Tìm thấy hoá thạch tổ tiên của chim hiện đại lâu đời nhất thế giới
Hoá thạch được xác định có kích thước tương đương một con vịt rất nhỏ, bằng cách nào đó đã sống sót cùng với… khủng long theo dọc bờ biển châu Âu thời tiền sử.
Tổ tiên của loài chim hiện đại có đôi chân thon dài của một con chim sống ở khu vực bờ biển và có cái đầu giống như một con gà.
Các nhà khoa học từ Đại học Cambridge là những người tìm thấy dấu vết ẩn giấu trong các tảng đá đào ở mỏ đá tại Bỉ 20 năm trước.
“ Khoảnh khắc đầu tiên tôi nhìn thấy những gì bên dưới tảng đá là khoảnh khắc thú vị nhất trong sự nghiệp khoa học của tôi”, nhà nghiên cứu sinh vật học tiến hóa Daniel Field cho biết.
Hộp sọ và các mảnh xương chân, được xác định bởi CT scan có niên đại từ 66,8 triệu năm trước. Đây là bằng chứng lâu đời nhất chúng ta có về một loài chim hiện đại cho đến nay. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài này mới được phát hiện là Asteriornis maastrichtensis.
Video đang HOT
Bằng cách phân tích các cấu trúc của hóa thạch, Field và các đồng nghiệp đã tìm thấy chúng có sự tương đồng với các loài hiện đại như vịt, gà và chim cút. Điều này cho thấy A. maastrichtensis có thể là tổ tiên chung của các nhóm này.
“Nguồn gốc của sự đa dạng của loài chim bị che giấu trong bí ẩn, ngoài việc chúng ta chỉ biết rằng những con chim hiện đại phát sinh vào một thời điểm nào đó đến cuối thời đại khủng long. Thực chất chúng ta có rất ít bằng chứng hóa thạch của chúng cho đến sau khi sự kiện thiên thạch tấn công Trái đất”, các nhà nghiên cứu giải thích thêm.
Nghiên cứu trước đây mà Field cũng đã thực hiện, cho thấy rằng những con chim nhỏ, không giống như A. maastrichtensis.
“Đây là một mẫu vật cực kỳ nhiều thông tin”, nhà nghiên cứu cổ sinh học đến từ Đại học Johns Hopkins, Amy Balanoff, người không tham gia vào nghiên cứu, nói. “Nó cung cấp cho chúng tôi một số manh mối về những đặc điểm quan trọng trong việc sống sót sau sự kiện đó tuyệt chủng”.
Field cho biết thêm: “Hy vọng rằng phát hiện mới này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới giúp tìm ra cách thức, thời điểm và nơi mà các loài chim hiện đại phát triển đầu tiên”.
Trang Phạm
Theo Science Alert
Hóa thạch cánh chim cánh cụt 43 triệu năm tuổi gây sửng sốt
Các nhà nghiên cứu Argentina đã công bố phát hiện hóa thạch cánh của một chú chim cánh cụt 43 triệu tuổi trên đảo Marambio ở Nam Cực.
Điều gây sửng sốt, đây là mẫu vật hóa thạch lần đầu tiên và duy nhất không chỉ có xương mà có cả phần da.
Hóa thạch gần như nguyên vẹn cánh trái của một con chim cánh cụt được phát hiện trong một nhiệm vụ nghiên cứu vào năm 2014.
Mẫu vật sau đó được nghiên cứu tại Bảo tàng La Plata bởi nhà cổ sinh vật học người Argentina Carolina Acosta Hospitaleche, cơ quan công bố khoa học tại Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hôm thứ Sáu, 13/3.
Da hóa thạch thuộc về loài Palaeeudyptes gunnari, một trong nhiều loại chim cánh cụt đã tuyệt chủng sống ở Nam Cực trong thời kỳ Eocene, tồn tại từ khoảng 56 đến 34 triệu năm trước.
Hóa thạch cánh trái của một cánh của một con chim cánh cụt 43 triệu năm tuổi được tìm thấy tại đảo Marambio, Nam Cực. Ảnh: AFP.
Vào thời điểm đó, Nam Cực được bao phủ trong rừng với hệ động vật đa dạng.
"Hóa thạch của cánh con chim cánh cụt này là duy nhất bởi vì đây là mẫu vật bảo tồn đầu tiên bao gồm cả phần xương, thịt và và da," Acosta Hospitaleche nói.
"Da được bảo tồn như một hóa thạch trên cả hai bề mặt cánh của nó, bao bọc các xương vẫn còn khớp ở vị trí ban đầu của chúng," cô nói thêm.
Theo baovephapluat.vn/AFP
Quái vật biển đáng sợ hơn cả quái vật hồ Loch Ness Hóa thạch của một con quái vật biển kỷ Jura được mệnh danh là Quái vật hồ Loch Storr với chiếc miệng dài đầy răng nhọn bị chôn vùi trong quan tài đá vừa được Bảo tàng quốc gia Scotland công bố. Hoá thạch 170 triệu năm tuổi này vừa được bóc tách từ một khối đá cổ đại là một sát thủ...