Tìm thấy mỏ khí đốt ‘khổng lồ’
Một mỏ khí đốt tự nhiên ‘khổng lồ’ vừa được hãng năng lượng Ý phát hiện ngoài khơi biển Địa Trung Hải. Đây có thể là mỏ khí tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay với trữ lượng hơn 849 km3 khí trên diện tích 104 km2.
Công ty năng lượng Ý vừa tuyên bố phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất ngoài khơi Địa Trung Hải – Ảnh minh họa: AFP
Theo CNN, Công ty năng lượng Eni của Ý vừa tuyên bố phát hiện một mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi biển Địa Trung Hải, có tiềm năng chứa đến 849,5 km3 khí đốt trong khu vực khoảng 104 km2.
Theo hãng năng lượng châu Âu, con số trên tương đương với khoảng 5,5 tỉ thùng dầu khí và hiện vẫn chưa thể chắc chắn về con số trữ lượng chính xác ở đây cho đến khi công ty chính thức khai thác, phát triển mỏ khí.
Tọa lạc tại vùng nước sâu ngoài khơi Ai Cập, mỏ khí tự nhiên trên được hãng Eni cho biết là mỏ khí lớn nhất Địa Trung Hải và có thể lớn nhất cả thế giới. 849,5 km3 khí đốt có thể đủ để đáp ứng nhu cầu khí tự nhiên của Ai Cập trong hàng thập niên.
Giám đốc điều hành Eni Claudio Descalzi nói: “Khám phá lịch sử này có thể xoay chuyển kịch bản năng lượng ở Ai Cập”. Hãng đã hiện diện rộng rãi ở đất nước này và đang kỳ vọng có thể nhanh chóng tận dụng được phát hiện mới nhất vừa rồi.
Video đang HOT
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ông lớn năng lượng Nga 'đau đầu' vì thỏa thuận 400 tỉ USD với Trung Quốc
Ông lớn năng lượng Nga Gazprom đang chật vật không chỉ bởi cạnh tranh nội địa gia tăng, thị trường truyền thống châu Âu "lạnh nhạt", mà còn tiến thoái lưỡng nan trong thỏa thuận 400 tỉ USD ký với Trung Quốc cách đây một năm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider, cách đây một năm, đã có rất nhiều hào hứng trong ngành công nghiệp dầu khí Nga khi ông lớn trong ngành, tập đoàn Gazprom, tuyên bố một thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vào tháng 5.2014. Thỏa thuận kéo dài 30 năm và trị giá đến 400 tỉ USD.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại, sự phấn khích dần biến mất khi thỏa thuận trên bắt đầu cho thấy lợi ích bị sứt mẻ nhiều mặt.
Hôm 17.8, các nhà phân tích thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho biết việc xây dựng các đường ống cần thiết sẽ bị đình trệ ít nhất 6 tháng. Điều này khiến đợt xuất khẩu đầu tiên sẽ được thực hiện sớm nhất là vào giữa năm 2019, không phải vào năm 2018 như thỏa thuận ban đầu.
Giới phân tích thuộc ngân hàng Morgan Stanley viết: "Theo thông tin gần đây từ Interfax, hợp đồng này được khởi động từ ngày 13.5 năm nay. Điều này có nghĩa là Gazprom không thể bắt đầu xuất khẩu sớm hơn tháng 5.2019. Đồng thời, vào cuối tháng 7, Trung Quốc đã tạm ngưng việc lắp đặt đường ống thứ hai, vốn được lên kế hoạch để bơm 30 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm từ các mỏ khí ở phía Tây Siberia (Nga) đến vùng Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc".
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc bắt tay tại Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 21.5.2014 - Ảnh: Reuters
Đây không phải là lần đầu thỏa thuận của Gazprom gặp trục trặc.
Tuần trước, tờ Financial Times đưa tin thỏa thuận của Gazprom - hãng vốn có phần lớn thuộc sở hữu của chính phủ Nga - sẽ không thể chống đỡ với tình trạng giá dầu thấp kéo dài. Các chuyên gia cho rằng với giá dầu hiện nay, dự án trên sẽ không đem lại lợi nhuận, thậm chí còn có thể gây lỗ cho Gazprom.
Vào tháng 5.2014 - thời điểm thỏa thuận được ký kết, giá dầu Brent đang ở mức hơn 100 USD/thùng. Song không lâu sau đó, giá dầu lao dốc, giảm đến 56% để đứng ở mốc khoảng 40 đến 50 USD/thùng hiện tại.
Hãng tin AFP cũng đồng quan điểm khi cho biết đây không phải là thách thức lớn đầu tiên đặt ra cho ông lớn dầu khí Nga. Những năm gần đây, Gazprom đã mất khoảng 5/6 giá trị thị trường so với mức mà hãng đạt được trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Thêm vào đó, lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU áp đặt lên Nga vì khủng hoảng ở Ukraine đã và đang khiến các nỗ lực xuất khẩu của Gazprom sang châu Á thêm phần khó khăn.
AFP viết: "Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên Moscow đã làm suy yếu những nỗ lực thoát khỏi châu Âu, thị trường truyền thống của hãng. Lệnh cấm chuyển giao công nghệ cho các dự án năng lượng mà Washington áp đặt lên Nga gây khó cho tham vọng của Moscow về thị trường châu Á".
Việc trì hoãn lắp đặt đường ống, các biện pháp trừng phạt và giá dầu sụt giảm, tất cả đều là tin xấu đối với Gazprom, và mở rộng ra, là tin xấu đối với Điện Kremlin, trang Business Insider nhận định.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ukraine thừa nhận vô vọng khi mùa Đông tới gần Thủ tướng Ukraine Arseny Yasenyuk đã thừa nhận Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhiên liệu và năng lượng. Trong thời gian qua, đích thân ông Yatsenyuk đã đi thị sát công việc chuẩn bị phòng chống khủng hoảng thiếu nhiên liệu cho mùa Đông nhằm bảo đảm nguồn năng lượng vận hành hệ thống sưởi, nước nóng cũng...