Tìm thấy “nỏ thần” trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa phát hiện một cổ vật quý giá, giúp phần nào lý giải tại sao Tần Thủy Hoàng khi xưa có thể “bình thiên hạ” và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Một chiếc nỏ có niên đại 2.200 năm tuổi vừa được tìm thấy trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Theo các nhà khảo cổ người Trung Quốc, chiếc nỏ này có thể bắn xa gấp đôi một khẩu súng trường hiện đại.
Chiếc nỏ đã được tìm thấy trong khu vực chôn đội quân đất nung – một đội quân vốn được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng với ý nghĩa bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng sau khi ông đã qua đời.
Chiếc nỏ mới được tìm thấy hồi tuần qua, trong tình trạng còn nguyên vẹn. Dựa trên cấu trúc của chiếc nỏ, các nhà khảo cổ người Trung Quốc ước tính mũi tên bắn ra có thể bay xa hơn 792m.
Phát hiện này được coi là rất có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu lịch sử, bởi họ cho rằng đây có thể là một trong những bí mật giúp vị Hoàng đế đầu tiên của lịch sử Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng – “bình thiên hạ”.
Đây là chiếc nỏ đầu tiên được thực hiện từ thời nhà Tần được tìm thấy vẫn còn ở tình trạng nguyên vẹn.
Hiện tại, để tránh việc khiến cây nỏ bị hư hỏng, người ta vẫn để nó nằm tại vị trí đã được tìm thấy – bên cạnh một chiến binh đất nung.
Với kích thước khá lớn, có thể khẳng định được rằng đây là một trong những cây nỏ có sức mạnh lớn nhất thời bấy giờ. Những nhà sử học Trung Quốc cho rằng cây nỏ này có thể là bí mật ẩn sau những chiến thắng quân sự quan trọng của Tần Thủy Hoàng.
Trong khu hầm mộ dành cho đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy nhiều vũ khí quân sự thời xưa, nhưng cho tới giờ, cây nỏ vừa được phát hiện vẫn mang nhiều ý nghĩa quan trọng nhất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một chiếc bao chuyên dùng để bảo vệ cung tên trong quá trình binh lính di chuyển ra chiến trường, để không làm ảnh hưởng tới hình dáng, chất lượng của cung tên cũng đã được tìm thấy. Trước đây, các nhà sử học mới chỉ được biết về món đồ này thông qua sách sử, mà chưa từng được trông thấy tận mắt.
Các nhà sử học cho rằng ở thời Chiến Quốc, các nước chư hầu đều cố gắng hoàn thiện các loại binh khí của mình, việc phát hiện ra cây nỏ đầy uy lực của nhà Tần cũng như chiếc bao chuyên dụng để đựng cung tên đã cho thấy một cứ liệu lịch sử quan trọng.
Vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng – đã được chôn cất trong khu hầm mộ bề thế nhất từng được tìm thấy tại Trung Quốc. Hầm mộ được thực hiện từ hơn 2.000 năm trước
Hầm mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn chiến binh đất nung với kích thước bằng người thật, đứng thành hàng.
Hiện tại, khu lăng mộ trung tâm – nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng – vẫn chưa được tiến hành khai quật, bởi người ta lo sợ rằng nếu để xảy ra sơ suất, sẽ khiến di chỉ khảo cổ quan trọng này bị tổn hại không cứu vãn được, trong khi những phương pháp khảo cổ hiện nay vẫn bị cho là chưa đủ bảo đảm để tiến hành công việc một cách hoàn hảo nhất.
Theo sách sử, việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng bắt đầu từ năm 246 trước Công nguyên và sử dụng đến 700.000 nhân công cùng nhiều thợ thủ công lành nghề, làm việc trong 38 năm. Bao quanh khu lăng mộ chính có một con hào từng được đổ đầy thủy ngân để diệt khuẩn và gây độc đối với những ai xâm nhập vào lăng mộ.
Những khai quật gần đây cũng cho thấy có một hàm lượng thủy ngân khá cao trong đất bao quanh khu lăng mộ, điều này trùng hợp với những ghi chép trong sách cổ. Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng không loại trừ khả năng, nếu tiến sâu vào trong khu lăng mộ chính này, sẽ còn nhiều bẫy gài đã được thực hiện từ hơn 2.000 năm trước, đang “chờ” họ.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
"Người dân có quyền nghi hoặc về lợi ích cục bộ trong việc chặt cây"
Đó là quan điểm của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khi trao đổi với PV Dân trí xung quanh việc Hà Nội tiến hành chặt hạ ồ ạt 6.700 cây xanh đang gây bức xúc dư luận.
