Tìm thấy miệng núi lửa 100 triệu năm tuổi cực lớn
Để xác định chính xác niên đại của miệng núi lửa mới được phát hiện, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các khảo sát điện từ để tạo ra hình ảnh về vị trí va chạm bên dưới bề mặt.
Hình ảnh mô phỏng khu vực miệng núi lửa cổ đại Ora Banda.
Tên miệng núi lửa 100 triệu năm tuổi được đặt là Ora Banda. Nhà địa chất và địa vật lý, tiến sĩ Jayson Meyers, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết họ ước tính miệng núi lửa có tuổi đời khoảng 100 triệu năm dựa trên vị trí và mức độ xói mòn của nó cũng như một số lớp đất lấp đầy hai bên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nó được hình thành từ một vụ va chạm lớn như thiên thạch với Trái đất. Bên cạnh đó, họ cũng tìm thấy vật liệu thực vật cổ đại trong các lớp trầm tích, chúng sẽ được phân tích các hạt phấn siêu nhỏ để có được tuổi chính xác hơn.
Tiến sĩ Meyers nhận định miệng núi lửa Ora Banda như một món quà cực quý hiếm cho các nhà địa chất.
Đại học Curtin là đơn vị hỗ trợ Meyers trong việc điều tra các giọt thủy tinh cùng với đá zircon và các khoáng chất khác được tìm thấy để xác định chính xác các thông tin liên quan đến vụ va chạm.
Trong khi nhóm nghiên cứu tin rằng miệng núi lửa được tạo ra cách đây khoảng 100 triệu năm, nhưng một số người cho rằng cũng có khả năng nó có thể có niên đại khoảng 250 triệu đến 400 triệu năm tuổi.
Nếu cuộc va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái đất xảy ra trong khoảng thời gian kỷ Phấn trắng, nó sẽ không có ảnh hưởng đến khủng long.
Theo tiến sĩ Meyer, những khám phá của họ ở Or Banda là rất hiếm, có lẽ chỉ có thể được nhìn thấy một lần trong 20 năm.
Các nhà nghiên cứu ước tính miệng núi lửa Ora banda lớn gấp 5 lần miệng núi lửa Wolfe Creek nổi tiếng ở Bắc Úc, được hình thành bởi một thiên thạch đâm vào Trái đất khoảng 300.000 năm trước.
Wolfe có đường kính 875 mét và được cho là miệng núi lửa lớn thứ hai trên thế giới trong khi Ora Banda ước tính rộng khoảng 5 km. Tuy nhiên, không giống như Wolfe Creek có thể nhìn thấy trên bề mặt, Ora Banda được lấp đầy bởi các lớp trầm tích trẻ hơn để tạo thành một cảnh quan bằng phẳng.
NASA ước tính chi 28 tỷ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng năm 2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 21/9 đã tiết lộ kế hoạch đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng trong năm 2024 và ước tính số chi phí phải bỏ ra là khoảng 28 tỷ USD.
NASA dự định đưa người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024. Ảnh: NASA
Hãng AFP (Pháp) cho biết quốc hội sẽ quyết định về chi phí có dự án được Tổng thống Mỹ Donald Trump coi là ưu tiên hàng đầu này. Theo dự kiến, 28 tỷ USD sẽ nằm trong ngân sách của khoảng thời gian từ 2021-2025.
Nhà quản lý NASA Jim Bridenstine ngày 21/9 đã xác nhận về sứ mệnh Artemis đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng. Ông Jim Bridenstine đồng thời nhấn mạnh rằng "rủi ro chính trị" là mối đe dọa lớn nhất đối với công việc của NASA, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử quan trọng.
Trước đây, cựu Tổng thống Barack Obama từng hủy kế hoạch cho một dự án trên Sao Hỏa mà người tiền nhiệm của ông đã chi hàng tỷ USD.
Do vậy, ông Bridenstine nói nếu đến Giáng sinh năm nay quốc hội chấp thuận khoản ngân sách 3,2 tỷ USD thì NASA vẫn "duy trì kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng năm 2024".
Sứ mệnh Artemis bao gồm chuyến bay đầu tiên mang tên Artemis I lên kế hoạch tiến hành vào tháng 11/2021 được điều khiển từ xa và phương tiện này sẽ tách khỏi tàu vũ trụ Orion. Chuyến bay Artemis II dự kiến thực hiện năm 2023 đưa phi hành gia bay quanh Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Chuyến bay cuối cùng Artemis III đưa phi hành gia đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và sẽ duy trì tại hành tinh này trong 1 tuần.
Đang có 3 phương án lựa chọn nhà sản xuất phương tiện đưa hai phi hành gia - một nam và một nữ - lên bề mặt Mặt Trăng từ tàu vũ trụ Orion.
Phương án đầu tiên là phương tiện do công ty Blue Origin được CEO Amazon Jeff Bezos thành lập kết hợp với tập đoàn Lockheed Martin, Northrop Grumman và Draper. Phương án tiếp theo là sản phẩm của SpaceX thuộc tỷ phú Elon Musk. Phương án còn lại là phương tiện của công ty Dynetics.
Nỗ lực bảo tồn đã ngăn chặn hàng chục loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng Trong nghiên cứu do Đại học Newcastle và BirdLife International dẫn đầu, nhóm các nhà khoa học ước tính, có tới 50 loài chim và 23 loài động vật có vú đã biến mất kể từ năm 1993 nếu không có nỗ lực bảo tồn. Dựa trên cơ sở có 10 loài chim và năm loài động vật có vú đã tuyệt chủng...