Tìm thấy hàng trăm mảnh xương người trong hang động bí ẩn, tiết lộ manh mối vụ thảm sát hơn 1.000 năm?
Các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện hàng trăm mảnh xương người trong hang Dunmore ở Ireland.
Chuyện gì đã xảy ra?
Theo đó, Dunmore nằm ở hạt Kilkenny và được coi là một trong những hang động tự nhiên lớn nhất của Ireland, chạy dài khoảng 402 m và có độ sâu lên tới 46 m. Hang động này được hình thành qua hàng triệu năm, khi nước sông băng tan chảy, hòa tan đá vôi qua một quá trình hóa học.
Một trong những ghi chép sớm nhất về cuộc thảm sát ở trong hang Dunmore là từ giám mục George Berkeley. Cụ thể, vị giám mục này đã tới hang Dunmore vào đầu những năm 1700. Khi còn là một cậu bé, ông nhớ rằng mình đã được nghe kể về những mảnh xương xếp chồng lên nhau ở trong hang động. Thế nhưng câu chuyện đằng sau những nạn nhân này đã gây tranh cãi trong nhiều năm.
Manh mối về vụ thảm sát gây nhiều tranh cãi?
Theo cuốn “Annals of the Four Masters”, biên niên sử ghi lại lịch sử của Ireland từ thời xa xưa cho đến năm 1616, giải thích rằng, Derc Ferna có thể là tên gọi cũ của hang Dunmore, nơi diễn ra một vụ thảm sát thời Viking vào năm 930. Thủ lĩnh người Viking ở Dublin là Gofraid ua Ímair, đã cướp bóc và phá hủy hang Dearc Fearna, nơi có tới 1.000 người thiệt mạng trong năm đó.
Trên thực tế, các bằng chứng khảo cổ không thể xác nhận một cách chính xác về những sự kiện được miêu tả ở trong biên niên sử. Tuy nhiên, vào năm 1869, một lượng lớn xương người đã được tìm thấy trong một cuộc khai quật. Đến năm 1973, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm hài cốt của 19 người lớn, 25 trẻ em và nhiều đồng tiền bạc có niên đại từ khoảng năm 930.
Hang Dunmore là một địa điểm khảo cổ hấp dẫn, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Ảnh: Ancientorigins
Video đang HOT
Cũng có một số người suy đoán rằng, những hài cốt được tìm thấy trong hang Dunmore có thể là binh lính trong Chiến tranh 11 năm của Ireland (1641 – 1653), hoặc họ là nạn nhân của cuộc nổi dậy ở Ireland vào năm 1798.
Thế nhưng, một nghiên cứu vào năm 2004 – 2005 đã xác định được niên đại của những bộ hài cốt trong hang động này bằng phương pháp carbon phóng xạ. Nghiên cứu đã loại trừ khả năng những hài cốt được tìm thấy tồn tại từ cuộc nổi dậy năm 1798 hoặc Chiến tranh 11 năm. Thay vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều bộ hài cốt trong hang Dunmore có niên đại vào khoảng thế kỷ 10, tức là khớp với lời kể về một vụ thảm sát của người Viking xảy ra vào năm 930.
Theo giả thuyết của nhà khảo cổ học Neil Jackman, những người dân địa phương đã chạy trốn vào trong hang Dunmore sau khi biết tin về người Viking đến xâm lược. Đây cũng có thể là nguyên nhân có nhiều hài cốt của phụ nữ và trẻ em ở trong hang. Để ép người dân ra ngoài, người Viking đã đốt những đống lửa lớn tại cửa hang. Minh chứng là việc tìm thấy một số dấu tích hóa than ở trong hang động. Kết quả của việc này khiến cho nhiều người trú ẩn bên trong bị chết ngạt vì hang đầy khói và cạn oxy.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều nghi vấn xung quanh hang Dunmore. Chẳng hạn, mặc dù Dunmore có liên quan tới người Viking, nhưng vẫn có khả năng các bộ hài cốt ở trong hang động này không phải là bằng chứng về cuộc thảm sát hàng loạt mà chỉ đơn giản là một khu chôn cất của người Viking, tương tự như những nơi chôn cất khác được tìm thấy ở Ireland.
Một nghiên cứu năm 2007 cũng đưa ra kết luận rằng, hang Dunmore là nơi chôn cất hay chính là nơi diễn ra vụ thảm sát từng được ghi lại trong biên niên sử? Hài cốt của những người trong hang động này thuộc về người Viking được chôn trên vùng đất “ngoại giáo” hay thuộc về các nạn nhân vô tội của một vụ thảm sát? Để làm sáng tỏ những câu hỏi quan trọng này, các chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu và khai quật thêm.
Bí ẩn 'hang động cười': Nơi người ngoài hành tinh trú ẩn?
'Hang động cười' này được bao phủ bởi chất nhầy trong suốt rất lạ, được cho là một dạng sống ngoài hành tinh.
" Hang động cười" nằm sâu dưới đáy biển vùng đồng bằng Nullarbor, Tây Úc. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì hang động này có hình miệng cười.
Các nhà khoa học rất bất ngờ khi phát hiện chất nhày kì lạ bảo phủ toàn bộ hang động.
Chúng được xác định là một loại vi khuẩn thuộc nhóm Thaumarchaeota. Tức là loại vi khuẩn sống được là bằng cách oxy hóa các chất trong hang nước mặn. Không những thế chúng còn là loài sống mà không cần đến ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn kháo nhau rằng "hang động cười" là hang của người ngoài hành tinh vì sự sống bí ẩn khó lý giải này.
Chúng ta đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.
Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm nước biển từ 20C nóng tới 130C và còn phóng ra hợp chất lưu huỳnh.
Đây là một hợp chất hóa học rất độc và có mùi thối. Đồng thời chính ở những nơi có mùi thối này đã phát hiện ra một loài động vật bí ẩn sinh sống ở đó mà không cần có ánh sáng Mặt Trời.
Trong thời gian kì diệu dưới đáy biển, bốn bề đều tối đen, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu rọi được xuống, những phế thải của sinh vật trên mặt biển cũng không thể chìm sâu xuống đáy để cung cấp "thức ăn" cho loại động vật "thần bí" duy trì cuộc sống.
Vậy chúng dựa vào đâu để sinh sống? Khả năng duy nhất là: Các loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc làm hợp chất sunfua hiđro, CO2 và O2 biến đổi thay thế nhau, hình thành chuỗi thực vật bậc thấp để duy trì sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.
Bởi vì những loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc này lợi dụng nhiệt độ cao của Trái Đất để tích trữ năng lượng hóa học của hợp chất sunfua hiđro chứ không phải lợi dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
Do vậy, quá trình này gọi là hỗn hợp hóa học, nó hoàn toàn không giống với tính chất của tác dụng quang hợp.
7 bí ẩn lớn nhất mọi thời đại đến nay chưa tìm ra lời giải Trên thế giới luôn tồn tại những điều lý thú, bí ẩn và đáng ngạc nhiên. Có những công trình mà cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được nguồn gốc của nó, theo Brightside. Cổng Mặt trời, Bolivia: Cổng Mặt trời được tìm thấy ở Tiwanaku - một thành phố cổ kính và bí ẩn ở Bolivia....