Tìm thấy khoai lang khổng lồ kỳ dị hình bàn tay
Một nông dân Trung Quốc vừa tìm được củ khoai lang có hình thù giống bàn tay và có kích thước to lớn khác thường.
Trang Shanghaiist đưa tin, một người nông dân tên Chen, sống ở làng Guangming, thuộc tỉnh Tứ Xuyện, Trung Quốc đã đào được củ khoai kỳ dị này vào tuần trước.
Củ khoai lang hình bàn tay khổng lồ kì quái này thuộc giống khoai lang mỡ, có chiều dài gần 1m và nặng 14,6 kg.
Khi dạo quanh một khu nhà máy bị bỏ hoang vào năm ngoái, Chen đã tình cờ nhìn thấy cây khoai và trông nó không khác gì so với những cây khoai lang bình thường.
Khu vực xung quanh nhà máy bỏ hoang chủ yếu là lớp đất cứng, cằn cỗi nên củ khoai phát triển không đều, trông nó hơi dẹt so với bình thường.
” Tôi không hề tưới tắm hay chăm sóc cho cây khoai bất kì một ngày nào nhưng nó vẫn lớn nhanh như thổi, thậm trí lớn hơn sức tưởng tượng của tôi rất nhiều.”, Chen cho biết.
Video đang HOT
Theo NTD
Bàn tay Bắc Kinh trong bầu cử Đài Loan
Chính quyền Trung Quốc đang khéo léo khuyến khích người Đài Loan ở Đại lục về quê đi bầu ngày 29.11, nhằm tăng phiếu ủng hộ cho phe Quốc dân đảng (KMT) thân Bắc Kinh.
Ủng hộ viên của bác sĩ Ko Wen-je trong chiến dịch tranh cử ghế thị trưởng thành phố Đài Bắc. Giới quan sát nhận định chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 29.11 tới sẽ thuộc về đảng Dân chủ cấp tiến chủ trương Đài Loan độc lập khỏi Hoa lục. - Ảnh: Reuters
Khoảng 18,5 triệu cử tri Đài Loan vào thứ bảy này sẽ đi bầu để chọn ra 11.000 quan chức các cấp, bao gồm cả thị trưởng của 6 thành phố lớn ở hòn đảo 24 triệu dân. Trao đổi với Thanh Niên Online, nhà báo Lục Tâm Hối ở Đài Bắc nhận định rằng Đảng dân chủ cấp tiến (DPP) đối lập nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
"DPP gần như cầm chắc ghế thị trưởng ở các thành phố Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam", nữ nhà báo này cho hay. Riêng ở thành phố Đài Bắc, theo cô Lục, DPP không có ứng viên ghế thị trưởng. Nhưng truyền thông địa phương dự đoán chiến thắng sẽ thuộc về ứng viên độc lập - bác sĩ Ko Wen-je, thay vì Sean Liên, con trai trưởng của cựu phó lãnh đạo Đài Loan, cựu Chủ tịch KMT Liên Chấn vốn thân cận với Bắc Kinh.
"Nếu bác sĩ Ko chiến thắng, đó cũng được coi như là thắng lợi của DPP. Giới trẻ chẳng ai ưa nhà họ Liên, chưa kể Sean Liên chả có kinh nghiệm gì", nhà báo Lục cho biết.
Cùng nhận định về khả năng chiến thắng của DPP, báo Straits Times (Singapore) ngày 25.11 bình luận: "Nhận thấy rằng thành phần ưa chuộng độc lập vốn ủng hộ DPP có khả năng thắng thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Đài Loan, một Bắc Kinh đầy lo lắng đang ra sức khuyến khích cộng đồng người Đài ưa Trung Quốc đang sống ở Đại lục về quê đi bầu".
Hiện có khoảng 3 triệu công dân Đài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Các nhà phân tích tính toán khoảng 2/3 doanh nhân Đài ở Đại lục có xu hướng ủng hộ KMT, theo Straits Times. Và "độc chiêu" khuyến khích của Bắc Kinh là giảm một nửa giá vé máy bay cho những công dân Đài về quê để bỏ phiếu.