Nhà sử học Dương Trung Quốc.
Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nói rằng việc chặt hạ cây xanh không cần phải hỏi ý kiến người dân, còn đại diện UBND TP.Hà Nội thì cho biết hầu hết người dân đồng thuận thay thế 6.700 cây xanh. Tuy nhiên phản hồi (comment) của người dân trên Báo Dân trí và các tờ báo khác cho thấy điều ngược lại, rất nhiều người bày tỏ sự ngỡ ngàng, bức xúc và tiếc nuối. Xin ông cho biết quan điểm về chuyện này?
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" - nguyên lý đó đã rõ rồi, bây giờ người dân thắc mắc thì TP.Hà Nội phải làm rõ vấn đề đi: Tại sao chặt cây ? Nếu nói người dân đồng thuận thì theo phương thức nào, khi đến nay chúng ta chưa có Luật trưng cầu dân ý ?
6.700 cây bị chặt hạ không phải nhỏ. Vậy thì đã có một hội đồng khoa học nào đánh giá về việc này chưa, tôi đề nghị công khai ra. Công khai xem có bao nhiêu cây bị hư hỏng do mối mọt, bao nhiêu cây không thích hợp, có bộ rễ phá hỏng cơ sở hạ tầng ?
Cây cối trong đô thị góp phần quan trọng vào sinh thái môi trường thì chúng ta có thể cải tạo dần, từng bước chứ không phải tiến hành chặt hạ hàng loạt như vậy.
Ai sống ở Hà Nội chắc đều nhớ tới cây gạo trước đền Ngọc Sơn và chắc ai cũng biết lý do vì sao nó chết. Ai cũng biết hồi đó, một trong những lý do khiến cây gạo chết là vì người dân quan niệm lấy vỏ gốc cây gạo chữa được nhiều bệnh nên người dân cứ gọt vỏ của nó đi. Lúc đó chúng ta quản lý không tốt nên tạo ra lý do để cây chết. Sau đó thành phố có trồng ngay ở đó một cây khác nhưng thử xem bao giờ mới được một cây gạo như ngày xưa?
Nói thế để thấy rằng ta có thể xây dựng nên một tòa nhà rất nhiều tầng, ta có thể định lượng được 1 năm xong, 2 năm có thể xong nhưng một cái cây thì 1-2 năm không là cái gì cả, đó là chưa kể tới những cái bóng mát và ký ức của cây với con người nữa. Chúng ta từng có một thời tự hào rằng Hà Nội là thành phố xanh nhưng bây giờ chúng ta không còn cái vị trí đó nữa. Đến tòa nhà Quốc hội mới cũng có cả vườn cây trên lưng chừng, thế tại sao chúng ta chặt mà chả có giải thích gì cho người dân cả.
Việc chặt hạ 6.700 cây xanh là chuyện lớn chứ không phải chuyện nhỏ. Và người dân có quyền nghĩ rằng ở đây có lợi ích cục bộ, cũng giống như chuyện đào đường ấy, người ta nói đào lên cũng có tiền dự án, mà lát lại cũng có tiền dự án và chắc chắn chặt cây cũng là dự án, trồng cây cũng là dự án.
Người dân có quyền đặt câu hỏi, mà người dân đã đặt câu hỏi thì thành phố phải trả lời. Vì thế đến thời điểm này tốt nhất là minh bạch.
Lãnh đạo Hà Nội nói là người dân đồng thuận thì bây giờ phải trả lời xem làm cách nào để anh lấy ý kiến đồng thuận ấy? Trong khi đó các cơ quan truyền thông lại thông tin ngược lại. Tốt nhất trong việc này, thành phố Hà Nội nên công khai ra, xem chi phí cho những việc đó là bao nhiêu, bao lâu thì có một hàng cây hoàn thiện.
Tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng liên quan như Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Hà Nội, chỗ đại biểu Bùi Thị An (đoàn TP.Hà Nội) với chức trách và bộ máy của mình kiểm tra xem có đúng các cây bị chặt hạ do mối mọt không, việc chặt hạ như thế có phải cách ứng xử duy nhất, đúng đắn nhất không?
Đặc biệt phải xem xét trách nhiệm của cơ quan trồng cây trước đây là gì. Có thể trước đây khâu quản lý không làm chặt chẽ, giờ muốn làm bài bản hơn nhưng không thể bài bản theo ý muốn của mình, mà phải làm sao giúp người dân thấy việc đó là hợp lý.
