Tìm thấy Nhà hát cổ xưa nhất ở London
Trong quá trình xây dựng khu nhà ở mới ở Đông London, người ta đã tìm thấy những di vật của nhà hát cổ xưa nhất của thành phố này. Nhà hát có niên đại từ đầu triều đại của Nữ hoàng Elizabeth nước Anh.
Các cuộc khai quật đã phát lộ hai hầm bia xây bằng gạch, hai hầm bia này được cho là của quán rượu bên cạnh nhà hát.
Những tàn tích bị chôn vùi ở đây được xác định là của nhà hát Sư tử Đỏ, nhà hát đầu tiên của vùng đất những người nói tiếng Anh, và được xây dựng khi London phát triển thành một thành phố lớn thời Phục hưng. Vào thời đó, các vở kịch là thể loại giải trí mới mẻ rất được Nữ hoàng Bess yêu thích.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ thuộc Trường đại học London đã phát hiện ra những khúc gỗ, đồ tạo tác và gạch xây tường bị chôn vùi ở khu dân cư Whitechapel, phía Đông London.
Ngày nay chúng ta biết rất ít về nhà hát Sư tử Đỏ được xây vào khoảng năm 1567, ngoại trừ vị trí tương đối của rạp hát và nó là chủ đề trong hai vụ kiện về sân khấu ngoài trời và chỗ ngồi của rạp. Các cấu trúc bị chôn vùi phù hợp với những mô tả về cuộc sống thời đó và các bằng chứng khác cũng khẳng định thêm cho kết luận đây chính là địa điểm của nhà hát này.
Nhà hát London
Video đang HOT
Sử sách ghi lại rằng nhà hát Sư tử Đỏ do “người bán hàng tạp hóa và cũng là công dân” của thành phố, ông John Brayne xây dựng. Ông cũng là người đồng sáng lập ra nhà hát mang tên “Nhà Hát” ở quận Shoreditch ở Đông London vào năm 1576. Đây là nơi trình diễn các vở kịch sân khấu của tác giả trẻ William Shakespeare vào những năm 1590.
Shakespeare sinh năm 1564, mới chỉ lên ba tuổi khi nhà hát Sư tử Đỏ được xây dựng vào năm 1567.
Nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ Sư tử Đỏ là nhà hát đầu tiên được xây ở London trong những thập kỷ sau đó, thời kỳ đỉnh cao của việc trình diễn kịch của Shakespeare và các tác giả khác cùng thời với ông, như là Christopher Marlowe và Ben Jonson.
Vụ kiện đầu tiên về nhà hát Sư tử đỏ diễn ra từ năm 1567, trong đó ông Brayne bị cáo buộc đã dùng mánh khóe để thế chấp 6 mẫu đất (khoảng 2 héc ta) để xây nhà hát này.
Vụ thứ hai, từ năm 1569, liên quan đến việc ông Brayne kiện các thợ mộc của mình đã làm giàn giáo gỗ chỗ ngồi khán giả có chất lượng kém. Hồ sơ miêu tả một sân khấu có kích thước 12,2 mét dài x 9,1 mét rộng x 1,5 mét cao. Kích thước này trùng hợp gần như chính xác với cấu trúc gỗ được tìm thấy ở khu khai quật khảo cổ ở Whitechapel. Công tác khai quật cũng phát lộ hai hầm bia và nhiều cốc thủy tinh, cốc gốm sứ uống bia, nhiều cốc lớn có hai quai cầm tay, nhiều chai, thùng được cho là đem sang từ quán rượu Sư tử Đỏ bên cạnh, từ đó mà nhà hát cũng có tên Sư tử Đỏ.
Nhà hát Elizabeth
Cho dù có những bằng chứng kể trên, các nhà khảo cổ học vẫn có những cách khác nữa để khẳng định các tàn tích ở Whitechapel chính là của nhà hát Sư tử Đỏ.
Giáo sư Tiffany Stern của Viện Shakespeare thuộc Trường đại học Birmingham, Anh, cho rằng nếu những phân tích tới đây khẳng định các tàn tích đó đúng là của nhà hát Sư tử Đỏ, nhà hát lâu đời và không hề bị thay đổi mục đích sử dụng, thì phát hiện này sẽ vô cùng quan trọng.
