Tìm thấy mảnh vỡ thiên thạch rơi ở Thụy Điển vào tháng 11/2020
Mảnh vỡ thiên thạch có kích thước bằng một ổ bánh mì, nặng khoảng 14 kg, là một phần của tảng đá không gian ước tính nặng hơn 9 rơi xuống Trái đất ngày 7/11/2020, tạo ra quả cầu lửa ấn tượng trên bầu trời Uppsala, Thụy Điển.
Một mảnh thiên thạch sắt có kích thước bằng một ổ bánh mì và nặng khoảng 14 kg đã được tìm thấy ở Uppsala, Thụy Điển. Nó được coi là một phần của khối thiên thạch, ước tính nặng hơn 9 tấn, đã rơi và tạo ra một quả cầu lửa ấn tượng trên bầu trời Uppsala hôm 7/11/2020, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển.
Mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy nặng 14kg. Andreas Forsberg / Anders Zetterqvist.
Sau khi quan sát vụ thiên thạch rơi, các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển đã tìm thấy một số mảnh nhỏ của thiên thạch sắt gần dalen.
Video đang HOT
Từ dấu tích tổn thương bất thường của một gốc cây, các nhà địa chất học Stockholm Andreas Forsberg và Anders Zetterqvist đã tìm thấy một mảnh vỡ lớn với hình thù lồi lõm do bị nóng chảy khi đi vào khí quyển Trái đất.
Các nhà địa chất Andreas Forsberg và Anders Zetterqvist đã phát hiện một mảnh vỡ lớn sau khi thiên thạch rơi xuống Thụy Điển vào ngày 7/11/2020 Ảnh: Andreas Forsberg / Anders Zetterqvist.
Người đứng đầu Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển Dan Holtstam cho biết, đây là lần đầu tiên một mảnh thiên thạch gắn với một quả cầu lửa được quan sát thấy, đã được tìm thấy ở Thụy Điển trong 66 năm.
Thiên thạch sắt là loại thiên thạch phổ biến thứ hai đổ bộ xuống Trái đất, sau thiên thạch đá. Chúng có nguồn gốc từ lõi của các hành tinh và tiểu hành tinh, có thể nắm giữ manh mối về sự hình thành của Hệ Mặt trời.
'Đá trời' tìm thấy ở châu Phi chứa bí ẩn của sao Hỏa
Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng mới về nước trên sao Hỏa khi phân tích mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.
NWA 7533, nặng 84 gram là mảnh vỡ của một thiên thạch khi nó đi vào bầu khí quyển của Trái đất cách đây 8 năm.
Sau khi phân tích thành phần khoáng chất của NWA 7533, các chuyên gia nhận thấy dấu hiệu oxy hóa vốn là đặc tính của nước.
NWA 7533 là mẫu đất đá lâu đời nhất từ sao Hỏa được tìm thấy cho đến nay. (Ảnh: Daily Mail)
"Quá trình oxy hóa có thể xảy ra nếu nước hiện diện trên bề mặt sao Hỏa cách đây 4,4 tỷ năm trong thời gian vụ va chạm làm tan chảy một phần lớp vỏ. Phân tích của chúng tôi cũng cho thấy vụ va chạm như vậy sẽ giải phóng rất nhiều hydro, góp phần vào sự nóng lên của sao Hỏa vào thời điểm hành tinh này đã có bầu khí quyển dày đặc, cách nhiệt bằng carbon dioxide", gíao sư Takashi Mikuchi tới từ Đại học Tổng hợp Tokyo nói.
Phát hiện này cho thấy nước tồn tại trên sao Hoa sớm hơn 700.000 năm so với mốc thiết lập trước đây.
NWA 7533 được tìm thấy ở sa mạc Sahara, tây bắc châu Phi năm 2012.
Vào thời điểm đó, giáo sư Munir Humayun của Đại học bang Florida, cho biết NWA 7533 - mẫu đất đá lâu đời nhất từ sao Hỏa - được tìm thấy cho đến nay sẽ chứa nhiều thông tin về sự sống của hành tinh Đỏ.
Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara Nghiên cứu kéo dài nhiều năm đã giải mã được suối nguồn sự sống và nguồn gốc bất ngờ của vật thể ngoài hành tinh được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2012. Bài công bố mới đây trên tạp chí Science Advances khẳng định quê hương của thiên thạch NWA 7533 chính là Sao Hỏa, nơi các tàu vũ trụ mang...