Tìm thấy kim khâu tự chế 50.000 tuổi vẫn dùng tốt
Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chiếc kim lâu đời nhất thế giới trong một hang động ở Siberia, vẫn sử dụng được sau 50.000 năm.
Truyền hình Nga đưa tin về chiếc kim lâu đời nhất thế giới
Cái kim cổ xưa được chế tác từ xương của một con chim cổ đại, là kết quả của người Denisova, một giống người đã tuyệt chủng từ lâu, theo các chuyên gia Nga.
Nó được tìm thấy trong hang Denisova trong cuộc khai quật vào mùa hè hàng năm trong hơn ba thập kỷ qua.
Giáo sư Mikhail Shunkov, Viện trưởng Viện Khảo cổ học và Dân tộc học ở Novosibirsk, cho biết: “Đây là phát hiện độc đáo nhất của mùa hè năm nay, thậm chí có thể được gọi là một phát hiện giật gân.
Nó được làm bằng xương của một con chim cổ đại
“Nó là một cái kim bằng xương. Tính đến nay, nó là cái kim cổ xưa nhất trên thế giới, khoảng 50.000 năm tuổi.”
Đây là một chiếc kim khâu hoàn chỉnh với một lỗ xỏ chỉ, được tìm thấy trong hang động ở núi Altai, nơi được tin là giữ bí mật về nguồn gốc của con người, theo Siberia Times.
“Chiếc kim như là một bằng chứng cho thấy người Denisova phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta biết trước đây”.
Video đang HOT
Cái kim dài hơn 7 cm, theo Tiến sĩ Maksim Kozlikin, người đứng đầu cuộc khai quật, đây là cây kim dài nhất được tìm thấy trong hang Denisova.
Cái kim dài hơn 7cm và có lỗ xỏ chỉ hoàn chỉnh
Hang động rộng lớn này từng là nơi ở của người Denisova, cùng với người Homo sapiens, người Neanderthal trong ít nhất 288.000 năm.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phát hiện giá trị về tổ tiền loài người ở hang động này.
Phân tích các chi tiết trong hang từng chỉ ra rằng loài người đã ra khỏi châu Phi sớm hơn giả định của các chuyên gia khoảng 35.000 năm.
“Ở đây có những bằng chứng gen đầu tiên của con người hiện đại bên ngoài châu Phi”, Sergi Castellano, một nhà khoa học tại Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck nói hồi đầu năm.
Phía bên trong hang Denisova, nơi các nhà khảo cổ học tìm kiếm bằng chứng về tổ tiên của loài người
Khách du lịch tham quan hang Denisova, Siberia
Theo Trà My – Mirror (Dân Việt)
Tìm thấy đường hầm "đưa linh hồn" vua Maya xuống cõi âm
Một đường hầm bí mật rộng 60 cm, dài 60 cm vừa được tìm thấy dưới một ngôi mộ cổ của một vị vua người Maya.
Ngôi đền của những câu khắc, một kiến trúc cổ của người Maya, nơi chứa mộ của vua Pakal
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một đường hầm dẫn nước ngầm tại Palenque ở Mexico, một địa điểm đổ nát của người Maya. Đường hầm được xây dựng dưới "Ngôi đền của những câu khắc", nơi chứa mộ của vua Pakal, vị vua cai trị xứ Palenque hơn 70 năm trong thế kỷ thứ bảy.
Ngày 25.7, nhà khảo cổ học Arnoldo Gonzalez cho biết các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi đền và mộ được cố tình xây dựng trên một con suối từ năm 683 đến 702 trước công nguyên. Đường hầm dẫn nước từ dưới buồng tang lễ của ngôi đền ra đường đi bộ ở phía trước ngôi đền.
Theo các nhà khảo cổ, đây là cách người Maya đưa linh hồn của Pakal xuống tuyền đài. Theo quan niệm của người Maya, tuyền đài (âm phủ) nằm dưới mặt đất, được cai quản bởi một vị thần của cái chết.
Bên trong đường hầm dưới mộ vua Pakal
Mọi sự chú ý tập trung vào chiếc quan tài bằng đá chôn cất Pakal. Trước đây một số người tưởng rằng các chi tiết chạm khắc trong quan tài cho thấy vị vua Maya này đang ngồi điều khiển một con tàu vũ trụ.
Tác giả Erich von Daniken đã từng nói vào năm 1968 trong một cuốn sách của ông rằng hình ảnh vua Pakal được chạm khắc trong nắp quan tài giống với hình ảnh của một phi hành gia ngồi điều khiển một thiết bị phát ra lửa.
Theo người Maya, "ngọn lửa" đại diện cho "Cái cây của thế giới", hoặc "Cái cây của sự sống", những cây có rễ chạm tới thế giới ngầm, theo các chuyên gia.
Theo các nhà khảo cổ, đây là cách người Maya đưa linh hồn vua Pakal xuống tuyền đài
Nhưng nhà khảo cổ học Gonzalez nói các chi tiết này mô tả một vị thần "sẽ dẫn đường cho người chết về phía bên kia, bằng cách nhấn chìm họ xuống nước để họ được đón nhận dưới đó".
Nói cách khác, Pakal không bay vào vũ trụ mà đi xuống đường ống thoát nước. "Không có phi thuyền không gian nào cả", Gonzalez nói.
Đường hầm này kết nối với một đường hầm khác, được làm bằng đá và rộng khoảng 60 cm, cao 60cm.
Hình ảnh được khắc trên nắp quan tài của vua Pakal
Giám đốc khảo cổ ở Viện Nhân chủng học và Lịch sử, Pedro Sanchez Nava, nói giả thuyết đường hầm dẫn tới thế giới ngầm này có lý, vì trước đây ở Teotihuacan, gần thành phố Mexico, một đường hầm dẫn nước khác cũng được tìm thấy.
"Cả hai trường hợp đều có một dòng nước đang chảy", Sanchez Nava cho biết. "Nước đôi khi có ý nghĩa thể hiện chu kỳ của cuộc sống bắt đầu và kết thúc."
"Ngôi đền của những câu khắc" là một trong những kim tự tháp bậc thang có cấu trúc lớn nhất tại Trung Mỹ được xây dựng bởi người Maya. Kiến trúc của ngôi đền được thiết kế để tưởng niệm K'inich Janaab' Pakal, vị vua cai trị xứ Palenque hơn 70 năm trong thế kỷ thứ bảy. Trong suốt triều đại khoảng 68 năm, Pakal chịu trách nhiệm cho việc xây dựng, mở rộng một số kiến trúc hoành tráng đáng chú ý nhất của Palenque. Ngôi đền có ý nghĩa rất quan trọng với công việc nghiên cứu về Maya cổ đại vì rất nhiều những bản khắc chữ tượng hình được tìm thấy trên các cột trụ và hầm mộ của Pakal.
Theo Trà My - The Guardian (Dân Việt)
Anh: Phát hiện hài cốt lính La Mã 1.600 năm trong mộ cổ Hài cốt cho thấy người đàn ông từng bị gãy xương cẳng tay và chấn thương cơ do lao động quá sức. Hài cốt của một người lính La Mã cổ đại vừa được tìm thấy ở Anh Một bộ hài cốt 1.600 năm tuổi của một người đàn ông trung niên đã bị chôn vùi cùng với một đai lưng trong một...