Nhà hát Sư tử Đỏ là nhà hát đầu tiên trong một vài nhà hát được thành lập ở London khi thành phố phát triển thịnh vượng dưới thời Nữ hoàng Elizabeth. Cứ thỉnh thoảng các vở kịch lại được đưa vào diễn ở các quán rượu, nhưng để có một nơi có thiết kế riêng, chuyên phục vụ cho biểu diễn thì cần một không gian đủ rộng, với những khán giả đủ giàu để lấp đầy chỗ ngồi trong rạp hàng ngày.
Cho dù một số vở kịch thời Elizabeth vẫn còn được trình diễn cho đến tận ngày nay, như là các vở của Marlowe và những vở thời kỳ đầu sáng tác của Shakespeare, nhưng công chúng thời đó vẫn tìm kiếm ở nhà hát những thứ khác so với công chúng ngày nay. Trong số những điều hấp dẫn của các vở kịch được trình diễn thì ngôn ngữ là một nét đẹp đặc biệt. Ngôn ngữ trình diễn trên sân khấu thời đó thường là những vần thơ. Và theo giáo sư Stern thì “nét đẹp của ngôn ngữ là một trong những thứ mà người ta đến rạp hát để thưởng thức”.
Các diễn viên trình diễn những động tác cường điệu và phát âm diễn cảm. Và nhiều vở kịch thời Elizabeth nói về Chúa trời và sự trả thù, “có lẽ là do hệ thống pháp lý hồi đó rất bất công” – Giáo sư Stern nhận xét.
Quét radar, lộ diện hàng loạt 'bóng ma' 1.800 tuổi bên dưới thành phố cổ
Kỹ thuật radar xuyên mặt đất đã tiết lộ những thứ đáng kinh ngạc, huy hoàng bị chôn giấu bên dưới phế tích Falerii Novi nổi tiếng ở Ý.
Falerii Novi từ lâu đã nổi tiếng với một chiếc cổng thành lớn,một nhà thờ cổ và nhiều cấu trúc hoang phế - tàn tích của một thành phố từng hưng thịnh. Thế nhưng nghiên cứu mới đứng đầu bởi giáo sư Martin Millett từ Đại học Cambridge (Anh) cho thấy những thứ không thể tin nổi khi quyết định nhìn xuyên mặt đất.
Falerii Novi hiện nay có vẻ hoang toàn với vài phế tích giữa đồng hoang. Nhưng dưới mặt đất, thành phố La Mã huy hoàng vẫn tồn tại - ảnh: L. Verdonck / Google Earth
Radar xuyên mặt đất - kỹ thuật cấp hình ảnh 3D có độ phân giải cao của các cấu trúc bị chôn vùi - đã cho thấy bên dưới lòng đất vẫn còn vô số tòa nhà, đền thờ, nhà tắm công cộng, chợ, nhà dân và hệ thống đường sá phức tạp.
Phối cảnh của thành phố dưới mặt đất cho thấy nó đã được... lập bản đồ quy hoạch rõ ràng trước khi bắt đầu xây dựng, việc làm mà không thể tin rằng người sống vào thế kỷ thứ 3 đã nghĩ tới.
Thành phố còn có một tuyến đường gần như bao quanh vùng ngoại ô, tập trung những công trình mang tính tôn giáo. Trên con đường này có một tòa nhà đặc biệt, dài tới 60 m với những hàng cột cao khổng lồ, bên trong chứa 2 tòa nhà nhỏ hơn với các hốc đặt tượng trang trí và... đài phun nước.
Kinh ngạc nhất là hệ thống cấp - thoát nước hiện đại mà những con người thế kỷ thứ 3 đã xây dựng nên. Các nhà khoa học đã tìm thấy một tòa nhà lớn, có thể mang vai trò của nhà máy nước với các đường ống dẫn nước và cống thoát liên kết từ đây đến khắp nơi trong thành phố. Điều này giúp người dân ở đây tận hưởng những nhà tắm công cộng và bể bơi tiện nghi.
Thành phố đà tồn tại được gần 5 thế kỷ trước khi bị phá hủy vào khoảng năm 700 sau Công Nguyên.
Giải mã bí ẩn ca khúc "ma ám" khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe Liên tục xuất hiện những vụ tự tử có liên quan tới Gloomy Sunday khiến ca khúc này bị gọi là "ma ám", thậm chí bị liệt vào danh sách "Thập đại cấm khúc" của thế giới. Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn) được viết vào năm 1932 bởi Rezso Seress - một nghệ sĩ piano người Hungary. Bài hát viết về chính tâm...