Tìm thấy khủng long ăn thịt 99 triệu tuổi trong miếng hổ phách
Khủng long ăn thịt có kích cỡ nhỏ nhất trên Trái Đất mới được tìm thấy ở Myanmar bé hơn cả một con chim ruồi.
Khủng long ăn thịt xuất hiện ngoài đời thực, bay từ thời tiền sử đến thế giới loài người rồi ư?
Tyrannosaurus Rex? hay những loài khủng long ăn cỏ có thể làm rung chuyển mặt đất bởi những bước chân của mình?
Tất cả đều sai!
Chân dung loài khủng long nhỏ nhất vũ trụ!
Loài khủng long mới được phát hiện này được xem là loài khủng long nhỏ nhất được phát hiện trên Trái Đất, chúng còn nhỏ hơn một con chim ruồi, nhưng lại là một loài ăn thịt vô cùng khủng khiếp.
Chúng có tên là Oculudentavis Oculudentavis, các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của chúngbao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh được bảo quản trong hổ phách Myanmar với niên đại 99 triệu năm.
Video đang HOT
Mẫu vật hóa thạch cho thấy loài khủng long này có mỏ giống chim với nhiều răng nhỏ và nhọn, hốc mắt lớn và vẫn còn một phần lông mịn trên đầu.
Tên chi Oculudentavis đã được chọn từ sự kết hợp của các từ oculus, nha, và avis. Những từ tiếng Latinh này có nghĩa lần lượt là “mắt”, “răng” và “chim”.
Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho hay: “Loài khủng long mới này được biết đến chỉ thông qua một mẫu hộp sọ được bảo quản gần như nguyên vẹn, mẫu vật này được xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm, được cho là sống ở kỷ Phấn trắng và hiện được đặt tên là Oculudentavis khaungraae”.
Viên hổ phách này chỉ chứa phần đầu của con vật nhưng nó đủ để các nhà khoa học xác định đây là khủng long mà không phải là loài này khác
Các nhà khoa học đã sử dụng tia X cực mạnh để quét mẫu vật từ miếng mẫu hổ phách để có thể mô phỏng được hình ảnh ba chiều của hộp sọ mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới mẫu vật.
Hộp sọ của loài khủng long này chỉ dài 1,5 cm và nặng chưa tới 2,8 gram. Tổng chiều dài cơ thể ước tỉnh chỉ từ 5 – 6 cm, và kích thước thật của nó có thể còn nhỏ hơn cả loài chim ruồi hiện đại.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là với một cơ thể nhỏ bé như vậy, chúng lại là những kẻ săn mồi bởi sau khi xem xét và phân tích các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng sở hữu khoảng 100 chiếc răng sắc nhọn với cú đớp tương đối mạnh, đôi mắt to giống như loài thằn lằn cùng hốc mắt lớn và cấu trúc hộp sọ vững chắc, có xu hướng không linh hoạt và những đặc điểm gần như tượng tự loài khủng long săn mồi Tyrannosaurus!
Thức ăn ưa thích của chúng là côn trùng nhỏ, ở một vài tình huống đặc biệt thì loài khủng long này chúng có thể trở thành con mồi của một số loài côn trùng khác, điển hình là loài bọ ngựa tiền sử.
Điều đặc biệt thú vị là mẫu vật này được bảo quản trong một miếng hổ phách, bởi vậy lưỡi của loài khủng long này vẫn còn nguyên vẹn cho phép các nhà khoa học có thể phân tích sâu hơn đặc điểm sinh học của chúng.
Một thuyết khác cho rằng, nhiều khả năng, những con khủng long hàng triệu năm trước đã trở thành chim hiện đại. Nghiên cứu chi tiết hơn sẽ giúp các nhà khoa học biết được sinh vật này liên quan đến các loài chim hiện đại như thế nào và hiểu được ví trí của nó trong kỷ Phấn Trắng.
"Quái vật" ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm
Những khối đá kỷ Phấn Trắng ở khu vực lòng chảo San Juan ở Tây Nam nước Mỹ đã trở thành ngôi mộ đá lưu giữ một quái vật tuyệt chủng chưa ai từng biết.
"Quái vật" được đặt tên là Dineobellator notohesperus, có nhiều lông, với chiếc mỏ và đôi "cánh" khá giống những con vịt ngày nay. Tuy nhiên nó cao đến 1 m, chiều dài lên tới 2 m vì có chiếc đuôi cực dài như một loài thằn lằn khổng lồ.
Dineobellator notohesperus thực sự không phải là vịt mà là một khủng long thuộc họ dromaeosaurid (Khủng long chạy nhanh), sống vào kỷ Phấn Trắng, thời kỳ huy hoàng nhất nhưng cũng đồng thời là kỷ nguyên chết chóc của loài khủng long.
Chân dung "quái vật" kỳ lạ được các nhà khoa học phục dụng - ảnh: Sergey Krasovskiy
Nó thực sự là một "quái vật": không chỉ kỳ dị, mà còn là loài ăn thịt.
Tiến sĩ Steven Jasinski, nhà cổ sinh vật học đang đồng thời công tác tại Đại học Pennsylvania, Bảo tàng Bang Pennsylvania và Trung tâm Cổ sinh vật học đỉnh cao Don Sundquist (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các loài anh em của "quái vật" này từng được tìm thấy ở những nơi như Bắc Mỹ, Canada và châu Á.
Ảnh: Jasinski.
Cho dù không phải toàn bộ xương của "quái vật" được phục hồi, nhưng họ đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy phần lông lạ kỳ trên chi trước của con vật, vốn giống các loài chim hơn khủng long. Đuôi dài của con vật được sử dụng như một công cụ định hướng giúp nó di chuyển với tốc độ nhanh và chuẩn xác. Chiếc đuôi sẽ quất liên tục mỗi khi con vật chuyển hướng.
Họ "Khủng long chạy nhanh" này tuy có thân hình không phải là lớn so với dòng họ nhà khủng long nói chung, nhưng với tốc độ kinh ngạc, linh hoạt và tính bầy đần, chúng cũng là nỗi ám ảnh lớn cho nhiều sinh vật.
Hóa thạch "quái vật" mới này có tuổi đời 67 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng họ của nó đã tồn tại đến cuối thời kỳ khủng long, tức đến sự kiện đại tuyệt chủng do thiên thạch khổng lồ đâm xuống trái đất 66 triệu năm về trước.
A. Thư
Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao Các nhà khoa học mới đây tìm ra nguyên nhân chim đà điểu đầu mào có bộ lông sáng bóng một cách kỳ lạ. Chim đà điểu đầu mào được xem là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Những ngón chân dài giống như dao găm của một con chim thuộc loài này đã gây ra cái chết của một người đàn...