Tìm thấy hơn 50 viên đá vũ trụ trong vụ mưa thiên thạch ở Nga
Hơn 50 mảnh vỡ thiên thạch đã được tìm thấy kể khi từ khi một sao băng phát nổ trên bầu trời vùng núi Ural của Nga hồi tuần trước, các nhà khoa học cho hay.
Ảnh do Đại học liên bang Ural công bố cho thấy các mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy.
Sao băng, vốn khiến gần 1.200 người bị thương và gây thiệt hại lớn về tài sản tại khu vực Chelyabinsk thuộc vùng Ural hôm 15/2, là viên đá vũ trụ lớn nhất được ghi nhận từng tấn công trái đất trong hơn 1 thế kỷ qua. Giới chức y tế cho hay 46 trong số những người bị thương hiện vẫn phải nằm viện.
Nhà khoa học Viktor Grokhovsky, người dẫn đầu đoàn thám hiểm từ Đại học liên bang Ural, hôm qua cho biết 53 mảnh vỡ thiên thạch đã được tìm thấy trên hồ băng Chebarkul thuộc khu vực Chelyabinsk, nơi thiên thạch được tin là đã đâm xuống.
Theo ông Grokhovsky, các mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy rất nhỏ, chỉ từ 0,5-1cm. Các thợ lặn không tìm thấy gì dưới đáy hồ Chebarkul nhưng ông Grokhovsky tin rằng một mảnh vỡ đường kính 50-60 cm có thể đã rơi xuống hồ băng.
“Chúng tôi đã tìm thấy các mảnh vỡ nhỏ – dường như từ các tầng trên của thiên thạch. Chúng tôi tin rằng viên đá chính vẫn nằm dưới hồ”, ông Grokhovsky nói với hãng tin Interfax.
Video đang HOT
Một nhà nghiên cứu đang kiểm tra mảnh vỡ thiên thạch.
Đua nhau săn lùng “kho báu”
Tại Chelyabinsk, cách thủ đô Mátxcơva khoảng 1.500km về phía đông, nhiều người đang đổ xô tìm kiếm các viên đá vũ trụ mà các tay săn lùng hi vọng có thể đem về hàng nghìn USD mỗi viên.
Một người đam mê vũ trụ nghiệp dư cho hay mỗi mảnh vỡ thiên thạch có thể có giá lên tới 2.200 USD/gam – cao gấp 40 lần so với giá vàng hiện thời.
“Giá cả rất khó nói… Càng ít mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy thì giá càng cao”, Dmitry Kachkalin, thành viên của Hiệp hội những người đam mê thiên thạch nghiệp dư Nga, cho hay.
Một người đang tìm kiếm mảnh vỡ thiên thạch trên hồ Chebarkul.
Người dân của một ngôi làng gần Chelyabinsk đã lùng sục các con phố phủ đầy tuyết, thu thập các viên đá mà họ hi vọng có thể là đá thiên thạch. Nhưng không phải tất cả mọi người đều sẵn lòng bán nếu tìm được viên đá trời thật.
“Tôi sẽ giữ nó. Tại sao phải bán? Trước đây tôi không có phong cách sống xa hoa thì tại sao phải bắt đầu lúc này?”, một phụ nữ cầm một viên đá nhỏ màu đen, cho biết.
Mạng internet nhanh chóng tràn ngập các quảng cáo bán các mảnh vỡ thiên thạch từ những người săn lùng. Có quảng cáo rao bán một mảnh vỡ thiên thạch với giá 10.000 USD. Tuy nhiên, độ xác thực của các mảnh vỡ này rất khó kiểm chứng.
Một người bán viết trong quảng cáo trên trang Avito.ru: “Bán một viên đá bất thường. Đó có thể là một mảnh vỡ của thiên thạch, có thể là mảnh vỡ của UFO hoặc mảnh vỡ của tên lửa”.
Cảnh sát khu vực cho hay họ đang điều tra các nguồn tin nói rằng một số người đăng quảng cáo bán các viên đá vũ trụ nhưng thực chất chỉ là “hàng dỏm”.
Theo xahoi
Phát hiện tàn thiên thạch trong hố băng ở Nga
Nhiều mảnh thiên thạch vừa được phát hiện trong một hồ nước bị đóng băng ở Chebarkul khiến 1.200 người bị thương ở Nga.
