Tìm thấy nhiều hiện vật quý ở Thành nhà Hồ
Khai quật Hào thành (Thành nhà Hồ), các nhà khoa học phát hiện nhiều cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối được ghè đẽo công phu. Đặc biệt, nhóm hiện vật đục sắt, kiếm sắt được coi là di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam.
Lần đầu tiên các nhà khoa học tổ chức khai quật di tích Hào thành, Thành nhà Hồ. Ảnh: Thành Nam.
Ngày 20/8, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết đang phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật khu vực Hào thành thuộc di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ( huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Sau hơn 2 tháng khai quật trên diện tích 2.040 m2, các nhà khoa học phát hiện nhiều hiện vật quý.
Cụ thể, tại khu vực Hộ thành (từ chân thành ra mép hào) xuất lộ nhiều hiện vật và cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối có dấu vết chế tác, cụm dăm đá… Giới chuyên môn đánh giá, Hộ thành ngoài nhiệm vụ phòng thủ còn là nơi tập kết và tu chỉnh các phiến đá thô trước khi được vận chuyển vào vị trí xây tường thành.
Trong khu vực Hào thành hiện còn lại dấu vết của những phiến đá kè bờ hào. Căn cứ vào vị trí đá kè phía bắc và phía nam, lòng hào được xác định có chiều rộng khoảng 52 m. Phía dưới lòng hào, ở độ sâu từ khoảng 3 đến 6,3 m, ngoài lớp đất sét bùn màu xám mịn lẫn nâu đỏ, các nhà khoa học còn phát hiện một số mảnh gốm men, sành, gạch vỡ thời Trần – Hồ và thời Lê Sơ.
Nhiều phiến đá vôi người xưa dùng làm bờ kè hào thành được phát lộ. Ảnh: Thành Nam.
Video đang HOT
Tổng cộng, cuộc khai quật lần này đã phát lộ thêm 89 viên đá vôi nguyên khối và đá phiến có kích thước 1,7×1,1 m hình hộp chữ nhật; nhiều hiện vật bằng đất nung như ngói mũi sen, gạch bìa, trong đó nhiều viên có in, khắc tên địa danh sản xuất, niên đại thời Trần – Hồ; đồ gốm men, đồ sành có niên đại thời Trần – Hồ và thời Lê sơ; đạn, bi đá, nhiều mũi tên, mũi đục bằng sắt…
Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho hay, cuộc khai quật đã phát lộ và làm sáng rõ cấu trúc, chức năng của khu vực hộ thành cũng như hào thành.
Theo ông Toán, trong số các hiện vật được tìm thấy, các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới nhóm hiện vật đục, kiếm sắt. Đây được coi là di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam. “Cùng với việc làm rõ các di tích, các di vật tìm thấy sẽ bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu và trưng bày phục vụ du khách tham quan”, ông Toán cho hay.
Các công đoạn khai quật được tiến hành rất tỷ mỉ và cẩn trọng. Ảnh: Thành Nam.
Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục xin cấp kinh phí mở rộng khai quật, nghiên cứu các vị trí khác của Hào thành (phía Đông, phía Bắc, phía Tây) để làm cơ sở khoa học phục vụ việc khôi phục di tích Hào thành trong tương lai. Ngoài ra, Trung tâm cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Vĩnh Lộc lập phương án đền bù diện tích đất ruộng đã khai quật để sử dụng làm Bảo tàng tham quan ngoài trời.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lê Hoàng
Theo VNE
Phát hiện cổ vật nghìn năm khi làm ruộng
Trong lúc cuốc đất trồng lúa ở khu vực La Thành thành nhà Hồ, một nông dân Thanh Hóa đào được nhiều bình gốm, bát đĩa được cho là có niên đại từ thế kỷ 10.
Ngày 24/6, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ cho biết, một nông dân địa phương bất ngờ phát hiện nhiều hiện vật cổ có niên đại cả nghìn năm. Địa điểm phát hiện cách thành nhà Hồ hơn một km về phía đông nam, liền kề với hệ thống La thành được xây dựng dưới thời nhà Hồ.
Hai chiếc vò sành cổ còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Văn Long.
Những hiện vật gồm nhiều chất liệu trong đó có đồ gốm sứ, sắt, đá quý, xương... trong đó có những chiếc vò sành cao 25-33 cm, cổ ngắn, miệng hơi loe, vai phình, thân thon nhỏ dần về đáy, đường kính miệng rộng 17-19 cm, đường kính đáy 19-21 cm. Quanh chân cổ vò có bốn quai bố trí đều nhau, thân được vẽ trang trí hai đường chỉ chìm chạy song song.
Một số vật dụng như bát, đĩa chiếm số lượng khá lớn trong tổng số hàng trăm hiện vật được tìm thấy phần lớn được tráng men, chân đế để mộc, nhiều chiếc có đường kính miệng rộng tới 20 cm. Lòng bát còn các dấu con kê để lại trong quá trình nung gốm. Theo các nhà khoa học, những chiếc bát này được dùng để đậy úp lên trên các vò sành.
Người dân còn phát hiện một số mảnh gốm cổ Đông Sơn, có niên đại cách đây hơn nghìn năm, trang trí hoa văn dạng thừng hoặc hoa văn ô trám và những mảnh đá quý (loại đá mã não đỏ).
Số đồ cổ nằm sâu dưới lòng đất. Ảnh: Văn Long.
Theo Tiến sĩ Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ học Việt Nam, đây là những sản phẩm gốm sứ của người Việt có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10, trong buổi đầu thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước, dưới hai vương triều Đinh - Tiền Lê. Những hiện vật tương tự đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật di tích Chùa Bà Tấm (Gia Lâm - Hà Nội), Vĩnh Phúc,.. bên dưới lớp kiến trúc Lý - Trần.
Hiện được Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đưa về chỉnh lý, bảo quản để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.
Lê Hoàng
Theo VNE
Bí thư Nguyễn Sự: 'Từ quan tôi vẫn còn nợ dân' Trăn trở với việc giữ gìn những giá trị văn hóa của đô thị cổ Hội An, với đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố còn khó khăn, Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự chia sẻ: "Tôi còn nợ nhân dân lớn lắm, giờ không thể trả được". - Lý do gì ông viết đơn từ chức trong...