Tìm thấy loại vi khuẩn ngăn chặn muỗi truyền bệnh sốt rét
Dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới chú ý, nhưng bệnh sốt rét dù không gây đại dịch vẫn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Các nhà khoa học đã tìm ra một cách hoàn toàn mới, hiệu quả cao để ngăn chặn sự lây lan bệnh sốt rét từ một loại vi khuẩn nằm ở trong chính con muỗi.
Ảnh: Getty Images.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 228 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét do muỗi truyền và 405.000 trường hợp tử vong.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại vi khuẩn đơn bào hình thành bào tử mới được tìm thấy ở muỗi, gọi là microsporidia MB, có khả năng ngăn chặn sự lây truyền ký sinh trùng sốt rét.
Vi khuẩn này dường như cũng không làm tổn thương muỗi, có nghĩa là nếu chúng ta có thể làm tăng tỷ lệ lưu hành của microsporidia MB trong quần thể muỗi địa phương, thì đó có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn bệnh sốt rét khi muỗi cắn mà không phải làm xáo trộn phần còn lại của hệ sinh thái.
Video đang HOT
“Ở đây, chúng tôi đã tìm hiểu vi khuẩn microsporidian dường như không gây bệnh từ các quần thể Anophele, một loài muỗi ở Kenya” nhóm nghiên cứu viết trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications.
“Là một vi khuẩn không độc hại, làm suy yếu việc truyền ký sinh trùng sốt rét, microsporidia MB có thể được nghiên cứu như một chiến lược để hạn chế lây truyền bệnh sốt rét”, báo cáo đánh giá.
Ý tưởng về một vi khuẩn từ muỗi có thể ngăn chặn việc truyền bệnh không hoàn toàn mới. Wolbachia, một loại vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong quần thể muỗi, đã cho thấy tiềm năng đáng kinh ngạc để quét sạch bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền khác.
Nhà vi sinh học Steven Sinkins, Đại học Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh nói: “Chúng tôi đã sử dụng một loại cộng sinh ngăn chặn lây truyền có tên là Wolbachia để kiểm soát sốt xuất huyết, một loại virus truyền qua muỗi”.
Giáo sư Steven Sinkins đánh giá: “ Vi khuẩn microsporidia MB có một số đặc điểm tương tự, nó trở thành một triển vọng hấp dẫn để phát triển các phương pháp tương đương nhằm kiểm soát sốt rét”.
Nghiên cứu này hiện đang ở giai đoạn đầu. nhưng nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi họ phân tích muỗi lấy từ các nghiên cứu thực địa ở Kenya, những con muỗi có vi khuẩn microsporidia MB không có ký sinh trùng sốt rét. Ngay cả khi muỗi hút máu bị nhiễm bệnh, những con muỗi có microsporidia MB đã giảm mức độ nhiễm trùng và không có dấu hiệu nào về bào tử của ký sinh trùng sốt rét được phát hiện.
Bởi vì vi khuẩn microsporidia MB được truyền qua muỗi cái, một khi nó ở trong quần thể muỗi, nó sẽ không thể đi đâu được. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra, một số khu vực họ thử nghiệm chỉ còn 9% muỗi có vi khuẩn gây bệnh sốt rét.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, họ có thể tìm ra liệu có thể tăng số lượng vi khuẩn microsporidia MB trong quần thể muỗi hay không, để đạt mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét.
Nhà sinh lý học sinh lý và sinh thái học Jeremy Herren, Trung tâm Côn trùng quốc tế cho biết: “Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định chính xác làm thế nào vi khuẩn microsporidia MB có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét. Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ điều tra động lực học của vi khuẩn microsporidia MB trong các quần thể muỗi lớn”.
“Kết quả của các nghiên cứu tiếp theo này sẽ cung cấp cho chúng tôi các thông tin nhằm xác định cách thức phổ biến để vi khuẩn microsporidia MB kiểm soát được sốt rét”, Tiến sĩ Jeremy Herren nói.
Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay bệnh sốt rét còn lưu hành ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành.
Ở Việt Nam, có khoảng 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Người mắc bệnh sốt rét chủ yếu là người nghèo, người dân tộc sống ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Ảnh minh họa
Để kéo giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét, Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét của Việt Nam đã thực hiện nhiều chiến lược phù hợp. Kết quả là từ hơn 1 triệu trường hợp mắc sốt rét, 4.646 trường hợp tử vong do sốt rét năm 1991, đến năm 2018 chỉ còn 6.870 trường hợp mắc và chỉ có 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Nhiều tỉnh, thành phố đã không còn lan truyền bệnh sốt rét... Trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục công nhận loại trừ sốt rét tại 25 tỉnh bao gồm 16 tỉnh miền Bắc, 1 tỉnh miền Trung và 8 tỉnh miền Nam.
Theo PGS.TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét còn nhiều khó khăn, thách thức. Bệnh sốt rét có nguy cơ bùng phát gia tăng số mắc, số chết, gây dịch do ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị có nguy cơ lan rộng; muỗi truyền bệnh sốt rét lưu hành ở nhiều nơi và đã kháng một số hóa chất diệt muỗi làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh sốt rét; gia tăng biến động di dân khó kiểm soát giữa các địa phương từ vùng không còn sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành...
Hiện nay, Việt Nam đang tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở từng tỉnh theo lộ trình đã được Bộ Y tế phê duyệt. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng bệnh của người dân.
Cùng với việc tăng cường giám sát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt rét; các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức về các biện pháp phòng, chống sốt rét, đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy. Tổ chức điều tra ca bệnh đúng quy định, khoanh vùng các điểm có ký sinh trùng sốt rét để xử lý triệt để nguồn bệnh; cung ứng đủ thuốc sốt rét về số lượng và chủng loại, hóa chất xét nghiệm cho các cơ sở y tế.
Đức Trân
Theo daidoanket
Nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến số người mắc bệnh sốt rét gia tăng Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TƯ, hoat đông phong chông va loai trư bênh sôt ret con nhiêu khó khăn, thách thức. Ngày 25 tháng 4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới lấy làm ngày "Thế giới phòng chống sốt rét". Chu đê tuyên truyên cua ngay Thê giơi phong chông sôt...