằng đó là lời giải thích khả dĩ nhất, nhưng cũng có khả năng phát hiện của họ thực sự là một loại polymer – một loại phân tử rộng, trong đó protein chỉ là một.
“Tôi nghĩ rằng điều này thực sự thú vị. Nó có rất nhiều ý nghĩa thực sự thú vị và nhiều tranh luận hấp dẫn và tôi nghĩ đó là một bước tiến thực sự tuyệt vời”, Chenoa Tremblay nói.
Có một số bước tiếp theo mà nghiên cứu có thể thực hiện đó là các nhà khoa học sử dụng phần mềm mô hình hóa để cố gắng tái tạo các cấu trúc tạo ra quang phổ giống hoặc tương tự. Điều đó có thể giúp xác định xem chúng ta đang xem protein hay một loại polymer khác.
Các kỹ thuật tương tự bây giờ có thể được sử dụng trên các thiên thạch khác trong đó axit amin đã được tìm thấy, để xem liệu các cấu trúc tương tự có thể được tìm thấy hay không.
Chenoa Tremblay giải thích rằng, các nghiên cứu gần đây trên Trạm vũ trụ quốc tế đã chỉ ra rằng protein có thể dễ dàng tạo ra trong không gian hơn do trọng lực giảm và các nhà khoa học là phi hành gia đã thực sự tạo ra các phân tử protein khá lớn, đủ ổn định để đưa xuống Trái đất .
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên
Công ty Agrisea đang nghiên cứu và phát triển cây lúa có thể chịu được nước mặn.
Chúng ta chẳng lạ lùng gì với nghề trồng lúa, dù cách thức canh tác có lạ kỳ như ruộng bậc thang đi chăng nữa. Thế nhưng các bạn có bao giờ nghĩ tới việc con người có thể trồng lúa trên biển? Trong tình hình nước biển mặn xâm lấn những đồng bằng châu thổ màu mỡ, có khi nào việc chuyển hẳn sang canh tác trên nền nước mặn lại là giải pháp hay?
Tận 70% lượng nước ngọt con người đang có được dùng vào việc canh tác. Dân số tăng ắt dẫn tới nhu cầu lương thực tăng, và ngành nông nghiệp đang ráo riết tìm những cách thức mới để sản xuất lương thực, tìm tới những khu vực ta chưa bao giờ cho rằng là diện tích trồng trọt khả thi.
Hai nhà khoa học trẻ, mới 24 tuổi nhìn ra biển lớn và cho rằng đây có thể trở thành vựa lúa khổng lồ. Họ thành lập nên công ty riêng để nghiên cứu điều bất khả thi này với dự định tạo nên trang trại nổi trên mặt biển vào năm 2021, với mô hình mẫu được dự kiến ra mắt cuối năm 2020 này.
Ngoài sức người, ngành nông nghiệp truyền thống còn cần phân bón, nước tới và những thứ hóa chất dùng riêng cho canh tác (thuốc trừ sâu hại, thuốc tăng trưởng, v.v...). Nước được dùng chủ yếu cho việc tưới, và một số giống lại đặc biệt ưa nước, phải được tưới tắm nhiều mới cho ra sản phẩm đạt yêu cầu. Lúa là một trong số nông sản cần nhiều nước nhất, và gạo là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới.
Một vài con số về lúa để bạn dễ hình dung: có tới hơn 100 nước trồng lúa, sản xuất ra 700 triệu tấn gạo/năm và 90% số gạo đó xuất phát từ các nước Châu Á. Khoảng 3,5 tỷ người sống dựa vào gạo mỗi ngày; và vì tầm quan trọng đó, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm cách chỉnh sửa gen gạo để có được những sản phẩm hợp lý người ăn nhất và giàu dinh dưỡng nhất có thể.
Bên cạnh việc đưa thêm vitamin vào trong gạo (như Dự án Hạt gạo Vàng đưa vitamin A vào trong gạo), nhiều nghiên cứu khác còn tìm cách tăng khả năng quang hợp của cây lúa và khả năng chống chịu hạn hán, bên cạnh đó giảm khí thải mà cây lúa đưa ra môi trường. Nhưng công ty Agrisea đang tìm tới một hướng khác.
Bằng phương pháp chỉnh sửa gen để tăng khả năng chống chịu mặn, Agrisea thử nghiệm trồng lúa trên mặt nước biển. Thứ gạo mới này có thể sinh trưởng trên nước biển mà không cần đất, phân bón hay nước ngọt. Thay vì đưa gen loài khác vào cây lúa, nhóm nghiên cứu nhắm tới việc chỉnh gen điều tiết khả năng bài muối của cây lúa, các gen cô lập tế bào và bảo vệ ADN của cây.
" Những gen này được liên kết với nhau và hoạt động thành một mạng lưới thống nhất", Luke Young, CEO và đồng sáng lập Agrisea cho hay. " Chúng tôi chỉ khuyến khích chúng theo cách tự nhiên, để cây có thể sống trong môi trường mặn". Hai nhà sáng lập Agrisea giải thích rằng họ có thể phối giống có chọn lọc để tạo ra cây lúa mong muốn, nhưng việc chỉnh sửa gen sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Hiện tại, Agrisea nói rằng họ đã liên hệ với những nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn của thế giới, mong muốn thử nghiệm mô hình vựa lúa nổi trên biển.
Bên cạnh việc cung cấp lương thực, nhóm nghiên cứu mong muốn cây lúa của họ còn có thể đóng vai trò của một hệ thống lọc nước đặt tại cửa sông, tận dụng dưỡng chất thừa thải từ nước canh tác trong đất liền ra biển. Agrisea sẽ còn thử nghiệm trồng giống lúa này lên đất nhiễm mặn.
Nhóm nghiên cứu đã nhận về tổng cộng 1 triệu USD tiền vốn góp, và số tiền (sẽ còn tăng) đó sẽ còn được đổ vào việc đầu tư các giống thực vật khác ngoài lúa; Agrisea đang nhắm tới ngô, lúa mì, lúa mạch, đậu nành và nhiều loại rau khác nữa.
Theo Trí thức trẻ
Phát hiện dấu vết loài người khác sống giữa "mùa đông núi lửa" Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy dấu vết khó tin của những cá thể thuộc loài người khác từng lang thang ở Ấn Độ 74.000 năm trước, nơi bấy giờ đang là "tử địa" bởi mùa đông núi lửa Toba. Nhóm khoa học gia từ Viện Max Planck về Khoa học và lịch sử nhân loại (Đức), Đại học Allahabad (Ấn Độ),...