Tôi cho rằng hàng chục năm nữa mới có hàng cây như cũ, mà hàng chục năm nữa thì chắc là những người hiện nay không còn "ở ghế" đó nữa rồi. Và tôi ngờ rằng lúc đó chính họ lại ngồi phê phán người làm sau nếu làm như chính họ bây giờ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hà Nội phải dừng ngay việc chặt cây để có đánh giá, trả lời cho người dân rõ ràng, minh bạch.
Mấy ngày nay người dân rất xót xa, tiếc nuối khi hàng cây xanh mát hai bên đường Nguyễn Chí Thanh đã bị chặt hạ nhanh đến chóng mặt để trồng mới. Theo ông, việc giải thích rằng đây là một dự án xã hội hóa, "doanh nghiệp bỏ tiền ra sẽ quyết định làm việc gì phù hợp mục đích" có hợp lý không?
Cái đó càng phải thanh tra. Tôi đề nghị thanh tra, làm rõ xem gỗ được hạ xuống sử dụng như thế nào, đầu tư để làm gì,...
Chúng ta đã thấy những hiện tượng xã hội rồi, hàng cây trước cửa không hợp phong thủy nên người ta đã đổ các thứ chất độc để hủy hoại cây. Vậy doanh nghiệp này làm việc đó làm gì? Có phải doanh nghiệp xã hội hóa thì muốn làm gì thì làm đâu. Nếu chủ trương của nhà nước thì phải xem lại mục đích, còn tiền của tư nhân thì chắc chắn không bao giờ có chuyện họ bỏ tiền ra mà không có mục đích nào cả.
Tất nhiên họ có mục đích tốt thì mình ủng hộ nhưng xem mục đích ấy có đúng không? Nếu không có tiền của tư nhân thì cây đó đổ vào đầu dân thì ai chịu trách nhiệm? Chỗ đó cho thấy sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu thấy cây đó vào mùa mưa bão dễ gây hại cho dân thì nhà nước phải làm chứ không phải để có tiền tư nhân thì mới làm. Cho nên càng thấy rõ bộc lộ rất nhiều điểm không ổn trong dự án này.
Theo ông, trước việc "dậy sóng" dư luận như hiện nay thì Hà Nội nên dừng toàn bộ việc chặt hạ cây xanh để có đánh giá lại và trả lời cho người dân được rõ?
Đúng vậy. Nên dừng ngay lại và công khai ra. Nếu chúng ta đả thông cho người dân thấy đây là việc làm tốt thì nên tôn vinh người đóng góp, còn cứ để như hiện nay thì tôi cho rằng lợi bất cập hại, người ta có quyền đưa ra những nghi hoặc về lợi ích trong việc đó.
Xin cảm ơn ông !
Thế Kha (thực hiện).
Theo Dantri
Hàng rào sắt giăng mắc trong ngoài khu vực Đền Trần trước giờ khai ấn Hàng nghìn mét rào sắt được dựng từ bên ngoài đường Trần Thừa vào đến bên trong khuôn viên của đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa - các nơi diễn ra lễ dâng hương, rước kiệu và nghi lễ Khai ấn Đền Trần vào đêm nay. Theo ghi nhận của PV, sáng ngày 4/3, các công tác chuẩn bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Kẻ lạ mặt cầm kéo đâm nhiều người dừng chờ đèn đỏ ở Cần Thơ

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày 16/3 âm lịch, 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương
Trắc nghiệm
16:30:52 10/04/2025
Hoa hậu Mai Phương Thuý kiếm 1,5 tỷ đồng chỉ sau 1 đêm?
Sao việt
16:30:32 10/04/2025
Ông bà dặn rồi: Ban công mà đặt 6 thứ này là tự hại sức khỏe, mất tiền oan, họa đến không kịp chạy
Sáng tạo
16:29:08 10/04/2025
NS Huy Tuấn hào hứng ngồi chung ghế giám khảo với Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân
Tv show
16:26:32 10/04/2025
11 chị gái góp tiền mua nhà, tổ chức đám cưới cho em trai duy nhất
Netizen
16:25:59 10/04/2025
Trung Quốc khuyến khích sinh viên, cử nhân nhập ngũ
Thế giới
16:25:37 10/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm nhà có gì đâu, chút cà muối, nhộng rang... mà no lòng, ấm dạ
Ẩm thực
16:22:54 10/04/2025
Sao võ thuật từng là "ông trùm thế giới ngầm": Địa vị trong giới thế nào mà ai nghe tên cũng sợ hãi? (P1)
Sao châu á
15:54:15 10/04/2025
Justin Bieber nổi cáu, mắng mỏ các papazazzi
Sao âu mỹ
14:31:29 10/04/2025
Mẹ biển - Tập 19: Huệ trở về tìm con sau nhiều năm phiêu bạt
Phim việt
14:22:26 10/04/2025