Hố băng do một mảnh thiên thạch rơi trúng. Ảnh: AP
Theo giáo sư Viktor Grohovsky từ Đại học Liên bang Urals, thành phần của thiên thạch lần này bao gồm 10% sắt. Viện Khoa học Nga ước tính thiên thạch rơi xuống lần này nặng tới 10 tấn, đi vào khí quyển của trái đất với tốc độ ít nhất là 30km/giây. Trong khi đó, theo dữ liệu mới được cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập, kích thước ước tính của vật thể trước khi rơi vào bầu khí quyển Trái đất lên tới 17 m, với khối lượng 10.000 tấn. Năng lượng phát ra trong lên tới gần 500 kiloton chứ không chỉ có 30 kiloton như ước tính ban đầu. Trong khi đó, bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima năm 1945 là 12-15 kiloton.
Giới chức Nga cho biết thiệt hại của trận mưa thiên thạch này gây ra lên tới 1 tỉ rúp (tương đương 33 triệu USD). Trận mưa thiên thạch hiếm thấy trong lịch sử này bắt đầu sau những tiếng nổ lớn vào sáng 15-2 và sau đó những quả cầu lửa kết thành một vệt dài trên bầu trời ở Chelyabinsk, cách thủ đô Moscow 1.500km về phía đông.
Ước tính 200.000 mét vuông cửa số đã bị phát nát và những mảnh kính vỡ chính là nguyên nhân chính gây thương vong ở Chelyabinsk.
Các nhà khoa học Nga hiện đang tập trung nghiên cứu các mẩu thiên thạch ở hồ băng Chebarkul vốn vị thiên thạch đổ bộ và tạo ra một hố rộng 6m.
Ria Novosti dẫn lời ông Grohovsky nói: "Chúng tôi vừa hoàn thành nghiên cứu và có thể xác nhận các mẩu thiên thạch "hạ cánh" xuống hồ Chebarkul thực tế là thiên thạch tự nhiên. Đây là một thiên thạch đá có 10% sắt".
Các nhà khoa học cũng bác bỏ tất cả những suy luận cho rằng có mối liên hệ giữa trận mưa sao băng ở Ural với một thiên thạch có kích thước gần bằng bể bơi Olympic (dài 45m) di chuyển đến gần Trái Đât ngay sau đó với khoảng cách 27.700km - khoảng cách gần nhất từ trước đến nay đối với 1 thiên thạch có kích thước lớn như vậy.
Theo AP, sau khi nổi lên thông tin về vụ mưa thiên thạch trăm năm có một ở Nga, nhiều cư dân ở Cuba và Mỹ cũng phản ánh về một vệt cầu lửa xuất hiện trên bầu trời không khỏi gây kinh ngạc.
Trang mạng CubaSi của Cuba đêm 15-2 đăng tải một đoạn video từ đài truyền hình quốc gia nước này cho thấy nhiều cư dân tại thành phố Rodas ở miền Trung nước này xác nhận "xu ất hiện một vệt sáng trên bầu trời và kế đó là một quả cầu lửa vào khoảng 17 giờ ngày 12-2". "Quả cầu này to hơn cả Mặt trời", một cư dân địa phương nhấn mạnh. Hiện giới chức khoa học Cuba cũng đang gấp rút tìm kiếm các vết tích.
Cư dân bang California cho biết họ cũng không khỏi rùng mình khi thấy một vệt sáng bất thường trên vịnh San Francisco vài giờ sau vụ nổ thiên thạch Nga. Theo 35 báo cáo mà Hội Nghiên cứu Thiên thạch Mỹ nhận được, ánh sáng trên bầu trời phía bắc California là mưa sao băng rời rạc không nghiêm trọng. Mike Hankey, người quản lý của hội nhấn mạnh: "Các quả cầu lửa rơi hàng đêm, trên khắp thế giới".
Theo xahoi
Nga: Người dân rao bán "thiên thạch" Trong chuyến khảo sát khoa học ngày 17/2, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Liên bang Ural (Nga) đã phát hiện trong khu vực hồ Chebarkul 53 mảnh vỡ của thiên thạch đã nổ trên bầu trời khu vực Chelyabinsk. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích các mảnh vỡ tìm được và khẳng định chúng có nguồn gốc...