Những ai muốn mua vé giảm giá thì đăng ký với Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục được hậu thuẫn trực tiếp bởi Văn phòng sự vụ Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh. "Chiến dịch vận động cử tri Đài về quê bỏ phiếu cho thấy sự bất an của Bắc Kinh" trước tình hình chính trị ở Đài Loan, Straits Times nhận định.
Ứng viên độc lập Ko Wen-je được dự đoán sẽ chiến thắng trước đối thủ Sean Liên, con trai cựu phó lãnh đạo, cựu Chủ tịch Quốc dân đảng thân Bắc Kinh. - Ảnh: Reuters
Một chiến thắng cách biệt nghiêng về DPP sẽ đe dọa lợi ích mà Bắc Kinh có được từ mối quan hệ với chính quyền Đài Loan do lãnh đạo Mã Anh Cửu thuộc KMT cầm quyền 6 năm qua. Mặc khác, điều đó cũng sẽ làm gia tăng làn sóng chống KMT trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 tới, Straits Times giải thích về tính toán của Bắc Kinh trước nội tình của Đài Bắc.
"Mua phiếu"
Doanh nhân Đài Loan Vương Cúc Trần, 63 tuổi, hiện là chủ một nhà máy chế biến nhôm ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cho biết giá vé máy bay khứ hồi từ thành phố Thâm Quyến về thành phố Đài Nam quê ông bình thường có giá 2.200 nhân dân tệ (NTD).
Nhưng lần này ông hoàn toàn có thể mua vé với giá 1.100 NTD thông qua Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục để về quê bỏ phiếu. Tuy nhiên, "Tôi thấy việc trợ giá vé máy bay chả khác nào mua phiếu cử tri. Vậy nên, tôi thà trả nguyên giá vé cho chính mình", ông Vương nói.
Ông này nằm trong số ít doanh nhân Đài không phục Bắc Kinh. Ông cũng cho biết ông ủng hộ DPP với mục tiêu độc lập khỏi Đại lục.
Bên cạnh việc "mua phiếu" bằng cách trợ giá vé máy bay, Straits Times trích lời các học giả nói rằng "Bắc kinh đã lặng lẽ dùng quan hệ cá nhân với những doanh nhân, lãnh đạo có uy tín để tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử ngày 29.11 đối với quan hệ Đài - Trung".
Nhà báo Lục Tâm Hối cũng thừa nhận với Thanh Niên Online về điều này. "Bắc Kinh ngày càng tinh vi hơn trong chiến dịch can thiệp vào bầu cử ở Đài Loan", cô nói thêm.
Cô cũng kể rằng, hồi năm 1996, khi Đài Loan tiến hành bầu cử lãnh đạo lần đầu tiên, Bắc Kinh đã đem tên lửa đặt sát vùng biển xứ Đài nhằm đe dọa cử tri và "nhắc nhở" họ bỏ phiếu cho ứng viên Lý Đăng Huy mà Trung Quốc "chống lưng".
Giáo sư khoa chính trị thuộc đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc George Tsai, một nhân vật có chủ trương ủng hộ thống nhất Trung-Đài, cũng thừa nhận cách can thiệp của Bắc Kinh ngày nay "thận trọng và kỹ xảo hơn" hồi 1996.
Tuy nhiên, theo nhà báo Lục Tâm Hối: "Tôi vẫn nghi ngờ hiệu quả của việc giảm giá vé máy bay của Bắc Kinh". "Tôi quen rất nhiều doanh nhân Đài ở Đại lục vốn chẳng ưa gì KMT. Không chừng, họ lại mua được vé giá rẻ để về bỏ phiếu cho DPP", nữ nhà báo mỉa mai.
Thục Minh
Văn phòng Singapore
Bàn tay tài phiệt Ukraina sau làn sóng tự trị ở miền đông Với các làn sóng bạo lực liên tiếp xảy ra tại miền đông Ukraina, nơi nhiều thể hiện mong muốn một quy chế tự trị cho Donetsk và Lugansk, câu hỏi đặt ra là các nhà tài phiệt lắm tiền nhiều của nhất của Ukraina đang làm gì... với túi tiền của mình. Không giống như tỉ phú Petro Poroshenko đang bỏ tiền...