Tìm thấy hóa thạch khủng long khổng lồ cổ xưa nhất tại Argentina?
Các nhà khoa học tại Argentina đã tìm thấy bộ xương của loài khủng long khổng lồ có thể là loài titanosaur cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Các nhà cổ sinh vật học bên cạnh một bộ xương khủng long hóa thạch tại Neuquen, Argentina
Theo kết quả phân tích được Đại học Quốc gia La Matanza (Argentina) công bố ngày 28.2, bộ xương khủng long hóa thạch dài 20 m được tìm thấy tại tỉnh Neuquen, tây nam Argentina năm 2014 có thể là của một loài titanosaur cổ xưa.
Titanosaur là thành viên của nhóm khủng long sauropod ăn cỏ có kích thước lớn với phần cổ và đuôi dài, có thể là loài động vật trên bờ lớn nhất từng sống trên trái đất.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Pablo Gallina, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Ameghiniana phân tích bộ xương hóa thạch là của một loài titanosaur mới, cổ xưa nhất từng được tìm thấy trên thế giới từ trước tới nay.
Các nhà khoa học cho rằng loài này sống vào thời kỳ xa xưa hơnchuyện so với hiểu biết lâu nay, có thể là giai đoạn bắt đầu kỷ Phấn trắng. Kỷ địa chất này bắt đầu khoảng 145 triệu năm về trước và kết thúc với sự tuyệt chủng của khủng long vào 66 triệu năm về trước.
Ông Gallina cho rằng những hóa thạch khủng long từ 140 triệu năm về trước là “cực kỳ hiếm gặp”. Loài này có tên là Ninjatitan zapatai, ghép theo tên của nhà cổ sinh vật học người Argentina Sebastian Apesteguia (biệt danh El Ninja) và kỹ sư Rogelio Zapata.
Theo CNN, xương hóa thạch của khủng long titanosaur được tìm thấy ở nhiều châu lục trên thế giới nhưng nhóm có kích thước lớn nhất của loài này thường được phát hiện ở vùng Patagonia, Nam Mỹ. Hồi tháng 1, các nhà cổ sinh vật học cũng công bố việc tìm thấy xương hóa thạch của một con titanosaur sống khoảng 98 triệu năm trước tại tỉnh Neuquen.
Phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ 98 triệu năm tuổi
Một phần bộ xương hóa thạch của một con khủng long titanosaur 98 triệu năm tuổi đã được phát hiện ở Neuquén, Argentina. Chúng có kích cỡ được nói là lớn chưa từng thấy.
Các chuyên gia đã phát hiện ra tàn tích của một con khủng long khổng lồ ở Argentina và tin rằng nó có thể là một trong những sinh vật trên cạn lớn nhất Trái đất.
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy phần còn lại hóa thạch của một con khủng long titanosaur 98 triệu năm tuổi ở tỉnh Neuquén, phía tây bắc Patagonia, Argentina, trong các trầm tích dày, được gọi là Hệ tầng Candeleros.
24 đốt sống ở đuôi, một phần xương chậu, xương sườn,.. được tìm thấy, được cho là thuộc về khủng long titanos, một nhóm khủng long sauropod đa dạng, có đặc điểm là kích thước lớn, cổ và đuôi dài, đi bằng bốn chân.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Cretaceous Research, các chuyên gia cho biết, họ tin rằng sinh vật này là "một trong những loài sauropod lớn nhất từng được tìm thấy" và có thể vượt quá kích thước của Patagotitan, loài sống cách đây 100 triệu đến 95 triệu năm vốn có kích thước đang kinh ngạc, dài 37,2m.
Một phần bộ xương khổng lồ được tìm thấy. Ảnh: Alejandro Otero- Jose Luis Carballido.
"Nó là một con khủng long khổng lồ, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy nhiều bộ xương khác trong tương lai, để xác định nó thực sự lớn như thế nào.", Alejandro Otero, một nhà cổ sinh vật học tại Museo de La của Argentina Plata, cho biết.
Hóa thạch khủng long titanosaur đã được tìm thấy trên tất cả các lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Nhưng những loài lớn nhất, bao gồm cả những con khủng long titanosaurs vượt quá 40 tấn, hầu hết đã được phát hiện ở Patagonia.
Với những gì được tìm thấy, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác con vật nặng bao nhiêu, tuy nhiên, đây "có thể được coi là một trong những loài khủng long titanosanos lớn nhất", với khối lượng cơ thể có thể vượt quá hoặc tương đương với loài Patagotitan hoặc Argentinosaurus.
Patagotitans là một trong những động vật trên cạn lớn nhất thế giới mọi thời đại, có trọng lượng tới 77 tấn, trong khi Argentinosaurus có kích thước lên tới 40m, nặng tới 110 tấn, gấp hơn 12 lần một con voi châu Phi 9 tấn.
Các nhà nghiên cứu chưa xác định liệu đây có phải một loài mới, trong khi cũng chưa thể gán nó cho một chi khủng long đã biết.
Hãi hùng 'con thú điên' nguyên vẹn 66 triệu tuổi, sống giữa khủng long Sinh vật thời khủng long mới được phát hiện đã phá vỡ nhiều quy tắc tiến hóa, đến nỗi được các nhà cổ sinh vật học đặt tên là "Adalatherium", theo tiếng Malagasy và Hy Lạp cổ là "con thú điên". Theo Journal of Vertebrate Paleontology, mẫu vật được khai quật là hài cốt 66 triệu năm tuổi của một sinh vật có...