Tìm thấy mộ 2.500 tuổi của người “nhiều tiền” nhất Ai Cập
Ai Cập liên tục công bố những phát hiện khảo cổ mới về người cổ đại trong thời gian gần đây.
Nhóm khảo cổ đã tìm thấy ngôi mộ với niên đại khoảng 2.500 năm trong lúc khai quật di chỉ ở khu al-Ghuraifah thuộc miền Trung Ai Cập. Ngôi mộ có niên đại vào thời kỳ cuối của Ai Cập cổ đại (664-323 TCN), vương triều thứ 26 tới 30 đến nay khoảng 2.500 năm.
Theo các chuyên gia khảo cổ, khu mai táng gồm một giếng chôn cất sâu 10m dẫn tới một căn phòng lớn với nhiều hốc nhỏ đẽo vào đá. Thành giếng được lát bằng những viên đá có hình dáng đều nhau. Chủ nhân của ngôi mộ là Badi Eset – người “nhiều tiền” nhất Ai Cập, chuyên quản lý kho bạc hoàng gia cho Pharaoh.
Badi Eset là một trong những người quyền lực nhất ở Ai Cập thời điểm đó. Vị đại thần này có nhiệm vụ trông coi của cải cá nhân của Pharaoh, bao gồm cả bảo vệ kho báu, sửa sang nhà cửa và cung điện.
Ông Mostafa Waziri, phát ngôn viên của hội đồng Cổ vật Tối cao cho biết: “Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy khu chôn cất nằm trong chiếc giếng dẫn tới một căn phòng được trang trí bằng những tác phẩm chạm khắc trên đá. Ngôi mộ được bảo quản khá tốt, có cặp tượng bằng đá vôi với thiết kế mô phỏng người phụ nữ và vị thần bò Apis. Điều đặc biệt là ở ngôi mộ xuất hiện 4 chiếc lọ bằng thạch cao khắc hình con trai vị thần đầu chim ưng Horus”.
Mostafa Waziri và những cổ vật tìm thấy trong mộ của Badi Eset.
Video đang HOT
Những chiếc bình cổ được người Ai Cập cổ đại dùng trong quá trình ướp xác để lưu giữ và bảo quản giúp chủ nhân sang “ thế giới bên kia”. Chúng còn được khắc tên và tước vị của người chết.
Bên trong mộ còn chứa gần 1.000 tượng Ushabti figurines bằng gốm tráng men thiếc. Ngoài ra, nơi này còn chứa những mảnh vỡ, bùa hộ mệnh, đồ gốm nhiều hình bọ cạp cũng được lưu giữ trong mộ bên cạnh các dụng cụ nấu nướng. Trong mộ có quan tài các thành viên trong gia đình Badi Eset. Cả 4 cỗ quan tài đều nguyên vẹn và bịt kín bằng vữa.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thêm về cách thức mai táng cổ cũng như cuộc đời của người nắm giữ quyền lực tài chính bậc nhất Ai Cập cổ đại này.
Những bí ẩn lớn ở thung lũng các vị vua nổi tiếng Ai Cập
Thung lũng các vị vua nằm ở Ai Cập là địa điểm khảo cổ nổi tiếng thế giới. Nhiều lăng mộ của các pharaoh, nữ hoàng Ai Cập, thành viên hoàng tộc, quý tộc... được tìm thấy ở đây ẩn chứa những bí ẩn lớn.
Nằm ở bờ Tây sông Nile, Luxor, Ai Cập, thung lũng các vị vua (Valley of the Kings) là địa điểm cất giấu nhiều bí ẩn lớn thu hút giới khảo cổ và các chuyên gia.
Nguyên do, đây là một nghĩa địa khổng lồ được người Ai Cập cổ đại sử dụng liên tục trong hàng trăm năm.
Thung lũng các vị vua được lựa chọn làm nơi chôn cất hầu hết các pharaoh, nữ hoàng Ai Cập thuộc Vương triều 18, 19 và 20.
Không những vậy, nhiều hoàng tử, công chúa, thành viên hoàng tộc, quý tộc... cũng được chôn cất tại thung lũng các vị vua.
Mỗi lăng mộ đều nằm sâu dưới lòng đất và có quy mô khác nhau. Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà khảo cổ tìm thấy 62 lăng mộ tại thung lũng các vị vua.
Những lăng mộ nổi tiếng nhất được phát hiện tại thung lũng các vị vua có thể kể đến như: Tutankhamun, Thutmose I, Thutmose III, Ramses VI, Mrenptah, Amenhotep II.
Việc tìm thấy những lăng mộ chứa xác ướp cùng các đồ vật tùy táng của các bậc đế vương Ai Cập cổ đại giúp các nhà khoa học giải mã được những bí ẩn về lối sống, thói quen ăn uống, nguyên nhân tử vong hay mắc những căn bệnh nào.
Theo các chuyên gia, hơn 60 lăng mộ được tìm thấy chỉ là một phần nhỏ ở thung lũng các vị vua.
Nhiều ngôi mộ chôn cất của các vị vua, nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập đến nay chưa được tìm thấy.
Do vậy, các nhà khảo cổ tiếp tục thực hiện các dự án ở thung lũng các vị vua với hy vọng sẽ giải mã được nhiều bí ẩn về Ai Cập cổ đại.
Hé lộ số phận lạ lùng của phiến đá cổ huyền thoại Ai Cập Phiến đá cổ Rosetta của Ai Cập được tạo ra vào năm 196 trước Công nguyên. Cổ vật này cao 114 cm và rộng 72 cm. Vào năm 1799, người ta tìm thấy Rosetta. Về sau, hiện vật hàng ngàn năm tuổi 'lưu lạc' đến Anh. Là một trong những cổ vật quý giá nhất có từ thời Ai Cập cổ đại, phiến...