Tìm thấy ‘chiến thần địa ngục’ thảm sát kẻ thù trong cỗ quan tài hổ phách 99 triệu năm
Trong khối quan tài bằng hổ phách có niên đại 99 triệu năm, một ‘chiến thần’ đang giơ vuốt hòng đoạt mạng kẻ thù.
Một cảnh tượng siêu hiếm hàng chục triệu năm mới có được các nhà khoa học công bố gây sốc vào đầu tháng 8 vừa qua trên tạp chí Current Biology.
Theo các nhà khoa học, kẻ săn mồi hung dữ trong khối hổ phách là một loài kiến thời tiền sử mới được xác định, có tên gọi là Ceratomyrmex ellenbergeri – hay còn được gọi là Kiến chiến thần. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy một con kiến địa ngục đang kiếm ăn. Bữa ăn của nó là một họ hàng đã tuyệt chủng của gián.
Hình ảnh chiến thần kiến đoạt mạng gián trong miếng hổ phách 100 triệu năm.
Kiến địa ngục là loài côn trùng khác thường với nhiều đặc điểm cơ thể không giống bất kỳ loài kiến nào ngày nay. Chúng gần như cũng không thể di chuyển đầu và chỉ có thể bắt con mồi bằng miệng hướng xuống dưới.
Barden – một nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey cho biết kiến địa ngục sử dụng chiếc sừng dài và bộ hàm để ghim chặt con mồi, tiêm độc khiến nó bất động.
Video đang HOT
“Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được phát hiện cách đây khoảng 99 triệu năm thì chúng vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn. Tại sao chúng lại khác hoàn toàn với loài kiến của thời hiện đại. Chúng ta thấy điều này trong hồ sơ hóa thạch, mặc dù chúng ta thường không có bức tranh rõ ràng về con đường tiến hóa dẫn đến chúng”, Barden chia sẻ.
Cách ghim con mồi giúp xác nhận kiến địa ngục di chuyển bộ hàm lên xuống, khác với những loài kiến còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết hành vi săn mồi được lưu giữ như thế này vô cùng hiếm có khó tìm.
(Ảnh: New Jersey Institute of Technology)
Thông thường, quá trình hóa thạch sẽ xóa sổ mọi bằng chứng về hành vi săn mồi khi các cơ quan dịch chuyển và phân hủy.
Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm thấy nhiều loài kiến địa ngục hơn nhằm hiểu rõ tác động từ sự kiện tuyệt chủng tới hình thái của cả họ.
Kiến là một số sinh vật đa dạng nhất trên Trái Đất. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 12.500 loài khác nhau và các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ còn khoảng 10.000 loài khác khác vẫn đang chờ được khám phá.
Trái ngược với những con kiến cổ xưa, kiến hiện đại và hầu hết tất cả các loài kiến ba khoang còn sống khác đều có các răng hàm dưới chỉ di chuyển trên một trục nằm ngang.
Chính xác tại sao kiến địa ngục lại tuyệt chủng sau gần 20 triệu năm tồn tại vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến hành vi săn mồi chuyên biệt của chúng.
Thợ săn kho báu tìm thấy báu vật 3.000 năm tuổi từ thời đồ đồng
Một thợ săn kho báu đã tìm thấy một kho đồ tạo tác thời kỳ đồ đồng có niên đại 3.000 năm ở biên giới Anh - Scotland, bao gồm trang sức bằng vàng và 1 thanh kiếm cổ.
Các nhà khảo cổ tìm thấy một thanh kiếm còn nguyên trong bao với niên đại 3.000 năm. (Nguồn: AP)
Chuyên gia dò tìm kim loại Mariusz Stepien đã "run lên vì hạnh phúc" khi ông tìm thấy một thanh kiếm và bộ dây nịt ngựa hoàn chỉnh tại một cánh đồng hoang gần Peebles, Scotland vào hồi tháng 6 vừa qua.
"Khi đào được kho báu này, tôi đã nghĩ rằng "tôi chưa từng thấy thứ gì như thế trước đây". Tôi cũng cảm nhận được ngay đó là thứ gì đó rất tuyệt. Tôi vừa khám phá ra một phần lớn trong lịch sử Scotland", ông Mariusz chia sẻ.
Ông Stepien cùng những người bạn của mình đã liên hệ với Bộ phận Kho báu Scotland và cắm trại trên cánh đồng trong lúc các nhà khảo cổ khai quật và nghiên cứu các cổ vật trong 22 ngày.
"Mỗi ngày lại có thêm cổ vật mới được khai quật và chúng tôi lại khám phá được điều gì đó mới", ông Stepien nói.
Khi cùng bạn dò tìm kim loại trên một cánh đồng rộng lớn, ông Stepien đã phát hiện các cổ vật này. Chúng được chôn sâu nửa mét dưới lòng đất. (Nguồn: AP)
Sau nhiều tuần khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một thanh kiếm còn nguyên trong bao đựng, bộ dây đai ngựa, móc khóa, vòng khóa và nắp trục bánh xe ngựa.
Ngoài ra, còn có mặt dây chuyền lục lạc dường như để đeo trên dây nịt. Đây là mặt dây chuyền thời kỳ đồ đồng đầu tiên được tìm thấy ở Scotland và là thứ ba ở Anh.
Theo Emily Freeman, Giám đốc Bộ phận Kho báu nhận định đây là "một phát hiện mang tầm quốc gia".
"Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi không chỉ phục hồi các đồ tạo tác bằng đồng mà còn cả vật liệu hữu cơ. Rất ít kho tàng thời kỳ đồ đồng đã được khai quật ở Scotland.", bà Freeman nói.
"Còn rất nhiều công đoạn cần được thực hiện và hoàn thành để đánh giá các đồ tạo tác và hiểu được công dụng của chúng".
Phát hiện hóa thạch niên đại hàng trăm triệu năm ở Trung Quốc Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này. Cận cảnh mẫu vật. (Ảnh: Portal de Noticias) Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước...