Tìm thấy dấu vết của bơ sữa trong đĩa gỗ 2.500 năm tuổi dưới đáy hồ
Dấu vết của bơ có niên đại 2.500 năm đã được tìm thấy dưới đáy hồ. Chúng được bảo quản trong một chiếc đĩa gỗ chìm sâu dưới đáy hồ Loch Tay ( Perth và Kinross, Anh).
Chiếc đĩa gỗ…
Video đang HOT
… và dấu vết của bơ sữa
Được xây dựng từ thời xa xưa, các ngôi nhà làm từ đất đá thường chỉ có tuổi thọ khoảng 20 năm. Và khi sụp đổ, chúng trở thành những hòn đảo lưu trữ và bảo tồn cực tốt các hiện vật bởi rất ít ánh sáng, oxy hay vi khuẩn có thể lọt vào.
Ông Rich Hiden, TT Đảo nhân tạo Scottish, cho biết: “Khi họ khai quật, họ đã tìm thấy chiếc đĩa này với một chất màu xám bám chặt ở trong”.
Kết quả phân tích cho thấy đó là chất liệu sữa và các chuyên gia tin rằng đó là bơ sữa của 1 con bò. Chính những lỗ trên đĩa đã giữ lại bơ và lưu lại cho đến ngày nay.
“Con người có lẽ đã ăn bơ sữa sớm hơn chúng ta nghĩ. Ở đầu thời kỳ đồ Sắt, họ đã làm chủ công nghệ luyện quặng thành sắt và vì thế kỹ thuật làm bơ sữa cũng hoàn toàn có thể.
Đĩa bơ này giúp chúng ta biết được sự phát triển về kỹ thuật và công cụ nấu ăn của thời cổ đại”, ông Hiden cho biết.
Phát hiện bơ 2.500 năm tuổi trên đĩa gỗ
Môi trường ít ánh sáng, oxy và vi khuẩn phân giải chất hữu cơ dưới đáy hồ giúp bảo quản chiếc đĩa và vết bơ từ thời Đồ Sắt.
Chiếc đĩa gỗ hình vuông và bơ từ thời Đồ Sắt. Ảnh: Scotsman.
Các nhà khoa học phát hiện mảnh đĩa gỗ hình vuông 2.500 năm tuổi dưới đáy hồ Tay, Scotsman hôm 20/7 đưa tin. Vào thời Đồ Sắt, người xưa từng xây dựng ít nhất 17 căn nhà gỗ tại hồ nước này. Những căn nhà sau đó đổ sụp xuống đáy hồ, chôn vùi theo nhiều vật dụng cổ xưa.
Phát hiện mới cung cấp thêm thông tin về cuộc sống thường nhật của những người sống tại đây hàng nghìn năm trước, theo Rich Hiden, nhà khảo cổ tại Trung tâm nghiên cứu nhà gỗ cổ Scotland. Họ làm nông ở vùng đất xung quanh hồ, trồng đại mạch, lúa mì và chăn nuôi động vật.
Đáy hồ Tay là môi trường lý tưởng để bảo tồn chiếc đĩa cũng như vết bơ, Hiden cho biết. "Các điều kiện kỵ khí với rất ít ánh sáng, oxy hay vi khuẩn phân giải chất hữu cơ tạo nên một môi trường an toàn", ông giải thích.
Nhóm nhà khoa học khai quật được chiếc đĩa còn lành lặn khoảng 3/4 với những vết đục lỗ và một ít chất màu xám. Phân tích cho thấy đây là sản phẩm từ sữa, nhiều khả năng là sữa bò. Các lỗ nhỏ cho thấy người xưa sử dụng chiếc đĩa cho quá trình làm bơ, cụ thể là lúc tách bơ mới hình thành từ sữa lên men. Bơ sau đó có thể được chuyển thành phô mai bằng cách thêm chất làm đặc sữa. Chất này có trong một số thực vật ngoài tự nhiên, bao gồm cây tầm ma.
"Chiếc đĩa này rất giá trị. Thực ra chúng tôi đã đoán trước rằng con người thời kỳ này sử dụng các sản phẩm từ sữa. Đầu thời kỳ Đồ Sắt, họ đã làm chủ kỹ thuật luyện quặng sắt thành công cụ nên việc nắm được kỹ thuật chế biến sữa là điều có thể dự đoán", Hiden chia sẻ. Dù việc người xưa sử dụng sản phẩm từ sữa không gây ngạc nhiên, chiếc đĩa vẫn đóng vai trò quan trọng khi cung cấp thông tin về cuộc sống trong các căn nhà gỗ trên mặt nước, những kỹ năng và công cụ mà họ sở hữu.
Khủng long bạo chúa cũng ăn thịt đồng loại Các nhà khoa học tin rằng các loài khủng long ăn thịt thống trị khắp hành tinh 150 triệu năm trước có thể đã phải viện đến việc ăn thịt đồng loại khi thức ăn khan hiếm. Một nghiên cứu mới cho thấy những sinh vật ăn thịt từ cuối kỷ Jura, chẳng hạn như khủng long bạo chúa Allosaurus, có thể đã...