Tìm thấy phôi thai khủng long gần như nguyên vẹn
Phát hiện này cung cấp cái nhìn mới về sự phát triển của loài Sauropod – nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với cổ và đuôi dài cùng bàn chân dày.
Các nhà khoa học hôm 27/8 cho biết hóa thạch này là một trong số hài cốt phôi khủng long được bảo quản tốt nhất từng tìm được. Đó là một hộp sọ gần như nguyên vẹn, dài khoảng 3 cm và vẫn giữ được cấu tạo 3 chiều chứ không bị làm phẳng trong quá trình hóa thạch.
Nhà cổ sinh vật học Martin Kundrat, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, cho biết: “Chúng tôi từng rất phấn khích về bộ xương của những con khủng long khổng lồ. Cảm giác cũng rất khác biệt khi nhìn vào bên trong trứng của những động vật quá khổ này”.
Hóa thạch hộp sọ phôi thai khủng long được bảo quản tốt được khai quật ở vùng Patagonia, Argentina. Bức ảnh được công bố vào ngày 27/8. Ảnh: Reuters.
Ông Kundrat gọi những phôi thai khủng long này là “sinh vật khổng lồ nhỏ” và nói thêm: “Điều này không xảy ra thường xuyên và việc tìm thấy các hài cốt phôi hóa thạch hoàn chỉnh vẫn rất đặc biệt”.
Hóa thạch Kỷ Phấn trắng từ Patagonia được cho là khoảng 80 triệu năm tuổi. Khủng long dường như có những đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt khi còn nhỏ và sẽ thay đổi khi chúng lớn lên.
Video đang HOT
Công nghệ hình ảnh phát triển đã tiết lộ các đặc điểm bất ngờ gồm một chiếc sừng nhỏ nhô ra từ mõm cũng như mắt hướng về phía trước, cho thấy khả năng nhìn bằng 2 mắt.
Hình ảnh minh họa của phôi thai khủng long được công bố vào ngày 27/8. Ảnh: Reuters.
Sừng trên mặt có thể giúp khủng long phá vỡ vỏ trứng để chui ra, giống như “răng trứng” ở một số loài chim mới nở và loài bò sát, nhưng cũng có thể có các chức năng khác như phòng thủ hoặc tìm kiếm thức ăn, theo ông Kundrat.
Khủng long Titanosaurs là một phần của nhóm khủng long ăn thực vật được gọi là Sauropod. Chúng được biết đến với cổ và đuôi dài cùng bàn chân dày.
Những con lớn nhất, chẳng hạn như Argentinosaurus và Patagotitan, dài khoảng 35 m. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng loài của phôi thai khủng long này.
Hộp sọ của nó có những nét tương đồng với một con khủng long Titanosaurs có kích thước vừa phải, tên là Tapuiasaurus và dài khoảng 13 m. Trong khi đó, phôi thai biểu hiện những đặc điểm khác biệt về giải phẫu khuôn mặt và kích thước với các phôi thai khủng long Patagonian.
“Hơi lạ khi một hóa thạch được thể hiện chỉ bằng một chiếc đầu lâu”, ông Kundrat nói thêm. “Con khủng long đã chết trước khi nó kịp hoàn thành quá trình phát triển. Nó chỉ mới trải qua 4/5 thời kỳ ấp trứng”.
Phát hiện bộ xương khủng long bên trong một con khủng long khác
Lần đầu tiên con người có thể chứng minh một cách khoa học rằng những kẻ săn mồi khổng lồ đã ăn thịt những con mồi lớn. Xương của 'nạn nhân' mới đây được tìm thấy trong dạ dày của một con khủng long ichthyosaurus.
Cụ thể, trên địa phận tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc, chuyên nghiên cứu phần hóa thạch khủng long đã tìm ra bộ xương của một con khủng long ichthyosaurus dài 5 mét, có khả năng chết do bị nghẹn khi nuốt một con khủng long khác có kích thước 4 mét.
Kết quả nghiên cứu về phát hiện bất thường này được công bố trên tạp chí khoa học iScience hôm thứ Năm (20/8).
Phát hiện bộ xương khủng long bên trong một con khủng long khác. Ảnh minh họa
Ông Ryusuke Motani, một trong những nhà cổ sinh vật học và giáo sư tại Đại học California cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy tàn tích hoàn chỉnh của một loài bò sát trong dạ dày của những kẻ săn mồi khổng lồ của thời đại Mesozoi, cả ở loài bò sát biển và khủng long".
Ông Motani cho biết thêm, đây lần đầu tiên các nhà khoa học nhận được bằng chứng cho thấy những kẻ săn mồi khổng lồ đã ăn thịt những con mồi lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, khủng long ichthyosaurus săn bắt con mồi hoặc tìm thấy xác của nó khi đã chết và cố gắng ăn thịt.
Các nhà khoa học cho biết, con khủng long ichthyosaurus khoảng 243 triệu năm tuổi đã chết khi cố ăn thịt con mồi.
Mới đây, trên lãnh thổ vùng Kuzbass (Nga), những quả trứng hóa thạch đã được phát hiện thuộc một loài khủng long cổ đại chưa được xác định.
Trước đó, các nhà khoa học đến từ Đại học Yale ở Hoa Kỳ cho biết, loài khủng long tuyệt chủng liên quan đến sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ chứ không phải do hoạt động của núi lửa.
Các nhà cổ sinh vật học xác định rằng những vụ phun trào núi lửa ở khu vực Deccan Trapps (nằm ở Ấn Độ) đã ảnh hưởng đến môi trường từ lâu trước khi loài khủng long tuyệt chủng xảy ra cách đây 66 triệu năm.
Để khẳng định và thiết lập chính xác sự phát thải của nguồn khí phun trào từ núi lửa, một nhóm các nhà nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ của carbon dioxide vào khí quyển.
Giới khoa học đi đến kết luận rằng hầu hết carbon dioxide đã tràn ngập ở đó rất lâu trước khi thiên thạch rơi xuống. Hoạt động núi lửa trong kỷ Phấn trắng muộn gây ra sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dần dần thêm khoảng hai độ, nhưng không gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Theo các nhà khoa học, một số loài, di cư đến hai cực Bắc và Nam nhưng đã quay trở lại trước khi xảy ra vụ va chạm với tiểu hành tinh. Như vậy, có thể khẳng định vụ rơi thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra sự tuyệt chủng cho loài khủng long.
Điều lạ lùng nhất còn nguyên vẹn sau 110 triệu năm trong bụng khủng long bọc thép Có vẻ như con khủng long đã rất mãn nguyện với bữa ăn cuối cùng của nó trước khi đón nhận cái chết bất đắc kì tử. Các nhà khoa học vừa đăng một bài báo cáo khoa học bất ngờ về loài khủng long bọc thép trên tạp chí Royal Society Open Science. Đối với khủng long - loài động vật đã...